Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

MÁU SĨ


      V. Sinh K8
-  Này, tôi nói cho ông biết, già như ông gần 60 tuổi còn đi học lái xe!
Đúng là loại MÁU SĨ, thấy người ta lái cũng lái.Thấy người ta ngồi vi tính cũng ngồi vi tính, còn viết truyện ngắn!
Lão Đông  nghe vợ nói cũng nản lòng. Học lái xe ô tô, mình đã có xe đâu mà học. Rồi còn tiền mua ô tô, nhà chỗ để ô tô… Cứ học lấy bằng đút túi. Học đại học 5 năm còn học được, bằng lái xe ô tô là cái cóc gì! Lại còn cái vi tính. Tiếng Anh bẻ đôi không biết. Mò với chả mẫm, cả ngày không nổi một câu, mắt mờ nhòe…
MÁU SĨ! Công ty tư nhân, mồ hôi nước mắt của mình. Quan chức bổng lộc nhiều chúng nó có ô tô kệ chúng nó. Ờ thì kệ chúng nó…

Công ty tư nhân, mồ hôi nước mắt của mình.....

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

CÔ GIÁO CỦA TÔI

V. Sinh K8

 Đã hơn 40 năm Văn Sinh không bao giờ quyên được cô giáo dạy ngoại ngữ môn tiếng Nga năm thứ nhất đại học ngày địa đạo…
 CÔ GIÁO CỦA TÔI đã ăn sâu vào trong tâm trí, trái tim của nhiều thế hệ sinh viên…
  Cơn mưa ngày 15/09/2015 kéo dài đã gây ngập lụt tắc ngẽn nhiều tuyến đường của thành phố Hồ Chí minh. Tiếng CÔ GIÁO CỦA TÔI đã reo nhiều lần trong điện thoại di động: Em đang ở đâu? Cho cô địa chỉ? Mưa to cô cũng đến. Cô ơi, mưa to lắm, tạnh mưa em đến thăm cô. Cô ở trong này quen đường xá. Cho cô địa chỉ, cô đến thăm cả vợ em nữa, Hằng đã khỏi ốm chưa mà  ĐI CHƠI XA được hả em…


Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

NGÀY HỘI HAT CLUB 27-9-2015

Lại là một lễ hội vui vẻ và sôi động. Các tín đồ của Bia Hà Nội họp mặt cùng uống, cùng ăn rồi cùng nhau hát hò và chia sẻ  cho nhau những niềm vui bình dị. Những niềm vui bổ ích cho cuộc sống, cho sức khỏe và cho tình bạn, tình người...
Ban nhạc chuyên mở đầu cho ngày hội HAT CLUB

TÔI ĐI TÂN CƯƠNG

Ngày 25 tháng 09 năm 2015

TÔI ĐI TÂN CƯƠNG LÀM PHÓNG SỰ

  Mấy hôm trước có bài góp ý cho biên kịch thế mà hay .nhờ thế mà tôi được mời đi cùng đoàn làm phim của truyền hình QPVN về Khu " lưu niệm truyền thống và tưởng niệm Liệt sỹ " của E88 tại Tân Cương Và cũng có hiệu quả nữa khi cháu Tiểu Thúy biên tập viên nói rằng " Chúng cháu sẽ cố gắng sao cho phóng sự này nói hết được tình đồng đội cúa các Ông các Bác "
 Lên đến nơi đã muộn do tắc đường ở cầu Thanh trì ,mọi người hối hả vào việc vậy mà cháu T Thúy vẫn thốt lên " chúng cháu không ngờ được nơi đây có một công trình tầm cỡ Trung Ương chứ không thể là cấp Trung Đoàn thế này .
 Nắng -mệt nhưng cụ Đỗ Hạp  đã 91 vẫn đi cùng và yêu cầu vào việc ,Sau phút lễ nghi dâng hương hoa với các Liệt sỹ là phỏng vấn là ghi hình .Hôm nay ngoài Ban LL Hà nội có Đại diện chính quyền xã Tân Cương và các cô giáo trường Mầm non cùng CCB E88 của Thái Nguyên.Mãi đến 12g10 mới nghỉ vì tranh thủ làm cho hết theo biên kịch mà chắc là phóng sự này phải dài thêm lên đến 15 mới đủ nói cho hoàn thiện về tình cảm của chúng tôi "lính trung đoàn 88-Tu Vũ anh hùng.

