Hữu Tiến.
Hôm trước tôi có hứa là
sẽ trả lời câu hỏi của các bạn. Đây là tâm sự đôi điều về các sự kiện mà chúng
ta cùng quan tâm
1. CÁC THẾ HỆ SAU đều
là con cháu ,chút chít chúng ta ,ta nên gọi như thế nào:
Gọi là : Các
thế hệ đàn em là hợp lý thôi . Môi trường học tập hoặc giáo dục từ ngàn đời xưa
đến nay đều như vậy. Lớp người đi trước là huynh (anh) lớp sau là đệ.(em). Học
sinh có thể bằng tuổi bố thầy giáo nhưng vẫn là trò. Đây là cái nếp con người
tôn trọng lẫn nhau trong xã hội văn hóa cả các thời đại :PK, TBCN , Dân chủ
,XHCN. Không nên nói tôi K12 ,14 đang dạy học ở trường vói các giáo viên trẻ
K40,K45 là tôi đáng tuổi bố các anh, không được gọi tôi là anh . Mà mối quan hệ
phải là anh em tôn trọng lẫn nhau. Tôi K1, K2 là cụ, là ông các anh. Mối quan
hệ này ở ngoài đường, ở nhà thì hợp lý hơn.Các năm trước đều có các cụ 60-70
tuổi đi thi Đại học. Năm nay hôm trước VTV phát hình 1 gia đình ở Hooc môn TP
HCM có bố 52 tuổi và 2 con trai nộp đơn thi vào 3 trường ĐH khác nhau. Bố thi
vào ĐH Y TP để có 1 nghề chứ không phải làm phong trào khuyến học.Những
người này vào học sẽ là các bạn đồng hành với lớp con cháu mình thì sao.Trong
quân đội tất cả tướng lĩnh, chiến sĩ đều là đồng đội, đồng chí , là anh em. Không
thể có tình trạng 1 tướng lĩnh 60-70 tuổi đứng trước hàng quân gọi chiến sĩ
binh nhì 18 tuổi : Cháu Nam bước lên khỏi hàng quân để nhận nhiệm vụ .Mà
nói Đ/c Nam bước lên nhận nhiệm vụ.
2 QUÀ TẶNG VÀ ĐỀ
TẶNG
Trên Blog K10 đang xôn
xao . Đây là quan điểm của tôi:
Tôi đã nói rồi: Các bác
cứ tham khảo các nhà văn , nhà triết học làm gì. Lắm thầy nhiều ma càng thêm
rắc rối. Họ nói các THẾ HỆ CSV VÀ GIÁO VIÊN chẳng qua chỉ giải nghĩa cho từ CÁC
THẾ HỆ ĐI TRƯỚC mà còn chưa đủ hết ý. Còn các người khác: CBCNV, Bạn bè thì
sao. Như vậy cũng phải cho nốt vào chứ. Quà tặng thì phải có đối tượng nhận.
Không thẻ cộc lốc được. So sánh với tháp Effen, tháp bút Hồ gươm , các tượng
đài khác là hoàn toàn sai lầm. Đây là các công trình tác giả là cá nhân, tập
thể ăn lương ,bổng lộc nhà nước( cả thời phong kiến) hoặc bán thiết kế cho nhà
nước. Còn tiền đầu tư là của nhà nước, xây dựng ra để phục vụ cho nhà nước thì
làm gì có ai tặng ai.HỌ chẳng hiểu gì hết mà cứ coi ta biết nhiều. Các công
trình Nhà nước tặng cá nhân, tập thể đều có ghi đấy:” CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN
TỈNH( THÀNH PHỐ) ….. KÍNH TẶNG BÀ MẸ VNAH….” hoặc: CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN TỈNH
A TẶNG ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ B.
Còn nói , viết ngắn quá
thì có thể mỗi người hiểu 1 ý. Ví dụ tầu thủy Thảo Vân ở Đà nẵng bị lật ,ông phó
BCH biên phòng Đà nẵng đã nói tháng 7/ 2015 trước HĐND TP ĐN rằng: Các anh làm
ăn NHƯ CÁI LỜ cứ đợi cá vào là ăn , 25 tàu cá hoán cải lật thì ai
chịu trách nhiệm. Đến bây giờ mọi người hiểu cái lờ là cái L.
3 CÁC THẾ HỆ CƠ
ĐIỆN . CÁC HỘI CƠ ĐIỆN.
- Trường ĐHCĐ có từ
năm 1965( tôi không dùng từ thành lập để tránh nhiễu) .
