- Chào các bạn k8/ Tôi gửi bài viết này lên trang của các bạn . Coi như thêm một ý về tình yêu
Đây không phải là chuyện tôi kể . Đây là chuyện người khác kể tôi nghe . Nghe rồi thấy nên chép lại .
Họ già rồi . Nói đúng ra là họ có tuổi cả rồi . Thời trẻ họ cũng từng là người lính . Người đàn ông lính chống Mỹ . Người đàn bà là TNXP trường sơn . Ngày ấy họ chưa biết nhau . Ấy là chuyện biết tường tận về họ tên quê huơng bản quán . Chứ bộ đội đi chiến đấu trong nam thì ai mà chả biết TNXP là ai làm gì , sướng khổ ra sao .
Chiến tranh tạnh ráo lâu . Người đàn ông có vợ có con . Rồi vợ chán cái anh chồng lúc nào cũng áo lính cũ , đội mũ cối , động một tí là ngày xưa là đồng đội . Cứ dán mắt vào ti vi xem phim tài liệu chiến tranh , vểnh tai nghe nhắn tìm đồng đội . Chị vợ ra đi để lại cho anh cái ba lô mà anh giữ như mả tổ , chị ta cũng không đòi hỏi chia bôi căn nhà tập thể 28mét vuông có bao lồng như chuồng cu . Chị ta mang theo đứa con gái năm ấy cũng đã váy ngắn hơn quần đùi cầu thủ cầu lông .Hạnh phúc - Tượng nghệ thuật bên Hồ Gươm
Người đàn bà tóc thì vẫn dày , loe hoe sợi bạc . Chỉ có nỗi lông mày thì rụng phân nửa nên trông khuôn mặt nó ngô ngô nghê nghê . Đi TNXP về được chuyển ngành sang công ty công viên . Khi xưa ở trường sơn quen với cây xanh thì bây giờ cây xanh là miếng cơm manh áo . Sốt rét thâm cả môi cả mắt . Chục năm sau nó nhang nhảng cái nước da thì quá lứa nhỡ thì . Ở vậy . Chỉ được cái mau miệng và hay hát . Mà chị hát cũng khá hay , nhất là những bài ca về trường sơn thời đánh Mỹ .
Hai người gặp nhau ở hội nghị CCB phường . Quen nhau , anh thích nghe chị hát những bài hát ngày xưa . Chị thích anh đi họp vẫn đội mũ cối . Anh kể cái đận hành quân qua binh trạm 32 gặp bom từ trường chị reo lên : đấy đấy binh trạm em đấy , em đấy ...
Rồi họ thân nhau lúc nào chả biết . Mấy anh chị già rung động trái tim cũng khác trái tim lũ trẻ , nó đập nhẹ nhưng dồn dập . Liếc nhau qua kính lão hình ảnh của nhau cứ nhập nhoè như nhìn người tình dưới làn pháo sáng .
Chị rất ít khi đến nhà anh và ngược lại anh cũng thế . Nhưng nhớ nhau thì nhớ lắm . THời buổi bây giờ tuy cả hai anh chị vào loại lạc lõng . Nói như vậy không phải họ tụt hậu quá , bằng chứng là họ sài điện thoại di động nhoay nhoáy . Anh nhắn tin cho chị và rồi chị trả lời không thiếu một câu . Mỗi sáng nhắn cho nhau ông đi bộ ở hồ nào ? mấy vòng rồi ? . Bà có mua salopát chưa? Ra 30 Láng hạ có đấy !
Dào ôi , đau lưng là áp thấp nhiệt đới đấy ông ạ ...
Ngày này qua ngày khác . Ông bà nhắn tin cho nhau sang chuyện tình cảm . Nhớ lắm ông ạ . Bà ơi giá mà bây giờ tôi với bà cùng đi trở lại trường sơn bà nhỉ . Bà ơi họ bảo động Thiên đường là ở cái đoạn đường 12 cắt với đường 20 đấy . Bà lại nhắn cho ông : tháng sau ông có đi lên nghĩa trang Tây Tựu không ? đèo tôi với ...
