Quang K8
Chẳng còn sầm uất như trước, nhưng làng Chuông Thanh Oai vẫn còn duy trì được cái nghề làm nón không biết tự bao đời nay rồi. Vào làng không đúng phiên chợ, xóm ngõ vắng teo, thỉnh thoảng gặp đám trẻ con mặc đồng phục học sinh phóng xe ào ào, cười đùa vui vẻ. Chắc chúng vừa đi học về. hỏi ra mới hay, cái nghề làm nón không đem lại cho người làm nón cuộc sống sung túc được. Vì vậy hầu hết đàn ông và cả những người phụ nữ mạnh khỏe, nhanh nhẹn trong làng đều bỏ ra Hà Nội buôn bán, kiếm việc, kiếm tiền. Họ cứ sáng đi chiều về. Chỉ có ông bà già, trẻ nhỏ và các cô bụng mang dạ chửa, những người không thạo buôn thạo bán ở lại làng làm nón phụ thêm thu nhập của gia đình.
Âu cũng là một nỗi buồn cho cái hình ảnh toàn cục của nền kinh tế Việt Nam. Một nền kinh tế muốn kế hoạch hóa mà mãi vẫn lộn xộn vô hướng.
|
Mỗi gia đình thường chỉ có một hai hoặc 3 người làm nón |
Tuy nhiên khi tiếp xúc với người làm nón các bạn vẫn sẽ tìm thấy những nét xưa của "đất nề quê thói". Cái hiền lành, thật thà chất phác không chỉ phần nào giúp bạn vơi đi nỗi buồn mà còn đem lại niềm vui tình người, tình đời từ nơi những bàn tay mộc mạc kiếm sống bằng chính sức lao động của mình. Chúng ta vẫn có quyền hy vọng "Ngày xưa" sẽ trở lại
|
Sản phẩm nón làng Chuông Thanh Oai |
|
Người già, trẻ nhỏ tham gia làm nón |
|
Tuổi già với nghề nón ở Thanh Oai |
|
Cặm cui, vất vả với nghề |
|
Ngoài giờ học, trẻ nhỏ cũng làm nón giúp mẹ |
|
Mẹ và con làm nón |
|
Giây phút lên tiên của người làm nón |
Lọ mọ gớm PV ơi ,Làng Cuông -thanh Oai có mấy đồng đội của Thọ năm 72 đấy .Đã vào thanh Oai nhiều lần ,đã được tặng nón làng Chuông vậy mà vấn chưa đến thăm làng Chuông ,Lỗi quá lỗi quá mấy hôm nữa có việc vào thanh Oai phải đến làng Chuông sửa sai thôi
Trả lờiXóa