Có một bài hát, tháng ba mùa con ong đi lấy mật, mùa em đi lên rẫy làm nương ... Lại mong đến ngày các CCB Cơ Điện hành quân về nguồn tìm lại chiến trường xưa, mặc dù ngày xuất phát đã hết tháng ba rồi...
Cũng là trong tháng ba, ở Tây Nguyên, còn có một nét độc đáo nữa, đó là mùa hoa pơ lang. Tháng ba, hoa pơ lang nở đỏ rực cả núi rừng. Đỏ như nỗi nhớ về những anh bộ đội Cụ Hồ đã nằm xuống trên núi rừng Tây Nguyên vì nhân dân vì cha, vì mẹ và vì tương lai của các thế hệ sau. Lại nhớ đến bài hát Màu Hoa Đỏ rồi, Có người lính mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo, có người lính, mùa xuân ấy ra đi từ đó không về...
Những cánh hoa pơ lang đỏ thắm như màu máu con tim, đỏ rực rỡ như tình yêu người lính. Những mối tình sâu nặng day dứt mãi không thôi của lính trên cái mảnh đất Tây Nguyên khô cằn đầy bom đạn và chết tróc. Đến đây lại nhớ đến một bài viết của anh Nguyễn Trọng Luân. Một bài viết về người bạn lính không may bị tâm thần phải vô bệnh viện dã chiến. Tháng ba này hoa gạo đỏ ối, rụng đầy đất rừng. Người lính tâm thần đã nhặt từng cánh hoa, lau sạch từng cánh hoa, nâng niu từng cánh hoa để xếp thành hình trái tim, để giấu kín và cũng là để thổ lộ mối tình sâu nặng nhưng da diết...
Ôi tháng ba, mùa của màu đỏ hoa pơ lang...
Hà Nội cũng có tháng ba của những cánh hoa pơ nang đỏ rực. Nhưng người Hà Nội thì gọi là hoa gạo, có nơi còn gọi là hoa mộc miên. Đẹp lắm, nhớ lắm...
Tháng ba mùa hoa pơ lang, đỏ rực |
Bông hoa gạo đỏ rực trên nền trời, biểu tượng cho tình yêu người lính... |
Hoa gạo Hà Nội, hoa gạo quê tôi |
Cánh hoa đỏ như gọi mời, như lưu luyến chia tay... |
Đọc bài này của Quang mình liền mang bản nhạc Marriaged D' Amour và Toocata ra nghe.
Trả lờiXóaNhẹ nhàng lâng lâng và có chút xôn xao tâm hồn.
Hình đẹp ạ
Trả lờiXóaKHẢ NĂNG XẤU .
Trả lờiXóahôm qua a Quỳ có gọi điện cho tôi cho biết a Ngôn -Tư lênh hành quân -linh hồn cuộc đi Tây Nguyên có khả năng không đủ thời gian để tham gia - tổ chức chính cho chuyến đi.Hiện a ngôn đang vướng vào việc Đại hội Đảng cấp chi bộ rồi đảng bộ phường .Đồng thời còn được dự kiến vào Đảng ủy Phường và dự tiếp các Đại hôi Đảng cấp cao hơn .Vì vậy a ngôn không có thời ian chính xác để tham gia tổ chức cuộc thăm chiến trường tây nguyên được .
vì vậy ngày 28-3 tới trong cuộc gặp HAT CLUB tới sẽ bàn thảo ropongj rại với những người muốn đi và quyết tâm đi thì sẽ quyết định chính thức .
Rất mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người.
Mõ blog nên chuyển cái còm của bác này sang bài của nó: Thông báo...chính thức. Nhắc nhở bác ấy còm bừa vào bài như vậy làm ảnh hưởng bài viết người ta.
XóaThằng Hùng bò không đủ tuổi đi lính đánh Mỹ để vào Tây Nguyên trong thời chiến, nhưng thời bình cũng đã có vào thăm Táy Nguyên đôi lần, đã thấy cái vẻ đẹp hùng vĩ của Tây Nguyên anh hùng, cái mái cao chót vót của nhà rông, thấy đàn voi rừng, khi đi thăm mắy nhà máy thuỷ điện, qua những cánh rừng Tây nguyên còn đấy bí ẩn, nhớ đến cánh hoa Pơ lang, nhớ bóng cây Kơ nia, vào làng của Ama Kông để mua mấy gói ama Kông về cho tổ bún ngâm rượu (vậy mà bún vẫn hoàn bún - phí cả ama Kông).
Trả lờiXóaThấy nhiều thứ lạ, nhưng tìm mỏi mắt chẳng thấy mấy cô gái Tây Nguyên cởi trần, đóng khố đi làm nương. Nghe lời mấy ông anh K6 đi bộ đội về học K10, chuẩn bị sẵn dăm cái xi lip, xu chiêng của chị em để đổi gà và thú rừng để nhậu chơi, vậy mà chẳng có cô nào chịu đổi cả..., hay mấy ông anh tà lưa bọn trẻ học sinh phổ thông nhỉ?
(ghi chú: còm này Hùng bò đã đưa từ hôm trước, nhưng chẳng hiểu sao, khi nhấn xuất bản, nó lại bắt đi chọn bánh ngọt, rồi nó bay mất tiêu, may quá hôm nay nó lại chấp nhận ngay)
Cảm ơn Hùng đã bộc bạch tâm sự, đặc biệt là đã không ngần ngại nói thẳng cả những "đam mê" của "cái tuổi đến sau" mặc dù bị mấy ông anh K6 tà lưa.
Trả lờiXóaNhững điều mà mấy ông anh K6 nói cũng chẳng phải là hoang đường đâu, thực tế có đấy, nhưng phải vòng về phía sau lưng của thực tế mới nhìn thấy cơ. cũng giống như ở Hà Nội này ấy mà, bọn trẻ nó NUDE với nhau chứ nó có cho mình xem đâu, ha, ha...
Tuy nhiên cũng có cách để được mời xem hay được mời làm đạo diễn dàn dựng để sau đó cho nhiều người xem. Ấy là vác cái máy ảnh nhập vào cái bọn gọi là nghệ sĩ ấy mà...
Nói vui vậy thôi, mỗi nơi có phong tục, có thói quen sống khác nhau và điều đó được thể hiện cũng tùy lúc, tùy đối tác. Nó cũng còn tùy điều kiện sống của họ lúc mình đến nữa.
Ví dụ năm 2005 mình có 5 tháng sống trong vùng sâu nơi bây giờ là nhà máy thủy điện ấy, cảnh các cô, các bà tắm truồng nhìn thấy thường xuyên, còn chỉ cần gói mỳ ăn liền là có thể đi au mẩy sáu noọng (hái măng với em) được rồi. Bập bập cũng chỉ là nói đùa thôi đấy nhé...
[img]http://4.bp.blogspot.com/-FLFdojn2IiI/UHKzpeogTeI/AAAAAAAACa4/0klO7NF8iRg/s640/8.jpg[/img]