Nhưng bà chả đợi được đến tháng sau . Ông đột ngột ra đi vì cảm nặng mà không ai hay biết . Người ta đưa ông lên Phùng Hưng . Bà biết . Người vợ củ trở về cũng chẳng thèm lục lọi đồ đoàn của ông vì ông có cái gì mà lục . Cái hộp huân chương thì bà biết thừa rồi nó mốc meo vài cái kỉ niệm chương và huy chương xanh đỏ . Có cái điện thoại trông nhoáng qua là biết loại hai trăm rưởi ngoài hàng đồ cũ . Bà ta để nguyên rồi đặt cả cái hộp huân chương lên bàn thờ thắp thẻ hương vòng rồi khoá cửa .
Cái điện thoại ấy vẫn còn pin cho dù trái tim ông CCB đã thôi đập . Bà TNXP biết thế , nhưng bà vẫn nhắn tin cho ông . Chưa bao giờ bà nhắn những cái tin dài thế , thấm đẫm yêu thương đến thế . Một ngày , hai ngày tin bà vẫn nhắn cho ông và bà vẫn nghĩ rằng ông nhận được. Ngày thứ ba , bà soạn tin rồi bấm gửi đi . Một lát sau màn hình hiện lên dòng chữ : “ bạn không thể gửi được tin nhắn tới thuê bao này “. Bà phản xạ rất thông thường bằng cách bấm lại số máy của ông . “tò tí te ..tò tí te ...’
Bà TNXP bỏ máy xuống . Bà khóc
Khuya 9/7 NTL - Nặc danh21:44 Ngày 27 tháng 2 năm 2013Bác Luân kể chuyện hay thế, cứ như mình là nhân vật trong tryện ý " Xin lỗi Bác nhưng nhân vật chính không die ". Biết danh Bác từ lâu, nay biết thêm tài của Bác nữa...Trả lờiXóa
- Nặc danh mà xem bài tùy bút RÉT CƠ ĐIỆN ngày 21/1/2013 trên blogK6 không biết sẽ khen đến đâu. Viết như người có nghề và hay hơn những người có nhiệm vụ phải viết.
Truyện viết pha chút hài nhưng thật cảm động. Một trong hàng vạn nữ TNXP đã phải chịu cảnh sống cô đơn mà tuổi xanh có thể đã không biết đến tình yêu... Đất nước này còn nợ nhiều lắm những người như chị.
Tình yêu thật muôn màu muôn vẻ, trường hợp này thật đúng với "Đau khổ là bạn đường của hạnh phúc".
Mình chờ đón những bài viết nữa về đề tài này...
DƯỚI MÁI NHÀ CHUNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN NAY LÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, CHÚNG TA ĐÃ LỚN LÊN, ĐÃ THÀNH NGƯỜI. CÁC CỰU SINH VIÊN CƠ ĐIỆN MỌI THẾ HỆ HÃY PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG KEO SƠN BẠN BÈ, CÙNG NHAU ĐI LÊN VỮNG VÀNG TRONG CUỘC SỐNG
Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013
NỬA KIA CUỘC ĐỜI
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cảm ơn Bác Luân đã viết bài vào Blog K8 !
Trả lờiXóaTình yêu, một đề tài muôn thuở, luôn thu hút những tâm hồn lãng mạn, những con người đang ngấp ngé cánh cửa tình yêu, những con người đang ngập tràn hạnh phúc , những con người đang bị hạnh phúc dày vò và cả những kẻi đã tuột xa dần hạnh phúc.
Mấy bài viết và những bài còm trên Blog K8 trong mấy ngày hôm nay đã nói lên điều đó. Mình tin rằng cái khía cạnh mà BBT đề cập từ đầu đã được thể hiện khá rõ ràng, mong điều tốt lành sẽ đến với chúng ta.
Xin được còm thêm.
Quang còn nhớ một thời, sau chiến tranh. Khi ấy cứ mỗi đêm, từ 22 giờ hàng ngày, Đài Tiếng Nói Việt Nam lại phát "Đọc chuyện đêm khua", vì sau chiến tranh nên chương trình rặt chuyện về lính, lính trong chến đấu, lính xuất ngũ về địa phương sản xuất..., nhưng nhiều nhất vẫn là lính bị thất tình, lính bị phản bội trong hạnh phúc gia đình. Với giọng kể trầm ấm, nhè nhẹ đưa người ta vào giấc ngủ, để rồi hôm sau chỉ còn láng máng thôi. Với ai không biết, nhưng với Quang bao giờ cũng thế, ngồi một mình, cố nhớ, cố nghĩ, cố tự bịa ra để câu chuyện được trọn vẹn.
Hôm nay đọc bài "Nửa kia cuộc đời" của bác Luân, Quang lại như được quay về cái thời ấy.