(Du kí nước Mỹ phần 2)
Trần Thanh Tuân
Chuyến đi này TV gặp gỡ nói chuyện với khá nhiều người
Mỹ gặp ngoài xã hội. Mỗi câu chuyện có vẻ riêng của nó, người đọc sẽ tùy tâm nhận
định về người dân Mỹ.
1. Trong một lần lang thang ngó nghiêng ở siêu thị, thấy
bên cạnh là một ông già khoảng trên 70 tuổi cũng đang lựa chọn một món đồ tương
tự thì bắt chuyện. Ông rất ngạc nhiên khi biết tôi từ VN qua. Ông hồ hởi, tươi
cười bảo tôi cũng đã ở VN 2 năm và nói rất sõi hai địa danh Vũng tàu, Nha trang
nơi ông ta làm. Khi biết tôi sang thăm con học ở đây ông bắt tay thật chặt, gật
gật cái đầu bảo vậy là tốt lắm, ở đây điều kiện học tốt lắm.
Khoảng tiếng sau, lúc mình đang ra xe chuẩn bị về thấy
ông chạy đến tìm để chỉ hỏi thêm một câu: Ông
có cần giúp gì trong thời gian ở đây không?
2. Tại Los Angeles trên đường phố tôi nói chuyện với một người vô gia cư khi anh ta xin tôi một điếu thuốc. Tôi hỏi sao mà anh nên nông nỗi này? Anh ta cười buồn và nói tao làm ăn lỗ và lại mắc một lỗi vi phạm bỏ trốn nên bị treo thẻ An sinh xã hội.
3. Còn anh bạn tôi, anh tên Hiền, một người VN mới
sang Mỹ 13 năm. Chân thành và mộc mạc anh kể lại tôi nghe chuyện anh vừa từ chối
một vị trí làm. Anh được sếp trên bố trí đổi vị trí làm, từ phân xưởng lắp ráp luôn
tay luôn chân tới chỗ lương cao hơn 15%, công việc nhàn hơn là bộ phận sửa lỗi sau
khi hoàn thiện. Anh từ chối vì chỗ mới nhàn hơn, lương cao nhưng ít việc hơn,
lâu lâu mới có lỗi thì mới có việc. Lại phải
nghĩ về hành vi này.
4. Chiều ngày Noel 24/12 tôi đi siêu thị và lúc ra
quầy trả tiền thì gặp một bà già người Mỹ làm công việc tính tiền. Tôi thấy bà
đã già nên sau khi tính tiền xong xin hỏi bà vài câu xã giao. Bà đồng ý, tôi hỏi
bà chắc đã về hưu, sao chiều nay Noel mà bà còn đi làm ở đây? Bà cười cười rất
đôn hậu và bảo: tôi về hưu 8 năm, lâu rồi, nhưng thấy mình còn khỏe có thể làm
một cái gì đó cho cộng đồng nên tới đây xin làm nửa thời gian, sẽ có lương ½ thời
gian công ty này trả. Tôi nhận một nửa lương hưu và dành nửa phần lương hưu còn
lại để cho người khác khó khăn hơn.
Tôi
ngẩn người vì suy nghĩ này và xin bà cho chụp một kiểu ảnh kỉ niệm.
***
Người Mỹ sống theo phong cách thượng tôn pháp luật.
Ngay thẳng trong mọi vấn đề. Trẻ con một tuổi đến trường là bắt đầu được học: Không làm phiền người khác. Không làm phiền
người khác nghe đơn giản mà lại rất chi tiết đến mọi hành vi của cuộc sống, mọi
lúc mọi nơi. Khi đã nhiễm vào mình rồi thì nó tự nhiên như hơi thở chẳng khó
khăn gì.
Tôi đi nhiều nước, đã tiếp xúc với khá nhiều người
Anh, người Úc, người Đức người Nga .v.v.v. Cần hỏi một vấn đề gì khi gặp ngoài
đường họ đều nhiệt tình trả lời lịch sự rồi đi, nhưng người Mỹ thì khác. Sau khi
cũng làm như vậy xong họ còn tỏ ra lo lắng xem mình có hiểu rõ không? còn chút
gì băn khoăn không? rồi họ mới bye bye. Tôi
sẽ học tính cách này vì nó đơn giản làm được ngay.
