ThọK8MA Mời mọi người hãy tham gia bàn luận về nội dung này (một ví dụ nào đó mà bạn đã trải qua):
DƯỚI MÁI NHÀ CHUNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN NAY LÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, CHÚNG TA ĐÃ LỚN LÊN, ĐÃ THÀNH NGƯỜI. CÁC CỰU SINH VIÊN CƠ ĐIỆN MỌI THẾ HỆ HÃY PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG KEO SƠN BẠN BÈ, CÙNG NHAU ĐI LÊN VỮNG VÀNG TRONG CUỘC SỐNG
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài này quả thật rất khó còm vì ở lứa tuổi 60 mà còm thì dễ vào chính trị . Cái mà blog không cho phép Thọ ạ.
Trả lờiXóaChào Thọ
Trả lờiXóaĐây là một tham luận hay . Các cụ dạy rồi " Khôn 3 năm dại 1 giờ " . Có người đăng 1 bài thơ cả đời treo bút . Thủa nhỏ mình cắn 1 miếng mỡ mà sợ tới tận giờ không bao giờ dám ăn mỡ cả . Có người yêu 1 lần bị ...đá mà hận tới tận già .Tuvida ơi mình có bình luận chính trị đâu mà sợ .Hãy vững tin vào lời dạy của Bác Hồ " Hết mưa là nắng hửng lên thôi " . Mình ở Liên xô những năm 80 Thành trì của CNXH và rồi những năm 90 thế kỷ trước mình chứng kiến sự sụp đổ của nó , chắc những người Nga và Ucraina hiểu rõ nhất " Nỗi đau này không của riêng ai ( Tố Hữu)Khi nào rảnh mình sẽ tham gia bình luận về vấn đề này
Tớ thật đơn giản khi nghĩ mọi người sẽ tham gia nhưng ngẫm kỹ nếu phạm trù lớn là chạm tới chính trị, còn nhỏ hơn là của cá nhân. Đã là cá nhân ít người nêu ra. Tớ nghĩ mất lòng tin như bị vết dao đâm sâu. Có vết thời gian sẽ làm nguôi ngoai đi nhưng vẫn để lại vết sẹo. Có vết dù có cố mấy cũng khó lành được, cứ lẩn quất đâu đó ám ảnh suốt cuộc đời.
Trả lờiXóaMình đồng ý với Thọ, Lòng tin, đây là một phạm trù rộng lớn. Đối với cả một dân tộc, nó bị chụp cho cái mũ "chính trị" đối với một tôn giáo nó được gọi là tín ngưỡng. Còn với từng cá nhân hay nhóm cá nhân nó được gọi "tình cảm" Dù ở cấp độ nào thì "LÒNG TIN" vẫn thuộc phạm trù khách quan, nghĩa là sự tồn tại độ sâu nặng của "Lòng tin" hoàn toàn phụ thuộc vào các quan hệ ứng sử tự nhiên giữa các đối tác mà có.
Trả lờiXóaCó thể ở Việt Nam người ta đã đẩy cái Lòng tin mang màu sắc "Chính trị" lên quá cao và người ta thay nó bằng mỹ từ "Trung thành". Thật buồn khi từng người một, khi nhiều nhóm người hay nói cách khác đa số người đang nghi ngờ cái độ chân thật của lòng "trung thành" đó thì rất nhiều biện pháp được sử dụng để duy trì và thậm trí để tạo cảm giác rằng nó vẫn đang có độ chân thật rất cao
Còn tôi thì cho rằng rất logic, rất triết học, giống như một ngôi nhà được xây lên bằng từng viên gạch, từng khối bê tông nhỏ, từng thanh thép... Lòng "Trung thành" trong xã hội cũng chỉ được thiết lập từ những "tình bạn" giữa mỗi người, trong mỗi nhóm người mà ta quen gọi là bạn bè. Còn mọi sự ép buộc hay giả tạo đều không bền vững. Bạn sẽ thấy rất buồn cười nếu có một cô gái cầm con dao gí vào cổ mình rồi nhẹ nhàng hỏi , này anh yêu, anh yêu em đi!
Đề tài về lòng tin này có gì đâu mà sợ Chính trị chính em bởi lòng tin đâu của riêng ai.Mà cũng chẳng có ai cho không lòng tin cả nên nó có giá trị của nó thôi chứ không đến mức đắt nhất đâu .Dĩ nhiên nó cũng là thứ dễ mất nhất khi có ai đó định lợi dụng nó để trục lợi.
Trả lờiXóaBút k9- Đồ Sơn tin tưởng chiến hữu, tin tưởng bạn . Mất hết mà vẫn phải bị ngồi suy ngẫm 2 năm !
Trả lờiXóa... Đau nhất nhiều người tin con, còn mất luôn cả con !
