Bên Blog K10 có một vấn đề được đặt ra về THÁP BÚT CƠ ĐIỆN khá lôi cuốn, khiến tôi phải quyết định đưa sang Blog K8 để anh chị em chúng ta cùng bàn luận
Vấn đề đặt ra thế này:
Theo anh, chị, thế hệ Cơ Điện bao gồm những ai, tính đến khóa nào, năm nào, những ai có quyền được góp tiền xây dựng Tháp bút…???. Và Tháp bút Cơ Điện sẽ là quà tặng của ai cho Nhà trường và các thế hệ đàn em ???
Còn đây là ý kiến cá nhân của tôi, Quang K8
Ở toàn cõi Việt Nam ta có khá nhiều công trình mang dấu ấn của các thời kỳ dựng nước khác nhau như Đền thờ các Vua Hùng, Đền Đô thờ Bát Lý Đế, Đền Trần thờ Vua Trần… Thành Cổ Loa, Thành Nhà Hồ, Cố Đô Huế, Tây Đô, Nam Đô, vân vân và vân vân. Cùng những công trình đó bao giờ cũng có gắn liền với một triều đại và một tên nước tương ứng. Nước ta đã rất nhiều lần đổi tên. Tôi còn nhớ bài văn sử cấp 2 mà chúng tôi phải học thuộc lòng: ” Nước ta lúc đầu tên là Văn Lang, sau đổi thành Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Việt, Đại Nam… cuối cùng trở thành Việt Nam…”
Chúng ta đang sống trong Triều Đại “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” thử hỏi chúng ta có phải là con cháu Lạc Hồng có nguồn cội từ thời Văn Lang hay không. Nếu có kẻ bêu xấu vô lý cái tên Vạn Xuân hay Đại Việt … thì chúng ta có tự ái, có căm ghét và có lên tiếng bảo vệ hay không. Chắc chắn là có
Tháp Bút Cơ Điện đang được chế tạo tại Nhà máy chế tạo thiết bị và kêt cấu thép thuộc LILAMA10 tại Phủ Lý |
Tôi nghĩ cái tên “Đại Học Cơ Điện” không chỉ của chúng ta, những thế hệ vào trường những năm mà nhà trường còn mang tên Cơ Điện. “Đại Học Cơ Điện” là cái tên khởi sự thiêng liêng cho tất cả những ai đã vào trường và học ở đó, từ khóa “0” đến tận bây giờ, khóa 52, 53 và đến mãi mãi về sau. Các bạn có tin trường ta có khóa “0” không, có đấy.
Như vậy có nghĩa là có thế hệ Cơ Điên cho những người vào trường với cái giấy gọi nhập học mang tên “Trường Đại Học Cơ Điện”, nhưng cái tên Sinh Viên Cơ Điện thì là của chung của tất cả các khóa trước sau và mãi mãi.
Từ đó ta có thể dễ dàng trả lời cho câu hỏi thứ hai: Tháp bút Cơ Điện sẽ là quà tặng của ai cho Nhà trường và các thế hệ đàn em ???
Về mặt ý tưởng nó được xuất phát từ một nhóm nhỏ các CSV muốn lưu giữ cái tên “Cơ Điện” trong tâm trí các Sinh Viên mọi khóa đã theo học tại trường, cũng như phải có các bài học lịch sử hay các công trình lưu giữ cổ kim thì người Việt các thời kỳ mới biết nước ta có thời mang tên “Đại Việt” hay Đại Nam” v.v.. Sau đó ý tưởng này đã được bàn bạc công khai trên nhiều phương tiên thông tin và đã được tập thể hóa. Những người hưởng ứng chủ yếu là các CSV Cơ Điện, những người nhập học với cái tên Cơ Điện và lân cận nữa. Nhưng tôi biết có cả một số CSV Đại Học Kỹ Thuật hưởng ứng và đóng góp tiền, còn hưởng ứng về tinh thần thì rất nhiều. Đây cũng là điều chúng ta cần nghĩ thêm, có nên vận động các em hưởng ứng không, thực tế chúng ta chưa vận động
Tóm lại “THÁP BÚT CƠ ĐIỆN” về mặt tinh thần là quà của mọi thế hệ CSV tặng nhà trường. Còn nếu vật chất hóa nó lên thì nó sẽ là quà của những ai chung sức, chung tiền xây dựng lên nó tặng nhà trường. Tuy nhiên điều này những người thực hiện không đặt ra và rất muốn không đặt ra bởi một lẽ không muốn trong hàng ngũ CSV chúng ta lại có người không đồng tình, rất muốn tất cả chúng ta cùng chung tay xây dựng một công trình ý nghĩa này.
Đây là quan điểm cá nhân tôi, xin các bạn góp ý thêm.
Hoan hô pac Quang đã đưa vào đây để rộng đường dư luận.
Trả lờiXóaHùng bò cũng nhất trí rằng cần phải đưa ra vấn đề này để mọi người cùng thoải mái trước một vấn đề mà có thể nói liên quan đến tất cả mọi người.
Rất mong các pac tham gia ý kiến để Tháp bút Cơ Điện càng thẻm ý nghĩa.
Tôi đồng ý quan điểm Tháp bút Cơ điện là món quà của các thế hệ SV CBNV đã từng công tác ,học tập trong trường tặng nhà trường và các thế hệ đàn em. Nó không phụ thuộc vào giai đoạn thời gian nào kể cả những bạn đang ở trong trường hiện tại đều có thể góp công sức vào XD.Hôm nay bạn là thế hệ đàn em, ngày mai bạn ra trường trở thành người đi trước. Các đóng góp có thể tiếp tục về sau này vẫn có thể được vì công trình sau khi hoàn thành vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện cảnh quan, duy tu , bảo dưỡng thì công trình mới luôn luôn đẹp đẽ không bị xuống cấp, hư hỏng.Như vậy công trình mới trường tồn và nhiều ý nghĩa
Trả lờiXóaQuang rất tâm đắc với ý kiến của H Tiến K8. Đề nghị các bạn khác cho ý kiến
Trả lờiXóa