Đây là 2 tấm ảnh được các nghệ sỹ nhiếp ảnh nghệ thuật trưng bày trong một Showbiz exhibition tại Tp HCM. Xin đăng lên đây để các cụ chiêm ngưỡng nha.
Cùng là Nude, không một mảnh vải, nhưng ảnh nào "hay" hơn. Xin mọi người phân tích về mọi khía cạnh và về cả 2 phía xấu (bad) và đẹp (good).
Mặc bộ đồ hoa sặc sỡ |
Cũng là hoa nhưng mà là hoa nắng. |
Đã là nghệ thuật thì không nên so sánh bởi mỗi cái một vẻ
Trả lờiXóaẢnh đầu phải công phu lao động miệt mài .Ảnh sau thì phải đầu tư trí tuệ và như vậy 1-1
Qúa đẹp. Người mẫu đẹp, Họa sỹ tài hoa và Nhiếp ảnh gia có thần!
Trả lờiXóaMình thích hoa nắng hơn vì nó nhẹ nhàng.
Phủ Tây Hồ thờ Bà chúa Liễu Hạnh - một trong những đại diện đạo Mẫu ở Việt Nam là một trong tứ bất tử của Việt (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh).
Trả lờiXóaTục truyền rằng: bà là Quỳnh Hoa - con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, bị đày xuống trần gian vì tội làm vỡ cái ly ngọc quý. Xuống hạ giới, nàng chu du, khám phá khắp mọi miền, qua đảo Tây Hồ dừng lại, phát hiện ra đây là nơi địa linh sơn thủy hữu tình, bèn lưu lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa thiên nhiên huyền diệu.
Người tiên nữ ấy đã ngang dọc một trời giúp dân an cư lập nghiệp, diệt trừ ma quái, trừng phạt tham quan. Đến triều Nguyễn bà được nhà vua phong “mẫu nghi thiên hạ”, là một trong bốn vị thần “Tứ bất tử” của Việt Nam.
Trên đây là đoạn văn được coppy từ "BÁO MỚI .COM"
Một Tứ Bất Tử của Quốc Gia ta được nhân dân khắp nơi trong nước thơ phụng. Ấy thế mà sử sách vẫn ghi chép rất rõ rằng, tại cái Phủ Tây Hồ bây giờ, ngày trước chính là cái "Tây Hồ Quán" nơi bán nước, vịnh thơ của Bà Liễu Hạnh. Và nơi đây đã ghi nhận một mối tình không lên duyên giữa bà Liễu Hạnh với Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Một cuộc tình đầy thơ và đầy tình. Chính Bà Liễu Hạnh đã làm một bài thơ miêu tả cuộc tình này. Bài thơ có đăng lên một tấm bảng treo trong khuôn viên Phủ Tây Hồ. Tôi đã trực tiếp đọc, nhưng không nhớ hết. Chỉ còn nhớ một câu mà tôi thích nhất. đó là câu "ÁO MÂY SE GIÓ"
Thế đấy, Một bà chúa được tôn thờ vì có công giúp an dân, diệt trừ ma quái, diệt quan tham... Một người phụ nữ được phong là MẪU NGHI THIÊN HẠ cũng không thoát khỏi cái ham hố cuộc đời, vẫn đam mê cái ngất ngây trong cái khoảnh khắc "Áo Mây Se Gió".
Và điều vĩ đại nhất ở đây là dù có ai đó không thích điều này thì Bà Liễu Hạnh vẫn là Mẫu NGhi Thiên Hạ, vẫn là Tứ Bất Tử và vẫn được nhân dân cả nước tôn thờ.
Cũng theo truyền thuyết, Phủ Tây Hồ là nơi hội ngộ lần thứ hai của công chúa Liễu Hạnh và trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Như tiền duyên xui khiến, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan trong lần đi thuyền dạo chơi trên hồ, thấy cảnh đẹp, bèn ghé vào quán Tiên chúa. Tâm đầu ý hợp, họ cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán” mà nay vẫn còn lưu truyền mãi. Tiên chúa ở đây trong bao lâu không ai biết, chỉ biết khi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thì không còn. Để nguôi ngoai nỗi nhớ, ông cho lập đền thờ người tri âm. Cái xuất xứ ly kỳ của phủ Tây Hồ là thế.
Pac Quang hỏi: "Cùng là Nude, không một mảnh vải, nhưng ảnh nào "hay" hơn. Xin mọi người phân tích về mọi khía cạnh và về cả 2 phía xấu (bad) và đẹp (good)."
Trả lờiXóaHùng bò nghĩ rằng cái xấu cái đẹp tùy từng người và khả năng thưởng thức nghệ thuật của từng người. Riêng Hùng bò không đủ trình nhận xét xấu hay đẹp mà chỉ nói THÍCH cái ảnh nào hơn, giống như pac Tuvida vậy.
Cha ông ta có câu: "nhất dáng nhì da", Hùng bò cũng thích đánh giá theo hai tiêu chí này.
Ảnh 1:
"Mặc bộ đồ hoa sặc sỡ", nói lên được cái tài hoa của họa sỹ, nhưng Hùng bò không thích vì cái "nhì da" đã bị biến thành một bức vải toan để họa sỹ thể hiện khả năng, và vì muốn khoác cho cô gái bộ đồ hoa sặc sỡ, nên họa sỹ đã lấy đi hết cái phần "nhì da" ấy mất rồi.
“Nhất dáng” cũng vậy, bởi vì cô gái bị ngồi với tư thế thẳng đứng, mái tóc bị xóa mờ đi nên cảm giác hơi bị co cứng, mặc dù vẫn nhìn được cái dáng eo con ong và bầu ngực căng tròn, nhưng “nhất dáng” ấy bị phá hỏng bởi đôi bàn tay hơi thô và cứng như bàn tay đàn ông vậy.