Náng quá rồi

RÌNH CƠ ĐIỆN VỚI BIA HƠI HÀ NỘI

Ngày 25 tháng 09 năm 2015

VẪN LÀ TÌNH CƠ ĐIỆN VÀ BIA HƠI HÀ NỘI

   Chỉ còn khoảng 7 ngày nữa là hội truyền thống K6 Cơ Điên được tiến hành tại Nam Định -Ninh bình trong 2 ngày 3 và 4-10-2015.Vậy mà hôm nay ở 181 Nguyễn Lương Bằng quán bia hơi hoàn Béo với món cổ truyền có tiếng "Cơ tây " tràn ngập tiếng cười và niềm vui gặp gỡ của Cơ Điện bên những cốc bia hơi Hà Nội đầy bọt thơm tho .Hôm nay Lê Đình hòa một chiến binh thành Cổ 1972 tổ chức mừng 44 năm ngày đqứng trong hàng ngũ Đảng tiên phong giữa lúc bom đạn tơi bời .Giữa cái chết với cái sống mới thể hiện bản lĩnh của trai Cơ Điện.
 44 năm đã qua chúng ta lại có dịp bên nhau hòa tình Cơ Điện với men bia hơi Hà Nội say đắm lòng người ..Vui thay chúng ta ngoài gương mặt quen thuộc của HAT Club lại có thêm anh Thị với Đông từ Nghệ An ra Hà nội chữa bệnh .Ôi già rồi nhưng mới quý làm sao cái tình Cơ Điện của K6 đã 45 năm .Hôm nay Tr Bình cũng đến được với câu "Anh ra uống bia với hội K6 Cơ Điện " thế là bận mấy bà vợ yêu cũng "Anh cứ đi đi với các anh ấy ,lúc nào về cũng được ".Biết nói gì nữa cứ lấy cốc bia hơi HN mà đo lòng với tình Cơ Điện mà thôi .
Hai anh cán bộ lớp xưa gặp mhau

ĐẠI HỘI CS BẢO VỆ THÀNH CỔ 72

    Tôi chưa thể viết bài được vì còn nhiều chuyện cần xác minh nên đưa trước hình ảnh ,mời các Bạn xem ;

Thêm chú thích

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

LỜI CẢM ƠN

Không gian, thời gian hữu hạn mà tình cảm muốn dành cho nhau lại vô hạn. Oánh cùng gia đình chân thành cảm ơn mọi người "đã bơi" về Vị Hoàng Nam Định, nhắn tin, gọi điện, lên blog chia vui và chúc mừng hạnh phúc gia đình. Xin cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm chia sẻ, cảm ơn BBT.
                                                                                                        Nam Định 26/9/22015

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

ĐI CHƠI XA

 V.Sinh K8

 Anh ơi, em nói với chị Luận (Tú) và Thúy (Khương), ba cặp đôi gia đình cùng xóm ĐI CHƠI XA .
 Em à, anh lo sức khỏe của em. Con đường từ Hải Phòng đi Buôn Ma Thuật, Đà Lạt, Đà Nẵng xa lắm!
 Em đi được, lần này chúng mình ĐI CHƠI XA để kỉ niệm 35 năm ngày cưới anh nhé.
 Tạm biệt Hải Phòng, ba cặp đôi Khương Sinh Tú rời sân bay Cát Bi 08h ngày 14.09.2015. 9h30ph Thành phố Buôn Ma Thuật hiện qua ô cửa sổ cùng các đám mây dầy đặc. Đã ba vòng may bay không thể hạ cánh được xuống sân bay, những cú sóc ổ gà cứ tăng dần. Cơn áp thấp vùng biển đã biến thành cơn bão số 3 đổ bộ vào đất liền vùng Quảng Nam, Đà Nẵng. Thành Phố BMT mưa như trút nước… tiếng phát thanh viên trong loa: Do thời tiết xấu máy bay di chuyển và hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Thành phố Hồ Chí Minh đây rồi. Máy bay lại chao đảo lượn vòng, người vợ của VS mặt tái dần. Anh ơi lấy cho em cái túi…em em chóng mặt quá... cùng lúc đó máy bay hạ cánh…em đỡ rồi.
 Sau 23 năm VS lại đến TP HCM,  nơi có nhiều kỉ niệm  đáng nhớ. TP HCM đã thay đổi nhiều. Quận nhất trung tâm đầu não của thành phố với những tòa nhà trọc trời, xa xa là làng nhà ổ chuột với các tuyến đường trật ních của dòng người xe máy chen trúc cùng với ô tô.
 Lịch trình đi chơi bị đảo lội, ngày 15/09 Khương Sinh Tú (KST) quyết định đi Vũng Tàu tắm biển. VT đường ven biển đẹp hơn với các bãi tắm dành cho nhiều đẳng cấp… Phải đến thăm bạn Giang cùng lớp ngày địa đạo. Tai nạn xe máy đã suýt nữa làm G phải nằm lại bên giường nhiều năm, nay G đã đi lại được, ôm G mà lòng thật cảm động.



Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

DỰ CƯỚI CON TRAI OÁNH

   Mưa sầm sập cả đêm qua ,vậy mong cứ mưa to nữa đi sao cho sáng sớm tạnh ráo để còn đi Nam Định.thế mà sáng nó lại mưa tuy không to bằng cơn mưa 2 tiếng đồng hồ lúc nửa đêm.Thế là phải gọi lại cho Tr Dũng là lùi từ 6g sang 7g30 chờ tạnh ráo.
  Chằng biết làm gì giết thời gian ngoài cái TV chán ngắt. rồi mà mưa không ngớt ,thôi cứ đi  kẻo nhõ việc .Ra Trương Định chờ xe 36 vừa tới nên không kịp mua cái bánh ăn lót dạ.Gần tới bến xe thì tr Dũng gọi bảo mưa quá nên sẽ đi xe buýt ra có thể châm một tý .Vậy mà hơn 8 g chúng tôi mới lên chiếc xe Thái bình to kềnh của hãng Phi Hùng .Mưa vẫn sối xả nhưng càng về gần Nam Định thì ngớt hẳn ,có chỗ đường khô ron rồi .Tôi gọi cho Họa và Đạo ra đón vì chỗ nhà Lâu nước ngập sâu lắm.Gần 10 g thì xe đến BigC Chúng tôi xuống xe thì Đạo đã chờ đó rồi một lát sau Họa ra thế là bám càng chúng về nhà Đạo .Nam Đinh cũng mưa cả đêm nhưng sáng ra thì tạnh vậy mà nhiều chỗ ngập quá .Đạo phải đi lanh quanh để tránh những phố ngập .Lát sau Lâu cũng tới nhà Đạo thế là cả bọn ra nhà hàng Vị Hoàng nơi tổ chức sự kiện .Chà có nhiều anh em Cơ Điện ở đấy rồi .Toàn là chào hỏi rồi cụng ly cứ liên tục thôi .Sau buổi Tôi về ngay với xe của Hoàng kim Hải còn Tr Dũng đến thăm nhà một đồng đội cũ .mãi 16g vừa gọi điện cho tôi nói đã lên xe về rồi .



