Một bức họa, một tấm hình và một bài hát. Vào một khoảnh khắc thanh nhàn ngồi cùng ấm trà hay ly cafe bạn hãy thả cho tâm hồn quay về dĩ vãng lần tìm những kỷ niệm trong đời sống thường nhật của chính bạn. Và hãy tìm ra những điều tương tự hay những hồi ức lãng mạn để tận hưởng...
Đấy là một PHÉP THIỀN hơn cả thuốc tiên đấy. Cứ thử xem nào
Một bức họa đẹp vừa như hiện hữu vừa như vô thường. |
Một tấm hình đưa ta về thời thơ trẻ |
[Am] Khi xưa đôi ta bé ta chơi, đôi ta chơi bắn súng khơi khơi
[G] Chơi công an đi bắt quân gian, [E7] hiên ngang anh giơ súng ngay tim bang! [Am] bang!
Anh bắn ngay em: bang! bang! em ngã trên sân: bang! [G] bang!
Tiếng súng khi xưa bang! [E7] bang! ta sẽ không quên bao [Am] giờ
[Am] Đôi ta theo nhau lớn lên mau đôi ta luôn thân thiết bên nhau
[G] Ta yêu nhau như lũ bé con [E7] nhưng anh ham chơi bắt nhau luôn bang! [Am] bang!
Anh thích lăng quăng bang! bang! em cũng theo anh bang! [G] bang!
Tiếng súng khi xưa bang! [E7] bang! ta sẽ không quên bao [Am] giiờ
[F] Bao năm qua ta đã hai mươi [C] câu yêu đương đã đến cho đôi
[F] Môi hôn thay câu nói thơ ngây [E7] chơi yêu thay chơi bắt nhau vui
[Am] Anh xa em, em mất anh yêu không ai coi xem lỗi nơi ai
[G] Anh ra đi, anh đã ra đi [E7] anh đi theo duyên mới xa xôi bang! [Am] bang!
Anh đã ra đi bang! bang! em sẽ bơ vơ bang! [G] bang!
Tiếng súng khi xưa bang! [E7] bang! ta sẽ không quên bao [Am] giờ
[Am] Nay khi ta ra chốn công viên, trông bao nhiêu em bé hân hoan
[G] Chơi công an đi bắt quân gian chơi đi theo đi trốn lăng xăng bang! [Am] bang!
Ta nhớ năm xưa bang! bang! trong trái tim ta bang! [G] bang!
Tiếng súng khi xưa bang! [E7] bang! ta sẽ không quên bao [Am] giờ
Đã từ lâu hay được xem các sưu tầm về ảnh và ảnh chụp của Quang. Nhưng nay là lần đầu mình có cảm nhận rất trân quý sự kết hợp rất thẩm mỹ của Nghệ thuật tạo hình và Âm nhạc qua suu tam kết hợp có tính tìm tòi công phu này.
Trả lờiXóaNghe Bangbang từ khi đang miệt mài ở Cơ điện và thấm từng nốt nhạc của nó, khi nghe như thấy cả tuổi mộng mơ tràn về. Nay nhìn bức họa có chiều sâu chả kém Maja khỏa thân trong lúc mở google nghe Bangbang thì thấy nó lâng lâng.
Nhìn bức tranh như tải cả ước mơ và bầu trời mọng nước lẫn gió ngàn màu vàng mơ thì thấy cả hạnh phúc và gió bão có thể tràn vào lòng. Sôi sục và nóng. Cảm ơn tác giả cho một một món ngon.
Vâng, vẫn biết linh cảm hay cảm nhận là một thứ trìu tượng, rất khác nhau ở mỗi người. Nhưng cuộc sống luôn là như thế, một mớ hỗn độn nằm trong một vỏ bọc giản đơn. Mỗi người một cá tính, chẳng ai giống ai, đó là cái hỗn độn. Tuy nhiên ai cũng như ai, gặp điều may mắn thì vui, gặp điều xui xẻo thì buồn, đấy là cái chung đơn giản. Và có lẽ quan trọng hơn là bạn phải thực sự cảm nhận được điều vui, điều buồn vì đó là món ăn tinh thần cho cuộc sống. Giống như vào bữa ăn bạn phải biết món này ngon, món kia không ngon. nếu không người ta sẽ gọi bạn là "ba phải" mà ba phải thì thật là vô vị. Cái gì cũng thế, phải học, phải luyện và phải thực hành thường xuyên mới khá, mới giỏi được.
