V. Sinh K8.
-
Em kính chào bác.
-
Chú đi đâu mà đến
đây sớm thế?
-
Em lên Hà Nội có
việc, rồi vào chúc hai bác lên chức ông ngoại, chúc cháu ngoại của bác mau ăn
chóng lớn .
Nào
nhìn cháu ngoại của ông nào, chà chà, cháu của ông đặc tây rồi . Này nhé: mắt
xanh, mũi lõ, da trắng trông chẳng có tí Việt nào. Lớn nên về Kiep có cho ông đi
theo không?
Căn
nhà nhỏ 4 tầng giữa Thủ Đô gồm có hai đôi. Đôi ông bà ngoại 60 tuổi bề ngoài trông
còn phong độ. Đôi vợ chồng trẻ, với cái thằng CON RỂ TÂY ở cùng vừa mới sinh cháu,
nhìn cháu ngoại tây thật kháu khỉnh.
-
Em hỏi khí không phải. Bác có biết nói tiếng Tây không?
-
Thú thực tôi cũng bập bẹ, già rồi khó biết tiếng Tây lắm!
- Ha,
ha, thế cái thằng con rể nó chửi bác, liệu bác có biết không?
- Nó
nói, mình chỉ cười biết nó nói tốt hay là nó nói xấu làm sao được!
-
Mà từ lâu nghe người ta nói dối quen rồi, từ nông thôn đến thành thị, từ trên
cao xuống dưới thấp, dặt lũ lừa dối mà có chết ai đâu, vẫn phải nhe răng ra
cười đấy thôi…
Ông Việt, cháu Tây. |
Nhìn
CON RỂ TÂY của nhiều gia đình Việt thấy nhiều điều suy ngẫm .
Tôi cứ suy nghĩ về phong tục tập quán của mỗi
người, mỗi gia đình. Tùy hoàn cảnh điều kiện họ đến với nhau xây dựng hạnh phúc
thông cảm sẻ chia hiểu nhau cùng tồn tại và phát triển ở từng đất nước của thế
giới hội nhập rộng mở. Điều này tốt chứ sao. Nhưng cái câu nói sau cùng của ông
chủ nhà làm tôi thấy trời đất như tối lại vậy.
Chồng ta, vợ tây hay vợ ta, chồng tây kể ra cũng có từ lâu rồi, mà trên thế giới thì lại rất bình thường. cái quan trọng là họ đến với nhau bằng tình yêu và họ hiểu nhau, thành thật với nhau. Chứ còn ở ta có thế không? cứ như ông bố vợ thằng con rể Tây ở bài viết trên thì thấy ngay " Nó nói, mình chỉ cười biết nó nói tốt hay là nó nói xấu làm sao được!
Trả lờiXóa- Mà từ lâu nghe người ta nói dối quen rồi, từ nông thôn đến thành thị, từ trên cao xuống dưới thấp, dặt lũ lừa dối mà có chết ai đâu, vẫn phải nhe răng ra cười đấy thôi…"
Sao thế nhỉ, trong một cái xã hội, người ta chẳng dám tin cái gì là làm sao???