chỗ ngập nhẹ nhất đi được xe máy

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

T. BA NHẤT HÔM NAY

Quang K8.
Bất kì ai đã từng học tập ở dưới cái mái trường Đại Học Cơ Điện thì chắc chắn đều phải nhờ đến cái tên T. Ba Nhất rồi. Nhưng nếu đã lâu không lên trường thì chắc trong trí nhớ không thể mường tượng được T. Ba Nhất hôm nay như thế nào, cái quán chị Thủy mù, cái quán nước Bà Thế... hay cái bãi chợ ngày xưa mà đám sinh viên chúng mình mỗi khi đi chợ thì ăn trộm nhiều hơn mưa thật...Phải không các bạn, vui lắm, cảm động lắm khi tôi dương ống kính để ghi lại những hình ảnh này.

Chợ T. Ba Nhất hôm nay, vẫn nằm trên khu đất hoang ngày ấy.

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

CỨ CHƠI ĐI LÀ KHẮC BIẾT.

    V.Sinh

 Không phải riêng thằng Si, đa số đấng mày râu đi qua đều ngắm nhìn em . Em hấp dẫn quyến rũ đến lạ kì, khuôn mặt cách ăn mặc quần áo, làn da rất…tuyệt .
 Chiều nào cũng vậy em ra ngồi bán vé số tại ngã tư Ngân hàng công thương thành phố giữa phố Điên Biên Phủ và phố Trần Phú –HP . Không hiểu sao mình đi qua hay dừng lại, mình chưa bao giờ mua vé số nhưng lại đến bên em . Anh mua cho em bộ vé số đi ? Mình không trả lời cứ nhìn em . Mình nhìn người con gái trạc 40 tuổi, mình nhìn những sợi lông tơ nhỏ mịm màng trên cánh tay trắng nuốt của em … Chào em hôm khác anh mua .

Dịu êm Hồ Núi Cốc
LÒNG CAN ĐẢM

ThọK8MA
Đây là truyện của Hoàng Nguyên Hải được nhiều bạn đọc facebook quan tâm

THẾ NÀO LÀ LÒNG CAN ĐẢM!