Vì toàn bộ người đều được tô vẽ hoa sặc sỡ, nên Hùng bò nhìn cảm giác như nhìn cái vỏ chăn bông con công của TQ hồi xưa, mặc dù là bộ đồ hoa sặc sỡ nhưng lại không có cảm giác gần gũi với thiên nhiên .
Tóm lại, ngắm bức tranh này, Hùng bò không thấy “cảm xúc” nhiều.
Ảnh 2:
“Hoa nắng”, Hùng bò thích hơn vì những lý do ngược lại.
Trần trụi, nhưng không trần trụi…, vẫn giữ được nguyên cái “nhất dáng, nhì da”.
Làn da cô gái vẫn thể hiện rất rõ là trắng tinh khôi và nõn nà, những bông hoa nắng và làn tóc mềm mại để xõa dài dọc lưng đã xóa đi cái trần tục và tôn lên cái đẹp của thân hình con gái.
“Nhất dáng” của cô gái vẫn thể hiện rất nhẹ nhàng qua đôi chân và đôi tay dài, nhưng được xếp khéo léo, vừa che đi cái “tế nhị, nhạy cảm” (bộ phận sinh dục và đầu ty), nhưng vẫn khoe được sức sống mãnh liệt của người con gái qua độ thon đều của đôi tay, đôi chân và bầu ngực căng tròn. Tuy nhiên, phần môi thắm của cô gái để lộ ra hơi xấu, nếu khéo léo hơn chút, thể hiện được thêm được sức cuốn hút của làn môi, có lẽ bức ảnh còn hấp dẫn hơn nữa. Tuy không có cỏ cây hoa lá, nhưng cảm giác rất gần gũi thiên nhiên vì cái khỏa thân cùng những ánh nắng tạo nên những bông hoa nhẹ nhàng, tinh khiết.
Tóm lại: Hùng bò thích bức ảnh chụp hơn, và nếu có Hùng bò sẽ treo nó nơi đầu giường ngủ, he he he, tất nhiên chỉ khi nào được VỢ cho phép.
Cảm ơn anh D Tho D54, cảm ơn bạn TUVIDA, cảm ơn bạn Hùng đầu bạc, cảm ơn mọi người đã "góp vui"
Trả lờiXóaThú thực để bàn về một vấn đề Nghệ thuật thì tôi cũng như các kỹ sư điên nặng hay CTM cũng khó mà với tới được "chân lý" ấy là còn chưa biết nghệ thuật nó có chân lý hay không. Vì thế ta chỉ cần nói lên cái hiểu và cái thích của ta thôi. Mà cái hiểu không nói ra lâu ngày nó cũng mòn, cũng cùn đi đấy, càng nói nhiều càng biết nhiều. Còn cái thích thì tôi chắc ai cũng thích, nhất là cánh đàn ông. Nhưng tôi cũng biết không phải cứ thích là dám đòi đâu. thậm trí rất nhiều người còn vẫn nghĩ rằng "nói" đến nó là không có đạo đức... Ha, ha, nói đến đây tôi lại không cầm được cười vì nhớ đến một câu đố vui: "Xấu thì thật xấu mà ai cũng muốn xem, nói đến thì thèm mà bảo ăn thì chửi". Là hơi quá đà vì nó là câu đố tục cho vui, nhưng qua đó cho thấy con người ta (trước đây) thật kỳ quặc thích mà không giám ngợi ca hay cho là xấu mà cứ tốn tiền tốn sức tranh giành nó. Mỗi người cứ thử ngẫm mà xem, ta đã giành bao nhiêu tiền, bao nhiêu công sức và bao nhiêu phần đời về những điều liên quan đến cái "xấu" này. Đấy là ta thôi, giới trẻ bây giờ khác nhiều lắm. và tới đây sẽ còn khác nhiều nữa. Không nói thiên hạ, họ khác từ lâu rồi.
Còn bài sưu tầm cũng như bài viết về bà Chúa Liễu Hạnh cũng không ngoài mục đích khẳng định đây là cái Đẹp trong cuộc sỗng Vĩnh Cửu chứ không phải cái "xấu". Nó chỉ bị xấu với chính những suy nghĩ gán cho nó là xấu thôi.
Rất vui khi mỗi người nhìn thấy cái đẹp và nói lên cái đẹp của nó.
Còn tôi cũng thích ảnh Hoa nắng hơn vì nó "hữu xạ tự nhiên hương". Nhưng không vì thế mà ảnh 1 không đẹp. Nó cũng đẹp theo một cách nhìn khác.
theo tôi lời cảm nhận của anh Thọ la đúng về mặt nghệ thuât, nhưng vế khac thì phai của Mr Hùng
Trả lờiXóaRất tuyệt ! Cũng chỉ biết thốt lên như vậy thôi. Còn để phân tích, so sánh thì yêu cầu bác Quang để cô Hoa nắng ngồi đúng tư thế của cô Hoa sặc sỡ.
Trả lờiXóaBảo ơi, nếu "để cô Hoa nắng ngồi đúng tư thế của cô Hoa sặc sỡ." thì như Hùng đầu bạc nói là: cái “Nhất dáng” cảm giác hơi bị co cứng, mặc dù vẫn nhìn được cái dáng eo con ong và bầu ngực căng tròn, nhưng “nhất dáng” ấy bị phá hỏng bởi đôi bàn tay hơi thô và cứng như bàn tay đàn ông vậy." Thôi tốt nhất nó đã thế rồi kệ nó, nhìn thấy chỗ nào đẹp thì nhìn còn lại ta cứ tưởng tượng ra thôi. Ha, ha...
Trả lờiXóa