Chân thành và đơn giản tối đa. Không làm phiền người
khác là những điều cảm nhận của bất cứ ai khi tiếp xúc với người Mỹ dù họ da trắng
da vàng hay da màu. Luôn có một cái gì đó rất thân thiện khi tiếp xúc, cứ nhìn
vào mắt họ là thấy sự trìu mến chan chứa ra và nó như hương thơm còn ngây ngất
sau khi chia tay.
Tôi đang tìm nguyên nhân tại sao sinh viên các nước
Âu, Á, Phi đến Mỹ học rất rất đông và phần lớn sau đó thì tim cách ở lại?
Tôi
tự dần thấy TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN làm nên, xây dựng lên đất nước vĩ đại này.
(CÒN TIẾP)
Những bài học này quý quá Tuân ơi, thưc ra nhiều người nghĩ đc, nhưng không viết đc những phóng sự như Mr Tuân, xem bloge tăm tiên của hiêp hội bơi lội hà nội một americal way mang màu sắc việt, cũng hay
Trả lờiXóaSao bảo đi chơi châu Âu Hòa ơi?
Trả lờiXóaĐúng nhiều người nghĩ được, nhiều người biết được nhưng không viết được. Còn nữa cũng có nhiều người biết nhưng không dám nói. Tệ nhất là những kẻ biết thế mà cố tình xuyên tạc chỉ vì lợi ích cá nhân hay nhóm cá nhân. thật vô phúc.
Hòa ơi! có nhiều chuyện còn hay như thần thoại mà ở blog không thể kể ra được.
Trả lờiXóaTrên diễn đàn chung này không phải ai cũng có cái nhìn tìm vào cái đẹp nên tất nhiên có e ngại. Bởi vậy nên rất thông cảm và chia sẻ với với cụ NTTộ khi bẩm với Vua Nguyễn : Bên đó bóng đèn nó treo ngược ạ. Vua đã xử cụ tội khi quân.
Pháp luật sinh ra là để mọi người tôn trọng và hành xử theo luật vì luật của họ bảo vệ cho mọi công dân hoặc là bắt người thi hành công vụ phải vì công dân .Ở Ta ngược lại hết ,may mà bây giờ đang sửa chầm chậm ,tý một nên còn lâu lắm mới được là "Công Dân "
Trả lờiXóaNăm trước tôi cũng mò mẫm trong lòng nước Mỹ gần 3 tháng và phát hiện thấy họ lạc hậu so với VN ta nhiều lĩnh vực lắm.Về khía cạnh Tuân đặt vấn đề ở trên, tôi có nhận xét : Sự thân thiên của người Mỹ hiện nay giống như người Việt ta những năm 60 của thế kỷ trước.
Trả lờiXóaMình có thằng đánh dậm cùng xóm hắn sang Mĩ năm 79. Bây giờ hắn rất giầu có, nhưng khi về VN hắn coi thường dân Việt . Phố mình đang sống có đôi vợ chồng cho con sang Mĩ học, hai đứa con học xong ở lại Mĩ không về VN... đôi vợ chồng này đã quyết định từ biệt con ...
XóaCháu xin hỏi chú VS là chú có thấy quyết định của hai vợ chồng mà chú coment đúng khg?
XóaCòn bạn đánh dậm của chú mãi cũng chỉ là Thằng đánh dậm thôi?
Chào : Khách ghé chơi . Đau nhất là thằng con khi sang Mĩ học rồi chỉ thẳng mặt người cha : Các ông không biết dạy Người !
XóaHình ảnh bác đưa ra cũng phải xem xét thực hư. Nếu quả có thế thi Gia đình này có văn hóa nền quá thấp mà chỉ là háo danh thôi!