Ghi chép tại BV
(Truyện cũ viết năm 2013 tái bản )
Đó là khoảng tháng 8 năm 2007, tôi gặp 1 chấn thương đầu gối trái trong 1 trận bóng đá. Sau khi cầm phim chụp cắt lớp (cộng hưởng từ) lên xem, ông bác sỹ bảo ngay: Vỡ sụn chêm, MỔ ngay! May hồi ấy tôi yêu 1 em, em này có bố là bác sỹ chủ nhiệm khoa chấn thương chỉnh hình, thế là tôi được nhập viện ngay để mổ. Trong y học thì những chấn thương như vậy người ta gọi là Tiểu phẫu, tức là phẫu thuật đơn giản. Hồi ấy còn độc thân, sống 1 mình, nên lúc đó tôi nghĩ rất đơn giản, chắc chỉ khoảng vài hôm là đi được, CAN ĐẢM NHƯ MÌNH thì TIỂU PHẪU coi như muỗi đốt, nên tôi cứ vào viện 1 mình không báo cho ai cả. Nhưng đời không đơn giản như Bác sỹ nói, hay như tôi nghĩ!
Mổ từ lúc 8h đến 9h sáng là xong, đại khái bác sỹ nói với tôi rằng: cái sụn vỡ rồi, không giữ được nên phải cắt. Mổ xong, em y tá (ngon phết) cong mông đẩy xe đưa tôi về phòng hậu phẫu, lúc ấy thuốc tê nó còn chưa tan nên từ ngực trở xuống như 1 khúc gỗ, sờ không có bất kỳ cảm giác gì. Y tá hỏi tôi:
- Người nhà anh đâu?
- Đây em!
Tôi chỉ sang 2 thằng bạn đang cười nhăn nhở vì thấy tôi cởi truồng quấn mỗi tấm chăn mong tang trên giường, hàng họ trông như đem phơi nắng. Người ta nói không sai, bạn bè bao giờ cũng là những đứa tốt, khi mình bị NGÃ chúng nõ sẽ ĐỠ DẬY nhưng phải CHỜ chúng nó CƯỜI XONG cái đã, cuối cùng đỡ xong nó cũng vứt mình đấy thôi! (nhân tiện TS chúng mày vào thăm bạn chỉ lo làm quen y tá!)
- 2 anh này trông anh hàng ngày à?
- KHÔNG! Điên à? Hai thằng bạn như đỉa phải vôi: Bọn anh chỉ vào thăm nó thôi, chăm nó kinh bỏ mẹ!
- Không được rồi! Y tá nói: Anh phải bất động vài ngày, phải có người chăm anh ngay hôm nay!
Nhục chưa, thế là phải gọi điện về quê cho các ông anh, rồi họ hàng ở quê họp khẩn cấp để cử 1 ông anh họ lên chăm, nhưng mà đêm đầu tiên tôi phải tự chăm sóc vì ông anh sáng mai mới lên được. Lúc ấy tôi vẫn nghĩ rất đơn giản, có 1 đêm nhằm nhò gì, mình ĐÀN ÔNG cơ mà?
Phòng Hậu phẫu có 5 bệnh nhân, tất cả đều vừa trải qua phẫu thuật. Tôi được ưu tiên nằm ngoài cùng, bên cạnh là 1 ông em mà sau này tôi mới biết là bộ đội Trường Sa mới ra quân, quê Hà Tĩnh, bị tại nạn gẫy xương đùi cũng vừa mổ về sau tôi, cứ tạm gọi là em Bộ đội. Ông em Bộ đội chỉ có duy nhất ông anh ruột chăm sóc.
Ngay sau giường tôi là giường ông Phó Bí thư tỉnh X mổ cắt ngón chân út vì hoại tử tạm gọi là Ông Phó, trông khoảng xấp xỉ 50 trông tương đối béo tốt. Ông Phó ngoài vợ và em gái chăm ngày đêm, còn nhiều họ hàng thay phiên nhau chăm sóc.
Cạnh giường ông Phó là 1 em gái 20 tuổi dân Hà Nội (hình như ở Hoàng Quốc Việt) phải thay khớp háng do tai nạn giao thông, em gái được mẹ chăm và đặc biệt có anh chàng người yêu ngày đêm bên cạnh, tạm gọi em gái là Juliet và anh chàng người yêu là Romeo (tạm thế, lý do sẽ nói sau).
Giường trong cùng là 1 thằng bé rất đáng thương khoảng 11 tuổi, nó bị tai nạn lao động phải nối cổ tay đứt rời, nhà tận Nghệ An, người chăm sóc là mẹ của chính thằng bạn chém cụt tay nó, tạm gọi thằng bé là cu Nghệ. Cả 2 ra Hà Nội mà trong túi còn đúng 1 triệu 500 ngàn mà nghe nói nó phải ở bệnh viện những 10 ngày để theo dõi cái tay vừa nối…
Phải nói đó là 1 đêm kinh hoàng với tôi, 12h đêm là lúc thuốc tê mất tác dụng, đó là lúc những CƠN ĐAU lên tận óc, không 1 ai bên cạnh, cả người tôi run bần bật, đau kinh khủng. Lúc đầu tôi chỉ rên nhẹ, sau đó tôi phải cắn chặt răng để không bật ra thành tiếng, nhưng càng về sau thì cơn đau càng dữ dội, nước mắt cứ trào ra, cơn đau cứ từng đợt đi từ đầu gối lên đến tận óc… Tôi KHÓC thành tiếng như trẻ con! Đau đéo thể tả được!
Đến khoảng 2h đêm, khi cơn đau của tôi bớt được 1 chút thì bên giường ông Phó bắt đầu kêu la. Kinh khủng hơn nhiều, ông đập giường ầm ầm, chửi vợ rồi bắt bà gọi bác sỹ tiêm giảm đau… Khổ thân bà vợ, cuống cuồng chạy tới chạy lui gọi bác sỹ trực. Rồi ông gào thét, chửi rủa bác sỹ chậm chạp, chửi vợ ngu dốt, khóc lóc kêu gào đến nỗi bác sỹ phải tiêm ngay giảm đau cho ông Phó…. Cả phòng bệnh không ai ngủ được vì ông, TSB ông, thật kinh hoàng!