-Trường ĐHKT CNVB
1976- 1982
- Trường ĐHCNTN
1982 -1994
-TRường ĐHKTCN
1994 đến nay
Chuẩn là K8 vào trường
năm 1972 trường mang tên ĐHCĐ . Sau đó K12 vào trường cuối năm 1976 thì phải là
ĐHKT CNVB . Cứ cho là chưa kịp thay đổi con dấu đi thì K13 bắt buộc giấy gọi
vào trường phải là ĐHKT CNVB. Vậy từ K13 trở đi là thế hệ CÔNG
NGHIỆP.
Hai thời kì đầu của trường là đến cuối năm 1982 trường đào
tạo được 3214 kỹ sư (2828 chính quy, 334 chuyên tu, 52 tại chức). Như
vậy ta cứ coi tất cả là thế hệ Cơ Điện đi. Năm 2015 trường có trên 11000
SV học hệ 4- 4,5 năm , trung bình mỗi năm có 2445 SV vào và ra trường. Hai năm
: 4890 KS > 3214 KS (Thế hệ Cơ Điện+ ĐHKT CNVB). Tính ra đã có trên 35 năm
thế hệ Công nghiệp ra đời gấp 17 lần số lượng Cơ Điện. Như vậy số lượng CĐ rất
ít so với CN.
Khi ra trường các thế hệ
CN rất nhiều, mọi người tham gia vào HỘI CƠ ĐIỆN các tỉnh . Chiếm 10 đến
15 lần thế hệ CĐ, nhưng vẫn nhớ đến khóa của mình và có các hội khóa và sẽ là
các hội ví dụ từ Khóa 15 trở đi sẽ là ĐHCN chứ không phải là ĐHCĐ
vì họ không phải là CĐ. Hiện nay Hội CĐ vẫn tồn tại và phát triển.
Nhưng đến 1 thời gian nữa các thế hệ từ K12 trở về trước sẽ già nua
,không còn. Các cán bộ hội CĐ nhiều thời thay thế bằng các lớp CN . Họ sẽ thấy
hội CĐ là bất hợp lý mà phải thay bằng HỘI ĐH KTCN do đó bắt buộc phải đổi tên
mới. Đây là quy luật tất yếu của Xã hội. Trả lời câu hỏi của các bạn Hội
CĐ sau này sẽ không còn tồn tại.
Cuối cùng tôi vẫn muốn ghi vào 1 bảng: ( bỏ không ghi thời gian
khởi công , khánh thành)
THÁP BÚT CƠ ĐIỆN
QUÀ CỦA CÁC THẾ HỆ ĐI TRƯỚC
TẶNG NHÀ TRƯỜNG VÀ CÁC THẾ HỆ ĐÀN EM
NĂM 2016
Bài đã xong nhờ Quang sửa và xuất bản hộ. Ở đây thì chữ to sang Blog thì chữ bé quá. Cám ơn.
Theo tôi đề tặng cho đủ nghĩa ,rõ nghĩa. Nếu cố rút ngắn không đủ nghĩa,đủ chữ. Ai muốn hiểu thế nào cũng được. Sau này người đọc, người xem lại nói là quà của người có văn hóa viết theo kiểu tặng của kẻ vô văn hóa
Trả lờiXóaMẫu chữ: Tháp bút Cơ điện - chữ lớn
Quà ... .. đàn em - chữ nhỏ hơn
Năm 2016 - một loại chữ khác
Tớ thấy chỉ nên viết : "THÁP BÚT CƠ ĐIỆN
Trả lờiXóaXây dựng tháng 5-6 năm 2016
Các thế hệ đi trước Kính tặng !"
Thế là xong và đủ cả. Hôm trước tôi đề nghị viết là kính tặng nhà trường nhưng sau đó nghĩ đây là công trình cố định ngay giữa san truong thì cần gì phải viết rõ thêm nữa ai chẳng hiểu là tặng cho Trường.Ta tặng Trường là tặng cho mọi thế hệ trước -sau ! Này nhe:
- Đối vói những người đi trước (trong đó có chúng ta) thì đó là quà vật kỷ niệm về quá khứ..
- Đối với hậu thế- những người mãi kế phát truyền thống nhà trường- thì khỏi nói cũng đã rõ họ là đối tượng chính nhận món quà biểu tượng văn hóa- khoa học đầy tính nhân văn này rồi!
Vì vậy tôi đề nghị không cần viết thêm cụm từ "...nhà trường và các thế hệ đàn em " vào cuối nữa !