V. Sinh.
Cuộc đời mình cũng được đi đến nhiều nơi,
xa nhất là Vũng Tàu, Điện Biên Phủ, Móng Cái. Đẹp nhất Động Thiên Đường, rộng lớn
bao la hùng vĩ là vịnh Hạ Long. Chùa Hương, Yên Tử, Bích Động, Tam Động… Nhưng ấn
tượng, kỉ niệm đẹp nhất là được THĂM BẢO HỘ LAO ĐỘNG.
Phong cảnh hồ Công Viên Thống NHất, xa xa là trường ĐH Bách Khoa |
Năm thứ tư, ở tuổi 21, 22, cái tuổi có nhiều ước
mơ hoài bão của những sinh viên tương lai ngày đất nước mới được thống nhất. Năm
1976, hình như vào khoảng tháng mười thì phải, cả khóa K8 đi thăm quan bảo hộ
lao động ở phố Yết Kiêu. Phố Yết Kiêu nằm giữa trung tâm thủ đô, ôi thích quá vui quá, ngày mai được về Thủ Đô.
Niềm vui niềm háo hức cứ chạy trong người như muốn được về Thủ Đô ngay.
Anh chị ơi, em có quà cho anh chị đây: Củ sắn,
chè Thái. Chú làm gì có tiền mua cho anh chị. Cả khu tầng 2 số 73 Hàng Gà tối đó
thơm nức hương sắn luộc. Mới hôm 13.01.2014, ngoài 85 tuổi chị còn nhắc lại, những
ngày như vậy đẹp mơ mộng thật.
Sáng mai em được đi thăm Bảo Hộ Lao Động ở phố
Yết Kiêu, chú lấy xe đạp của anh chị đi, thôi em nhảy tàu điện, thế thì chú đi
tàu điện qua ga Hàng Cỏ rồi đi bộ sang.
Mình đi cả đến đại học kinh tế kế hoạch thăm
bạn Lô, dạo bước trên công viên Thống Nhất, được đi xem phim ở rạp tháng Tám….
Những kỉ niệm trong sáng, đẹp lãng mạn ngày
thăm Bảo Hộ Lao Động Việt Nam luôn in đậm
trong trái tim mình. Đã 38 năm mỗi khi về Thủ Đô, đi qua phố Yết Kiêu trong lòng
mình luôn luôn tự hào và kiêu hãnh !
Viện Bảo Hộ Lao Động Việt Nam nằm trên con phố nhỏ Yết Kiêu Hà Nội. Ở đấy ngày trước còn có NOVOXTI cơ quan báo chí của Nga, đối diện với nó là nhà bạn Thu "con gái".
Trả lờiXóaVào cùng K8 nhưng sau đi bộ đội, rồi trở về học K9. Thu người Hà Nội, trắng trẻo, hiền lành, nhu mì nên gọi là "con gái". Bố thu làm thợ may tại nhà. Hồi đó, ai đi qua Yết Kiêu cũng có thể nhìn thấy ngay đầu con ngõ nhỏ có một người đàn ông trung niên ngồi bên máy may, đó là bố của Thu. Mình đã về chơi nhà Thu rồi.
Từ ngày ra trường đến nay, nhiều lần hội trường, nhiều lần bạn bè gặp gỡ, đều không thấy Thu đến dự. Hôm rôi, K8 Cơ Điện Hà Nội gặp mặt tất niên. mình có hỏi Viết An về Thu, An bảo Thu mất rồi. Mình vẫn không tin. Bạn bè ơi, ai biết về Thu xin lên tiếng nhé. Nếu Thu còn, lần gặp tới cố kéo Thu đến với bạn bè. Thu, một con người hiền lành, tình nghĩa lắm.
Nhớ là bên Mb có anh Thu già, bên lớp A có Thu trán nở, mặt hiền tươi lắm mà!
Trả lờiXóaViện Bhlđ này có thời gian Nhĩ lớp B chuyển về đó - hồi Tiến sĩ Hoài làm Viện trưởng - từ đó rồi hữu Nhĩ mới đi Lao động hợp tác bên Nga....mà. Tớ chỉ nhớ cái nhà của Viện nhìn từ ngoài vào to và thời đó vậy là đẹp lắm!
Trả lờiXóaNhờ bài này của Sinh đã gợi nhớ mình một kỷ niệm đẹp của thời sinh viên K8 : Thăm viện bảo hộ lao động Viêt Nam. Giờ mình vẫn hình dung được hình ảnh của ngày hôm đó...Cám ơn V Sinh . Ngay sau tốt nghiệp nhận công tác ở DPTW2 mình có dịp làm việc ở phòng thông gió -viện BHLĐ và đã gặp anh Quân (lớp trưởng K8A).Không biết bây giờ A.Quân thế nào .Ai biết xin cung cấp thông tin với.
Trả lờiXóaKính chào anh Cường ( k4-8 ) , đúng rồi ở lớp k8a có anh Quân, có lẽ BT Quang sẽ biết !
Trả lờiXóaAnh Cường ơi, xin chúc mừng anh đã góp vui với mấy thằng em rồi. Về anh Quân K8, đoạn trước em không rõ lắm, và cả sau này em cũng không biết, chắc Phạm Minh Đạo Nam Định biết rõ hơn. Còn em chỉ biết vào giai đoạn kinh tế khó khăn (những năm cuối 80), anh Quân chuyển về huyện Hải Hậu Nam Định, quê anh và anh công tác tại Phòng công nghiệp huyện. Chúc anh Cường mạnh khỏe, vào Blog viết khỏe hơn nữa nhé!
Trả lờiXóaMình về Viện BHLĐ công tác từ 1980, làm ở phòng Thông gió,lúc đó đã ko thấy anh Quân rồi. Lúc đó chỉ có Thầy Uần công nghệ thôi. Thầy Long lúc đó đi Đức làm PTS, sau mới về Viện. Về sau có Hà Bình Minh k9 về, năm 91 lại "hy sinh" ở Sầm Sơn.
Trả lờiXóaBây giờ Viện đã khang trang hơn trước rất nhiều, mặt tiền quay ra phố Trần Quốc Toản, đối diện với Cung VHHN. Ngôi nhà xưa của Viện quay ra phố Yết kiêu, giờ là Trung tâm hội nghị của TLĐ.