Bên giường em gái Juliet, tôi chỉ thấy tiếng khóc nhè nhẹ của em, Romeo cầm khăn ướt thức bên cạnh ân cần lau trán, thì thầm an ủi…
Giường thằng em Bộ đội bên cạnh không có 1 tiếng kêu, sau này tôi biết nó là thằng đau nhất trong phòng, nó chỉ nhắm mắt, thở nhè nhẹ, thằng anh bên cạnh ngủ ngon lành mặc cho ông Phó gào thét.
Đặc biệt nhất là cu Nghệ, nó đau cũng phải ngang ông em Bộ đội, nhưng nó không kêu 1 tiếng nào, nó chỉ nằm đấy trong bóng tối nên tôi không biết nó có nhăn nhó hay chảy nước mắt như tôi không?
Đêm đó tôi biết rằng không bệnh nhân nào ngủ được, khoảng 6h sáng tôi thiếp đi được 1 lúc. Tỉnh dậy lúc 8h, tôi thấy người yêu bên cạnh, ông anh tôi cũng đã lên để chăm tôi, y tá bắt đầu thay băng cho từng người. Sau khi rửa mặt tỉnh táo, người yêu mua cho bát cháo nóng, tôi cố ăn khoảng 10 thìa cháo rồi ngồi dậy cho đỡ mệt, muốn ăn thêm mà mồm đắng ngắt không nuốt nổi đành đổ. Nhưng chưa hết, cả ngày hôm đó cơn đau vẫn dai dẳng, cả phòng không ai nói với nhau 1 câu, vẫn ông Phó gào thét kinh hoàng nhất, rồi đến tiếng rên của tôi, vài tiếng nức nở của em gái…
Tối hôm thứ 2, khi cơn đau đã bớt dần, tôi bắt đầu hỏi chuyện thằng em Bộ đội:
- Em không đau à?
- Em đau chứ anh, nhưng em chịu được! Thế này là may lắm rồi, bác sỹ bảo chân em có thể đi lại được, mấy hôm ở Hà tĩnh, em chỉ muốn chết, ra đến HN là em biết em sống rồi!
- Em bị làm sao?
- Em bị tai nạn xe máy, con ông Phó CT Tỉnh đâm ô tô vào em lúc đang trên đường đi làm về, xương đùi gẫy làm 3 khúc. Lúc đưa vào bệnh viện Tỉnh, người ta thấy chân phải em ngắn hơn chân trái, thế là Bác sỹ ở đấy người ta treo chân em vào 1 quả cân để kéo ra. Một tuần treo chân ở Bệnh viện Tỉnh em nghĩ em chết rồi, đau gấp vạn ở đây, khi được chuyển ra HN là em biết em sống, đáng lẽ em mổ trước anh vì em đợi 3 ngày rồi, nhưng người ta bảo anh được ưu tiên. Nhưng không sao, 10 ngày vừa qua em chết rồi, giờ mổ xong coi như em sống, đau như đêm qua em chịu được, nhưng anh khóc to quá em không ngủ được. Em là lính Trường Sa vừa ra quân, nhà có 2 anh em, nghèo lắm, em mà tàn tật thì sao mà anh em nuôi cả bố mẹ và em được. Anh không quen chịu đau, chứ em quen rồi, khóc cũng chả ai thương!
- MK! Mày làm anh xấu hổ quá! Anh bị có tý mà kêu váng trời, mày đau đớn 10 ngày mà không kêu 1 tiếng! Anh nể mày!
- Có gì đâu anh, em quen rồi!
- Làm đek có ai quen được với NỖI ĐAU!
Nói chuyện với thằng em Bộ đội này vui phết, tôi phải phục nó, phục cả thằng anh nó, chăm em từng tý, luôn lo thằng em nghỉ quẩn rồi chán đời. Thằng em thì thương thằng anh chưa lấy vợ vì nhà nghèo, giờ lại phải lo cho em. MK, nghĩ đến cái thân mình thấy HÈN thật, chả phải lo lắng cho ai, sinh ra đã sướng, có tý đau đơn khóc như mưa, có khi mình đêk QUEN với NỖI ĐAU cũng nên? Can đảm cái con củ khoai gì mình hay với mấy ông THÀNH PHỐ?
Tối hôm thứ 2 cả phòng bắt đầu có chút sức sống, mọi người đã nói chuyện được với nhau, đấy là nói về bệnh nhân, còn người nhà thì người ta quen nhau lâu rồi. Giai đoạn này thì cả phòng bất động, đi vệ sinh ngay trên giường, ai cũng chỉ mặc mỗi cái áo che phần trên, phía dưới cởi truồng cả. Thằng cu Romeo chăm con bé như chồng chăm vợ, nó cho con bé đi vệ sinh rồi lau rửa từng tý một, mồm luôn nói cười vui vẻ, không hề nhăn mặt, có cảm giác như nó hạnh phúc khi được làm như vậy. Lúc con bé nghỉ ngơi thì nó ngồi đọc truyện cho con bé nghe, nắm tay nhau con bé đặt vào đùi, thỉnh thoảng lại nhìn nhau rồi cười. Nhìn chúng nó mà mình thèm, lâu lắm rồi mới thấy 1 tình yêu như thế, loại như mình chạy mất dép, mà có khi Tình yêu làm cho con bé không đau. Tôi nhìn đôi uyên ương rất tò mò, thế là tôi đánh tiếng hỏi thằng Romeo:
- Em chăm vợ khéo nhỉ?
- Bọn em chưa cưới! Romeo nói: Chúng em yêu nhau từ cấp 3, được 6 năm rồi, bạn em mổ lần thứ 2 nên cũng quen rồi!