Trả lờiXóaĐạo Hồi có lòng tin rất lớn nhưng không có thánh đường nào hơn lòng tin của môn Túc cấu Hàng vạn con người hồi hộp theo dõi thậm chí đến vỡ cả tim vì những pha bóng gay cấn . Trần siêu kinh điển Bác xa và Rean Manđrit vừa qua thử hỏi có bao nhiêu người theo dõi có lẽ cỡ hàng tỷ người .Đấy chính là lòng tin ,còn được và mất thì với " 60 năm cuộc đời " chúng ta còn gì để mất đâu V.Sinh ơi " Giang hồ hiểm ác không bằng các bác xung quanh "trường hợp như Bút K9 mình đã bị rồi chính bạn học k8 đã làm cho mình bị thương mà vết thương không bao giờ thành sẹo cả . Hãy đừng sợ kẻ thù vì sớm muộn nó cũng giết anh , hãy sợ những kẻ lãnh đạn không nói gì nhưng chính thế anh mới bị ...
XóaTheo em, entry của chị Thọ hiển nhiên là đúng, hay nhưng cũng xưa như...trái đất ạ. Các cụ đã chẳng nói "một sự bất tín, vạn sự không tin" là gì. Phương Tây cũng có câu "Mất tiền bạc là không mất gì cả...., mất lòng tin là mất tất cả". Lòng tin cần có trong mọi quan hệ giữa người với người, vợ chồng, cha con, bạn hữu. Lòng tin của số đông và có cơ sở để tồn tại lâu dài thì gọi là đức tin, niềm tin. Chẳng cứ đạo Hồi như bác Nhĩ nói, mọi tôn giao đều được xây dựng và tồn tại bằng lòng tin, đức tin. Cái mà các bác ngại va chạm và gọi nó là chuyện "chính trị" theo em về bản chất thì các học thuyết, chủ nghĩa....cũng cần được xây dựng trên những đức tin y như tôn giáo vậy. Khi nó còn ở thì tương lai thì nó sẽ dựa vào niềm tin và hy vọng; khi nó đã có những trải nghiệm thực tiễn, nó bắt buộc phải được xem xét kiểm nghiệm (một thời gọi là chủ nghĩa xét lại đó ạ) xem có xứng với niềm tin yêu, kỳ vọng không và tất nhiên nó sẽ sụp đổ nếu đánh mất lòng tin. ĐCS và CNXH ở Liên Xô cũ và Đông Âu là một ví dụ. Thế hệ các bác và chúng em, ai chẳng được dạy rằng Liên Xô đã hoàn thành giai đoạn xây dựng CNXH và bắt đầu xây dựng CNCS tức CNXH bậc cao, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Bây giờ không còn nữa, có thể có không ít người lý giải bằng cách đổ tôi cho Gorbatrov hay đế quốc Mỹ đã diễn biến hòa bình và vẫn giữ niềm tin vào CNCS khoa học, hẳn họ là những người có niềm tin rất lớn. Khi mà LX sắp xây dựng được CNCS thì Việt nam đang trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH, bây giờ không còn LX, chúng ta sẽ xây dựng CNXH theo mô hình nào? Trung Quốc, Cu Ba, Bắc Hàn hay CNXH mang màu sắc VN? Ông Nguyễn Phú Trọng cũng từng nói đại ý không biết đến bao giờ mới xây dựng thành công CNXH, vậy chúng ta đang ở thời kỳ nào hay vẫn quá độ? Đường còn xa quá, giữ lòng tin bằng cách nào đây, khó lắm thay. (nếu thấy phạm húy, BBT cứ cắt còm thẳng tay ạ)
Trả lờiXóaLÒNG TIN
Trả lờiXóaTheo quan điểm của Hùng bò, chúng ta nên phân định rõ ràng.
Có những chủ đề LÒNG TIN đó là vĩnh cửu: là tình yêu, tình vợ chồng ..., chỉ một lần mất tin là mất tất cả.
Có những chủ đề, lòng tin chỉ có giới hạn trong một phạm trù không gian và thời gian hữu hạn, ví dụ về chính trị chỉ trong một giai đoạn nhất định, không thể đi theo một đời người được. Hôm nay ta tin Liên xô, Ngày mai ta tin Trung Quốc, ngày kia ta tin Mỹ..., cũng là chuyện bình thường, nó phụ thuộc vào đường lối của cả bạn và cả ta, kể cả phụ thuộc vào nhận thức của ta khi ta đặt lòng tin vào Nga, Trung hay Mỹ nữa.
Bạn thay đổi, ta cũng phải thay đổi theo, không thể ta cứ phải tin vào cái ngày xưa của bạn khi bạn không còn là ngày xưa nữa.
Ví dụ: Ngày xưa tôi còn trẻ dại, tôi tin vào bạn, tôi dựa vào bạn vì tôi thấy bạn giỏi hơn hẳn tôi, nhưng lớn lên tôi mới hiểu cái bạn hơn tôi đấy là do bạn ma lanh hơn, bạn lẻo mép hơn nên tôi không tin bạn nữa, không dựa dẫm vào bạn nữa..., nhưng LÒNG TIN của tôi vào bạn vẫn còn, vì bạn ma lanh, bạn lẻo mép nhưng bạn không phải là người xấu v.v...
