LBT: Bài viết "NƠI TÂM SÁNG" của bạn Trần Thanh Tuân, CSV K9 đã được đăng trên Website của Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên và cũng đã được hưởng ứng nhiều từ các em sinh viên cũng như các thày cô giáo và cán bộ CNV nhà trường. Âu cũng là những lời tâm sự xuất phát từ một trái tim tình nghĩa đại diện cho bao trái tim khác của các thế hệ sinh viên trường Đại Học Cơ Điện chúng ta. Thật cảm động và tự hào, chúng ta thuộc về mái trường Đại Học Cơ Điện
Trần Thanh Tuân
Cựu sinh viên Khóa 9 - Chủ tịch Hội Cơ điện TpHCM
Cứ mỗi lần nghĩ và nhớ
về trường là lòng tôi lại nôn nao như nghĩ về nơi thân yêu, về người thân yêu.
Ra trường đã gần bốn mươi năm mà tình cảm vẫn ngập tràn như mối tình chung thủy
còn nhiều khát khao, mong chờ. Tôi đã nhiều lần về trường mắt nhìn tay sờ những
đổi thay rất phấn khích, nhiều cái là ước mơ ngày xưa đang được các em biến
thành sự thật. Cảm xúc là tự hào là tin tưởng ở lớp đàn em dám làm, dám chịu và
có dũng khí.. Khó khăn cho các công việc ấy ai cũng thấy là quá lớn, vất vả là
không dự tính hết được trong cơ chế buổi giao thời này. Quyết tâm và đồng lòng
sáng tạo vì sự nghiệp chungcủa cả tập thể có một đầu tàu tốt đã giúp các em mạnh
mẽ tiến về phía trước. Rất nhiều việc lớn mà lớp đàn anh đi trước do dự chưa
dám thì nay các em đã làm, làm mạnh mẽ. Cần
nhắc lại là các em là người có dũng khí, có niềm tin. Đấy là vì các em có
cái Tâm sáng.
Khu hiệu bộ của nhà trường. |
Trong rất nhiều thành tựu
đạt được của các em những năm qua có những việc các em làm chúng tôi suy nghĩ,
suy nghĩ nhiều. Có những việc không liên quan đến dạy và học nhưng lại có ý
nghĩa lớn lao đến cả quá trình hình thành và phát triển của trường. Hai trong số
đó là tìm lại cho đúng ngày thành lập trường và làm gì để ghi nhớ các giáo viên
và sinh viên xếp bút nghiêng từ đây ra trận bảo vệ Tổ quốc.
Tôi đã tự đặt cho mình
câu hỏi: Tại sao các em làm và tại sao những
lãnh đạo cũ không làm? làm bằng tư duy trí tuệ hay làm cho có để cho xong? Làm
để cho trường tồn hay chỉ chục năm sau con cháu thấy vô nghĩa?
Tôi đã đặt câu hỏi: Một phụ huynh hay một sinh viên lần đầu bước
qua cổng trường suy nghĩ gì?để hướng tương lai cuộc đời mình mà phấn đấu?
Khi biết tin các em cẩn
thận làm hẳn một hội thảo về các vấn đề trên chúng tôi từ xa theo dõi và cũng
bàn bạc tranh luận với nhau không kém gì. Khi biết tin kết quả chúng tôi đã hân
hoan chào đón và thông báo cho nhau suốt trong Nam ngoài Bắc biết. Có một vài
luyến tiếc, cái cũ ra đi không bao giờ dễ dàng vì kỉ niệm.
Chúng
tôi trân trọng tư duy đúng.
Anh em đều thấy vui vẻ
thoải mái đón nhận ngày thành lập trường là ngày 19/8/1965, như đón nhận ngày
thành lập Đội Việt nam tuyên truyền giải phóng quân 22/12/1944 được lấy cho
ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam sau này. Còn về làm nơi ghi nhớ các giáo
viên và sinh viên góp công bảo vệ Tổ quốc thì thấy các em làm có tư duy sâu xa.