- Em bị sao thế! Tôi hỏi Juliet.
- Em bị xe tải đâm phía sau, phải thay khớp háng, năm ngoái em thay 1 lần rồi nhưng năm nay nó trục trặc, phải mổ ra chỉnh lại!
- Em chịu đau giỏi nhỉ?
- Giỏi gì đâu anh, đây là lần thứ 2 em mổ, lần trước em nằm viện 1 tháng bạn trai em phải nghỉ việc chăm em, lần này cũng thế nên ai cũng tưởng chúng em là vợ chồng! Sau khi em đi lại được, bon em sẽ cưới!
- Đúng rồi! Anh phục thằng bạn em, anh yêu ai lâu nhất chắc được 6 ….tháng. Nó chăm em còn hơn chồng chăm vợ đẻ.
- Có gì đâu anh! Thằng Romeo nói: Sau này lấy về em bắt cô ấy chăm bù!
Rồi cả 2 đứa chúng nó nhìn nhau cười, mặt con bé tươi hẳn lên, chắc nó hạnh phúc lắm…
Tôi nhìn sang thằng cu Nghệ, thằng bé 11 tuổi vừa nối tay được 2 hôm. Thằng bé thật vô cùng CAN ĐẢM, nó không kêu 1 tiếng nào, nó ăn tất cả những gì bà hàng xóm và là mẹ của thằng chặt cụt tay nó mua cho ăn, đó hầu như là những thứ rẻ nhất ở cái bệnh viện này. Tôi vẫn cho nó sữa tươi và hoa quả, tôi thì có ăn được đâu, cứ thừa là cho nó nên nó có vẻ quý tôi lắm. Tôi hỏi thằng bé:
- Em có đau không?
- Em đau, nhưng em chịu được!
- MK! Chúng mày đứa nào cũng chịu được, cả phòng có mỗi tao với ông bác này – tôi chỉ sang ông Phó- là kêu la ầm trời, trong khi bị nhẹ nhất? Mà em làm sao mà cụt tay thế?
- Khổ lắm chú ạ - Bà hàng xóm chăm thằng bé nói- tôi với mẹ nó là hàng xóm, bố nó làm tận trong Nam, bọn trẻ con nhà tôi với nó đi chăn trâu với nhau … hu hu hu …Khổ thân cho tôi không cơ chứ???
- Thôi, cô để nó nói xem nào!
- Cháu với mấy thằng đi chăn trâu – Thằng bé nói - ở quê đứa nào cũng có cái liềm để cắt cỏ, chúng cháu chơi trò bắt ếch rồi tung lên trời rồi lấy liềm chém làm đôi. Hôm ấy cháu bắt được con ếch cụ, cháu muốn mang về nhưng thằng T (con bà hàng xóm) nó giật lấy rồi ném lên cao… Cháu nhẩy lên giơ tay bắt thì nó CHÉM, thế là cụt tay!
- Ôi tổ sư chúng mày nghịch thế hả trời!
- May là chúng nó còn biết nhặt cái tay rồi đem về - Bà hàng xóm nói - y tá xã ướp đá rồi bảo tôi đưa nó lên Hà Nội, con dại cái mang, nhà tôi cũng nghèo, khổ quá cơ… hu hu hu..
- Em có giận thằng T đó không?
- Nó là bạn em, chỉ chẳng may thôi, khi nào về em lại đi chăn trâu với nó!
- Bố mẹ em sao không lên cùng em?
- Nhà em nghèo, mẹ phải chăm 2 đứa em nữa, nên không có tiền…
MK, nghe nó nói thấy nghẹn cả họng, sao những con người sinh ra trong khó khăn nghèo khổ thì luôn có khả năng chịu đựng mọi đau đớn thế nhỉ, trong khi những đa số những thằng sinh ra trong đầy đủ (như mình) hơi tý kêu gào như cắt tiết?
À quên! Còn ông Phó chưa kể: Ông Phó có vẻ đại gia, mặt mũi trí thức, trông rất đáng kính, vợ và 1 cô em gái chăm ông như thánh sống, nhưng ông coi đó như nghĩa vụ của họ, đối xử chả khác gì Ô-sin. Lúc đầu chả thấy ông nói chuyện với ai, toàn thấy điện thoại gọi về Tỉnh chỉ đạo này nọ, trông oai lắm, đôi khi thấy ông nói rất nhỏ, cười cợt rúc rích lúc vợ đi mua thức ăn. Tôi đoán ông nói với GÁI, Quan to thiếu đek gì gái! Khách đến thăm ông tấp nập, toàn các doanh nghiệp ở Tỉnh, rồi họ hàng bạn bè …ở xa thì gọi điện hỏi han suốt ngày. Nói thật ra, so với ông thì ở phòng chả ai xứng đáng để nói chuyện, đến hôm thứ 3 tôi mới nói chuyện được với ông. Ông kể là ông định vào Việt Pháp nhưng người ta bảo bác sỹ ở đó không bằng ở đây với lại ở Tỉnh người ta biết lại dị nghị. Ông có bạn làm Sếp trong này nên ông tin tưởng, ông định ở phòng riêng nhưng ở đây không có nên ông phải nằm chung, đợi vài hôm đỡ hơn ông ra khách sạn ở cho đỡ ngột ngạt. Tôi bảo:
- Víp như chú nằm đây hơi bất tiện, thôi chú chịu khó vài hôm chú ạ!
Thỉnh thoảng ông đọc mấy tờ báo An Ninh, Thanh niên, Thể thao .. ông xem tin tức rồi nói với cả phòng:
- Thanh niên chúng mày thời nay chỉ biết hưởng thụ, không có lý tưởng như bọn chú ngày xưa! Suốt ngày chỉ yêu đương rồi đánh chém nhau đầy ra đây này! Hỏng, hỏng hết, thế hệ như chú về hưu thì không biết chúng mày kế thừa thế nào được?