Trong kinh doanh cũng vậy tôi tin tưởng anh và nghe theo anh, anh lừa tôi, tôi bị thiệt hại, tôi không tin anh nữa..., nhưng lần sau, tôi vẫn có thể hợp tác với anh, nhưng tôi sẽ thận trọng hơn nhiều, cân nhắc kỹ càng hơn khi quyết định một việc gì trong hợp tác với anh, chứ không tin anh một cách mù quáng như lần trước nữa..., như vậy tôi vẫn làm được việc của tôi .
Vì vậy, không phải cứ mất lòng tin là mất hết, mà hãy chú ý phạm trù của nó
Em tin là cấp trên em sáng suốt và phe em mạnh nên em mới ra lệnh chặt cây, lấp sông đấy!
Trả lờiXóaĐa số ý kiến là về các "người ta " cả .Vậy còn chính ta thì sao nhỉ.? ta có đánh mất mình không ? nếu không mất mình thì niềm tin mãi mãi còn trong Ta
Trả lờiXóaTôi thấy ý kiến của Mr Hùng là đúng, "Niềm tin là tương đối". đừng đổ lỗi cho lịch sử nữa, hay tìm Lãnh tụ mơi thôi.
Trả lờiXóaHôm nay mồng một tháng tư, đúng 3 tháng trước tức là vào ngày một tháng một mình nghe thấy mấy ông bạn trên trung ương nói là kỳ đại hội tới người ta sẽ bỏ phiếu cho mình để làm "Lãnh tụ mới" đấy Hòa ơi. Cơ may ngàn năm, à quên trăm năm có một hề hề...
Trả lờiXóaRất vui được đọc comment của các bạn.
Trả lờiXóaT.V : Bạn thấy quá nhiều nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ để đất nước không thể phát triển nhanh được. Nói đến lòng tin là nghĩ ngay đến phạm trù chính trị. Nguyễn Hữu Nhĩ : Nhạy cảm và nhìn đâu cũng thấy vấn đề, có thời gian sẽ có một bài viết dài mọi người mong đợi. P.Quang: Lòng trung thành với một số người này là biểu hiện của sự rập khuôn máy móc, ít suy nghĩ, nhưng với những người khác lại xuất phát từ đức tin .
Anh D.Thọ: Anh là người bộc trực, đơn giản mọi vấn đề. Lòng tin ở đây đề cập đến đối tượng không phải là mình. Chúc anh và các CCB có chuyến đi may mắn đến Tây Nguyên.
V.Sinh: Bạn là người cụ thể nghĩ ngay đến bạn của mình. Trường hợp của Bút không hẳn là tin tưởng tuyệt đối vào bạn. Nghĩ một chút sẽ thấy là rất khó nhất là đối với người dân ở đó (Quê nội ngoại của tớ ở Đồ Sơn )
Korolbo: Bạn có cách suy nghĩ và lập luận chặt chẽ khi bàn về một vấn đề.
Hùng Bò: Năng động, chủ động không dễ bị áp chế. Một kinh nghiệm trong hợp tác kinh doanh cần được đưa vào giáo trình.
P.Hòa : Thay lãnh tụ? Nhưng là ai lại là một vấn đề. Có được số đông đồng lòng ủng hộ không phải là dễ. Để tồn tại và loại bỏ sự trì trệ kia cần có bản lính vững vàng và thủ đoạn chính trị siêu.
Cám ơn những người bạn đã bình luận, đã đọc!
Lòng tin bao giờ cũng đáng quí trọng, nhưng gì đi nữa thì Lòng Tin cũng chỉ là Tương Đối- Chính trị cũng vậy thôi- câu " tuyệt đối này, tuyệt đối kia..." dẫu sao cũng là khẩu hiệu để thu phục quần dân ! Dù có nói ra hay không thì mỗi chúng ta đây cũng thừa biết đó chỉ là tương đối. Tin bạn, tin tổ chức , tin vào đối tác...tin vào vợ vào con đều phải có quá trình...và không có ít nhiều lòng tin ấy thì sống- làm việc sao được ..Nhưng cụ "Triết " bảo rùi : Chỉ có vận động và sự tương đối mới là tuyệt đối cơ mà- nghe sách vở quá dưng gẫm ra đúng vậy. Ngay cái thân ta hôm nay đây mà bắt chính ta và mọi người cứ tin kiểu thành đức tin mãi sao được..Có phải lúc nào hay cả đời ta đúng, ta hay không có sai lầm đâu- trong đó có cả việc chủ quan, đặt nhầm lòng tin ! Lãnh tụ cũng vậy thôi: Không phải cứ tài giỏi tâm huyết rồi đúng mãi . Rất cần sự bứt phá mạnh dạn ròi bỏ cổ hủ, liên tục đặt lòng tin vào sự vận động đổi mới ! Tớ nghĩ vậy và cảm ơn Thọ cùng ý kiến từ nhiều phía của anh em mình !
Trả lờiXóa