Trả lờiXóaKhi mình bắt gặp bức họa hai cô gái khỏa thân chơi trò kéo nhau bằng một tấm lưới trên bãi cát. Cảm nhận đầu tiên không phải là vẻ đẹp của hai tấm thân trần, mà cảm nhận đầu tiên là ý nghĩa của nó -Hạnh phúc và bất hạnh- Hạnh phúc chính là sự hoan lạc toát ra từ 2 tấm thân trần chuồng ấy - Đấy là cuộc sống thật, nếu không thì mỗi người tại sao lại phải lấy vợ, láy chồng, đẻ con để rồi phải lo toan... Còn sự bất hạnh được thể hiện ở động tác cô nọ kéo lê cô kia trên cát bằng một tấm lưới rách nát xơ xác' Đấy lại là triết lý của nhiều tôn giáo mà ta có thể tóm tắt bằng một câu "Sống gửi, thác về" của Đạo Phật. Xin bạn nhớ cho, bất cứ tôn giáo nào cũng cho rằng, cái chết "sạch" chính là thiên đường của cuộc sống...
Nhưng rồi mình lại nhớ đến tấm hình 2 đứa trẻ chơi đùa kéo nhau trên mặt cỏ bằng một tàu lá cau. Điều này chỉ thể hiện lên niềm vui con trẻ. Cũng là sự công bằng của quy luật mà nhiều tôn giáo nói rằng đấy là công bằng của Chúa Trời. Trẻ thơ phải được hưởng tất cả những điều tốt nhất của cuộc sống...
Và rồi từ đấy mình lại nhớ đến bài hat "Khi xưa ta bé" còn có một tên khác "Bang bang". Nội dung bài hát này đã nói lên những gì mà mình vừa phân tích ở trên.
Cảm ơn bạn Tuân cũng đã nhìn nhận nhận và cho ý kiến về bài đăng theo hướng triết lý sống, mình rất thích và rất biết ơn về điều này.
Cuối cùng mình muốn nói cái ý thể hiện ở câu nói của Tuân "Nghe Bangbang từ khi đang miệt mài ở Cơ điện và thấm từng nốt nhạc của nó". Đấy là một kỷ niệm khó quên. Hôm rồi ngồi bia bọt với Bình kều, còn gọi là Bình ghita K7 từ Tp HCM ra, minh có nhắc lại kỷ niệm này, cứ tối tối, tại hội trường đầu nhà tầng, dăm ba đứa lại tụm lại đứa ghi ta, đứa hát. Những bài hát hồi đó sinh viên ưa thích, Bang bang, Sóng Đanup, Đanup xanh, Vết thù trên lưng ngựa hoang, Bài ca người thợ săn...
Thật thú vị khi còn nhớ những kỷ niệm thời sinh viên...
"Một bức họa đẹp vừa như hiện hữu vừa như vô thường."
Trả lờiXóaVề bức ảnh này Hùng bò thấy đẹp nhưng vẫn cảm giác không tự nhiên lắm..., không phải do nghệ thuật chụp, mà nghĩ rằng khỏa thân cho thoải mái, thì bao giờ cũng ở bãi cát bờ biển, chứ chẳng ai lên sa mạc khỏa thân bao giờ.
Còn về bài hát bang bang thì miễn bàn, đúng là gọi nhớ lại thời sinh viên Cơ Điện..., nhiều kỷ niệm với những bài hát như thế này, hôm nọ nghe đĩa bài này cũng cảm thấy nao nao, xốn xang, như trẻ lại...
Cảm ơn Hùng đầu bạc đã có thêm phân tích bài viết trên.
Trả lờiXóaĐể rõ thêm tý nữa, xin được nói thế này. Về bức họa "vừa như hiện hữu vừa như vô thường" là một sáng tác do họa sỹ tạo lên, vì thế nó mang tải sự vô thường nhiều hơn. Ở đây cái ý bất hạnh nổi lên: "Đời là bể khổ". Xem bức họa này mình lại nhớ đến nhân vật Phăng-Tin trong NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ của Vich To Huy Gô. Và rất rõ nếu bạn đã có lần đi tới bãi biển, ở đấy những cô gái trẻ đẹp cố tình hở hang trong những bộ đồ khêu gợi, cố gắng cười vui với khách, tất cả chỉ để kiếm tiền, để che giấu những nỗi bất hạnh bên trong..
Và nó có cả cái ý hạnh phúc nữa, vì thế mới có tấm ảnh chụp 2 đứa bé cũng chơi cái trò kéo lê trên mặt đất. Nhưng ở đây là HẠNH PHÚC. Hạnh phúc và bất hạnh được nối với nhau như bài hát Bang Bang vậy.
Okie pac Quang, cả hai bức ảnh đều đẹp và có ý nghĩa của nó.
Trả lờiXóaHẠNH PHÚC tuổi thơ, với bức ảnh hai đứa bé cười vô tư với những trò chơi dân dã rất tuyệt, rất phù hợp với bài Bang bang...
Phải chăng đấy là nghệ thuật vị nhân sinh.
Còn "Một bức họa đẹp vừa như hiện hữu vừa như vô thường."
Phải chăng đấy là nghệ thuật vị nghệ thuật.
He he he, đôi lúc thở ra giọng "ný nuận nghệ thuật" tý chút.