Rồi ông luôn than nào là đạo đức Gia đình xuống cấp, đạo đức XH suy đồi, nào là lớp trẻ chúng mày chỉ biết ăn chơi hưởng thụ, không biết thương bố thương mẹ thì làm sao mà YÊU ĐỒNG BÀO, yêu Nước… TS ông, nghe bực hết cả mình nhưng ông ấy nói cũng đúng, lại là người lớn nên cũng chả ai cãi làm gì. Tôi cũng kính nể ông vì biết ông là quan chức TO mà chịu chui vào đây nằm thì chắc cũng là người Vì Dân vì Nước đây!
Buổi trưa hôm ấy, lúc bà vợ đi mua thức ăn, thấy ông lầm rầm tâm sự được 1 lúc thì có khách đến thăm, khách nữ. Khách của ông là 1 em gái trông như mẫu tạp chí Play boy, ngực to, trắng nõn, váy ngắn cũn, mùi nước hoa nó át hết cả mùi CỨT trong phòng. Ông giới thiệu là em bà con xa của ông ở Hà Nội. Ôi cái Đập con mèo, từ hôm tiêm thuốc tê đến giờ hàng hóa tôi ngủ li bì, đang lo bị LIỆT thì khách của ông bước vào nó VỤT ĐỨNG THẲNG dậy chào, mình còn chưa kịp chào THẰNG EM nó đã chào trước, TSM, LỊCH SỰ vừa vừa thôi chứ, MK , tao có mặc sịp đâu, LỘ đéo tả được! Thôi con lậy ông Phó, bà con đêk gì, nhìn là biết là HÀNG rồi, ông tưởng con NGU à, ông làm con phải cho tay xuống giữ khư khư cái cột lều đây này! Tôi trêu ông:
- Chú còn bà con nào XA quá không đến được thì chú cho cháu số điện thoại, cháu chả có bà con nào, nhiều khi nghĩ mà tủi?
Em Hàng ngỗi tâm sự với ông trông tình tứ lắm, tay đặt lên bụng ông hỏi han ân cần, mặt ông rạng ngời hạnh phúc, cười tươi rói, trông trẻ ra cả chục tuổi, TS ông, ông YÊU em hàng cmnr! Đang lúc ấy tôi thấy vợ ông về, trông ông có vẻ hơi cuống 1 chút, em Hàng bỏ tay ra khỏi bụng ông rồi chào bà vợ:
- Em chào chị, em là em anh M, anh ấy bận bảo em vào thăm và chúc sức khỏe anh nhà!
- Chào em!
Bà vợ chỉ nói vậy rồi đặt cơm lên tủ cho ông, đi ra ngoài hành lang ngồi với cô em gái ông, không nói thêm câu gì nữa. Nhưng lúc bà đi ra, nhìn vào mắt bà tôi biết bà đoán được, bà chỉ cố CHỊU ĐỰNG thôi, không người vợ nào ngây thơ đến mức không cảm nhận được điều đó. Một lúc sau thì cô em kia cũng ra về, ông Phó có vẻ gượng gạo và hơi xấu hổ.
Tự nhiên, lúc đó, nghĩ về những thân phận con người quanh tôi, tôi lại BẬT CƯỜI! MK, tài thật, ở trong căn phòng có 20 m2 mà mọi thứ TƯ DUY trong đầu tôi từ trước đến nay đảo lộn hết cả, thế này nhé:
- Thứ nhất là Lòng can đảm không có ở những kẻ sống trong sung sướng, nó không có sẵn trong mỗi người, nó phải được RÈN LUYỆN. Đó là điều mà những đứa như thằng em Bộ đội, thằng cu Nghệ nó đã dạy cho tôi.
- Thứ 2 là Lòng can đảm không chỉ thể hiện ở nỗi đau THỂ CHẤT, nó còn thể hiện ở TÌNH CẢM con người. Với tôi, TÌNH YÊU mà thằng em Romeo dành cho con bé là Lòng can đảm, với nhiều người (có thể cả tôi) cũng không đủ can đảm yêu thương như vậy. Bà vợ ông Phó cũng là một người Can đảm, tôi không biết bà còn yêu ông nữa không nhưng bà chấp nhận hết và cam chịu NỖI ĐAU cho riêng mình.
- Thứ 3 là ngày xưa tôi luôn được bố mẹ giáo dục rằng các bậc cha chú đi trước là người tốt phải kính trọng học hỏi lấy làm gương, phải ngoan ngoãn nghe lời, không được cãi…Còn các quan chức nhà nước là người lo cho dân, lo cho nước nên phải học hỏi, phải phấn đấu, phải tuyệt đối tuân thủ, phải …phải…. Nhưng ở cái phòng bệnh này thì khác, tất cả mọi thứ hình như đảo lộn hết cả. Lẽ ra người tôi phải coi là tấm gương là ông đấy ông Phó ạ! TS ông! Ông mang cả hàng vào viện thì tôi cực kỳ NỂ ông! MK ông luôn nói ông không tin vào LỚP TRẺ, nhưng nói thật rằng cho TIỀN tôi cũng không dám tin vào cái LỚP GIÀ như ông. Đến vợ ông chăm ông như thánh, sống bao năm mà ông còn không coi bằng con bồ của ông. Thử nhìn thằng Romeo nó chăm người yêu nó xem liệu ông (hay cả tôi) có làm được 1 phần ngàn của nó không, hay chỉ nhìn thấy CỨT là nôn hết ra rồi? Thử nhìn 2 anh em thằng Bộ đội nó chăm nhau xem tình cảm anh em nó thế nào, nó đau gấp vạn lần ông với tôi cộng lại mà nó có kêu tiếng nào đâu, nó đau mà vẫn lo cho anh