XóaTôi cũng nghĩ như bạn Khách : hình ảnh bác đưa ra cũng phải xem xét thực hư. Thằng đánh dậm ko thông minh sáng tạo, ko chăm chỉ , ko lịch sự và tôn trọng người khác thì có chất gì để mà "rất giàu".Thằng này nếu ở lại VN, rồi kiếm lấy cái băng tại chức gì đó, tiếp theo lại đầu tư được một cái ghế ngon thì may ra mới rất giàu.
XóaCác anh chị và cô chú đã chỉ ra một điều mà chúng cháu sẽ học mà hệ thống giáo dục của nước ta Không dám đưa vào là: Không làm phiền người khác.
Trả lờiXóaCái này mà được học thì xã hội sẽ khác rất xa bây giờ.
Ngày xưa ta cứ bảo đi xem CNTB giãy chết nó giãy mài mà không chết Cám ơn TV đã viết được điều bình thường nhất mà những người có học , ở Mỹ mãi mà khoomg dám viết hoặc không nhận ra hoặc cố tình lờ đi Tính cách Mý bây gời khá giống dân Liên xô những năm 80 .ccaau chuyện bà cụ tính tiền " dành nửa lương hưu cho những người khó khăn hơn 'ở ta có lẽ phải đốt đuốc mà tìm cả ban ngay TV đi ít ngày mà lượm được những cái rất nhỏ nhưng lại là TÍNH CÁCH CỦA CẢ DÂN TỘC không biết bao gời cho đến ngày xưa
Trả lờiXóaÝ của Trần Ngọc Hà là hay nhất! Nó biết học cái tốt của mình, của CNCS để làm nó tốt lên nhưng mình thì ngày càng tồi tệ đi, không dám công khai học nó cái gì!
Trả lờiXóa...chỉ nhận nửa lương hưu - lòng KHÔNG THAM - học thế nào được?
Trả lờiXóaKHÔNG LÀM PHIỀN...cũng khó quá đi!
Đơn giản tối đa, chân thành, lo lắng cho người dưng, ứng xử thân thiện...TV mò mẫm kiểu gì để nhận ra những nét riêng ấy? Thật khó tin đó lại là nét đẹp bấy lâu nay đã nhạt nhòa đi theo nhịp tăng mức sống ở ngay đất nước mình.
Có lẽ không bao giờ mình có dịp tới đất nước của những người rời bỏ tổ quốc, chỉ vài đời đã làm nên những kỳ tích...
Cái gì không phải của mình thì đừng giành giật, đừng cố níu kéo. Thấy người khác thành đạt thì vỗ tay thật lòng, không ganh tỵ và mang lòng trắc ẩn thì không có gì là khó cả. Mà khó cũng phải học chứ không thể sống như thế mãi.
Trả lờiXóaThấy các bạn còm vui TV xin vừa như trả lời vừa như tiếp tục góp vui.
Trả lờiXóaQủa thật nếu không đi ra ngoài thì : KHÔNG THỂ BIẾT MÌNH Ở ĐÂU.
Ví dụ như bên Mỹ thì không thấy bố mẹ nào lo cho con như VN. Bố mẹ VN lo cho con từ bé đến lúc nó chết, nó lớn đi làm mà ông bà già vẫn tích cóp lo cho nó . Người già lo cho người trẻ khỏe, người yếu lo cho người mạnh khỏe.v.v.v mình đang cố thoát ra khỏi cái triết lí mòn mỏi truyền đời ấy. Không hiểu vì sao?
Các bạn cứ thử trả lời hộ mình câu hỏi này: Hiện giải tennise Wimbledon đang diễn ra tại LUÂN ĐÔN
Gía vé chính thức là 5000 bảng/vé cho trận chung kết Nam tính ra tiền Việt là 33496 x 5000 =167.480.000vnd . Có người Việt trong nước nào xem đc không? CÓ MÀ ĐIÊN. Vậy mà người ta phải xếp hàng và chỉ chớp nhoáng là hết vé. Vậy thì ta điên hay họ điên? cái tìm ra là chẳng ai điên cả mà là ta đang đứng ở đâu thôi!