Các em biết kết hợp cái cần đẩy lên (học tập, thành tựu) và cái trân trọng (cựu
chiến binh) khi dành hẳn khu quảng trường đẹp nhất dành cho tượng đài. Nó không
lẫn lộn với một cơ sở của ngành lao động thương binh xã hội. Ta là trường đại
hoc, cái tự hào chính của trường học là gì khi có cả người mới người cũ bước đến
đây? Không làm theo tư duy bắt chước xa rời mục tiêu chính của nhà trường. Tôi
chỉ có một băn khoăn nhỏ là tại sao lại phải có cái mốc 50 năm, không có con số
ấy thì thế nào? vì ngày mai ngày kia là 51, 60,70….100 năm thì vẫn đài tưởng niệm
này chứ. Việc này không cần vội vã.
***
Tôi ra trường 1978 làm
việc tại một Viện Thiết kế ở Hà nội ba năm, rồi vô Sài gòn lập nghiệp với suy
nghĩ của người khám phá tìm cái mới. Từ đó đến nay vẫn hướng về trường mỗi dịp
lễ, mỗi dịp mừng năm mới. Năm 1990 với nguyện vọng của anh em Cơ điện sinh sống
tại Sài gòn, chúng tôi đã lập Hội Cơ điện Tp HCM để tìm cách giúp đỡ nhau hay tụ
họp sinh hoạt hướng về trường những ngày kỉ niệm.Chúng tôi bao bọc nhau và vẫn
dõi theo từng bước đi của các em, của những người lớp sau, về ngôi trường thân
yêu của mình.
Mỗi
khi chúng tôi trở về trường là nhận được ánh mắt nụ cười mừng rỡ chân thành từ tấm
lòng nhiệt tình các em dành cho. Chúng tôi được sống những phút giây hạnh phúc,
vừa như là anh là chị là người thân trong nhà đi xa trở về. Gần giũ thân thương
từ lãnh đạo cao nhất của nhà trường đến các anh chị công nhân viên khác. Tôi có
thể tự hào nói rằng tình cảm ấy duy chỉ có ở trường ta, là truyền thống trường
ta, là nét đẹp rất đáng tự hào của CHÚNG TA.
Tấm lòng người phương
Nam xa xôi luôn chân thành và tha thiết với trường thân yêu. Vẫn thắc thỏm xôn
xao mỗi khi có dịp đón ai, gặp ai dính đến ngôi trường xưa.Chúng tôi tự hào về
các em và cùng lo lắng chia sẻ từng bước đi của các em, những bước đi với nỗ lực
không mệt mỏi, không có chỗ cho điểm dừng.
Tôi lại đặt cho mình một
câu hỏi nữa: Khi đã dừng chân lăn lộn với
đời vào tuổi nghỉ ngơi: Tại sao cho đến giờ mình vẫn nhớ trường đến vậy ? Trường
là ai? Là cái gì ?mà nhớ không nguôi vậy ?
Khi trả lời câu hỏi ấy bạn
sẽ thấy một cảm giác lâng lâng. Khi ấy bạn tự nhiên thấy tâm mình cũng sáng ra
lấp lánh theo những ngôi sao trên trời. Khi ấy dù bạn đứng ở bất cứ nơi đâu sẽ
thấy một cái gì nôn nao trong lòng, cái cảm giác diệu kì.
Cảm giác của một người đang
yêu và được yêu.
Sài gòn một ngày Thu - 17/10/2014.
"Trường là ai? Là cái gì ?mà nhớ không nguôi vậy ?" - Bạn đã nói cho nhiều người. Không có ý nghĩ đấy gặp nhau sẽ trở nên xa lạ. Sự rời rạc, thiếu gắn kết khi cứ nghĩ mình trên tất cả. Bạn học gặp nhau vô tư trong sáng lắm.
Trả lờiXóaVới tôi cũng như một số người không thiết tha với ngày thành lập trường : 19.8 . Còn đâu cái rét Thái Nguyên rét về Yên thế ...
Trả lờiXóaỞ Việt Nam người ta nghĩ ra nhiều thứ : thi Quốc ca... đổi tên này nọ, lấy lại cái này cái kia ! Ai cũng cho mình hơn hết là đúng nhất ...
Trả lờiXóaPac TV có thể chuyển bài này thành bài phát biểu trong buổi giao lưu giữa các thế hệ et vê Cơ Điện tối 18/08/2015 được đấy.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaCảm ơn Tuân Vịt nói hộ bao nhiêu tấm lòng. Bạn đúng là tác giả bài Qùa Noel của Ba.