nó chứ đâu như ông, quát em gái như con ở? Thử nhìn thằng cu Nghệ mới 11 tuổi nó can đảm thế nào, bạn nó chặt cụt tay nó mà nó không hề giận, tôi chắc với ông rằng chỉ cần 1 nhân viên Tết quên đến nhà ông chắc ông ĐÌ nó không ngóc lên được ông nhỉ? Tôi chả biết ông làm được cái gì cho DÂN cho NƯỚC như cái lý tưởng của ông, nhưng đến GIA ĐÌNH ông mà ông coi không bằng mấy đứa con gái XH thì tôi chắc ông chả làm đek gì được cho XH này đâu? Nhưng thật may là còn có mấy đứa trẻ NHÀ QUÊ ấy, chúng nó đại diện cho những thứ TỐT ĐẸP còn lại của xã hội này, chứ không tôi cũng đek biết tin vào THẾ HỆ nào nữa!
- Thứ 4 là trước đây tôi không coi trọng người NHÀ QUÊ cho lắm, mà hình như đó là đức tính CHUNG của người thành phố thì phải, nhưng nhờ 2 thằng cu em đó mà tôi phải nghĩ lại rồi. Có lần khoảng năm 2004, đi công tác dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh tôi có ghé qua nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn. Ở cái nghĩa trang liệt sỹ rộng bát ngát đó có hàng triệu ngôi mộ được phân theo các vùng miền đất nước. Rộng nhất chắc có lẽ là khu đồi Nghệ An và Thanh Hóa, tôi không thể đi bộ hết được vì nó quá rộng với hàng trăm ngàn ngôi mộ. Tôi cũng muốn tìm khu vực Hà Nội nhưng không thấy, chắc nó lọt thỏm đâu đó giữa biết bao vùng miền NHÀ QUÊ khác. Vậy thì nơi nào CAN ĐẢM hơn, chắc không phải HÀ NỘI rồi? Tôi tin rằng nếu Thủ Đô phải đặt ở Tỉnh nào có nhiều công lao với công cuộc giải phóng đất nước này nhất thì chắc chắn nó sẽ nằm đâu đó giữa Nghệ An và Thanh Hóa. Lúc đó thì Hà Nội chắc thành NHÀ QUÊ mất? Có lẽ dân THÀNH PHỐ phải làm cái TƯỢNG ĐÀI để tỏ lòng biết ơn người sự hy sinh của người NHÀ QUÊ đặt ở giữa Thủ đô này có phải không nhỉ?
Một tuần sau tôi ra viện, trước khi về tôi mang cho hết mấy thứ thuộc về bệnh viện cho 2 thằng em kia, không muốn cầm về bất cứ cái gì cho nhẹ thân. Tôi cho thằng Bộ đội nạng inox, ống ted xịn (loại ống bó chân không cho cử động), giường gấp cho thằng anh nó nằm với mấy loại thuốc giảm đau linh tinh. Thực phẩm còn thừa như sữa hộp, sữa tươi, hoa quả bánh kẹo… cho hết thằng cu Nghệ với mấy trăm ngàn nữa. Vác mỗi cái xác về nhà cho nhẹ nhàng, xa nhà 1 tuần chỉ muốn về thật nhanh, quá hãi bệnh viện rồi. Thằng Bộ đội cảm động lắm, nó cứ bảo anh ghi số của em, khi nào anh vào Hà Tĩnh gọi cho em đi uống rượu… Cả thằng cu Nghệ, đua nhau cảm ơn cứ như mình ân nhân chúng nó.
Nói thật ra thì nếu gặp lại tôi phải CẢM ƠN chúng nó, lúc đó tôi sẽ nói rằng:
- Cảm ơn thằng em Bộ đội đã kể anh nghe chuyện ở Trường Sa mỗi ngày, nó khác hẳn những gì mà anh vẫn nghe trên ti-vi, nó khắc nghiệt và căng thẳng hơn nhiều so với những cái chúng ta ở nhà vẫn biết. Cảm ơn thằng cu Nghệ, em thật dũng cảm vô cùng và đầy lòng vị tha. Với những suy nghĩ tốt đẹp trong tâm hồn chúng mày, anh chắc chắn sau này 2 đứa sẽ trở thành người có ích cho XH. Về đôi uyên ương Romeo và Juliet, anh cảm ơn các em vì nhờ có các em mà sau này anh học được cách chăm sóc gia đình. Chắc chắn sau đó 2 đứa sẽ lấy nhau và sống suốt đời hạnh phúc vì anh nghĩ rằng mọi ĐAU ĐỚN 2 đứa đã cùng nhau vượt qua rồi!
Còn cô bạn gái của tôi, rất tiếc là 3 tháng sau chúng tôi không còn là NGƯỜI YÊU của nhau nữa, tôi CƯỚI cô ấy và vẫn ĐAU KHỔ cho đến bây giờ. Do đó tôi cũng xứng đáng trở thành người CAN ĐẢM phải không các bạn nhỉ?
À lại suýt quên ông Phó, MK, một lần nữa để kết thúc bài viết này theo phong cách CŨ của TÔI: TSB nhà Ông!
Top of Form


Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

NHỮNG GƯƠNG MẶT ĐẸP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG TA HÔM NAY (tiếp theo 6)

Khi ở tuổi 60, cái tuổi đã rất xa so với tuổi học trò, tuổi sinh viên và cũng đang xa dần cái tuổi công tác, việc giao lưu với lớp sinh viên @ không chỉ là niềm vui đâu mà còn là một nhu cầu nữa đấy. Giao lưu với lớp trẻ giúp nhớ lại những kỷ niệm thời trẻ đầy sôi động qua đó trí nhớ sẽ tốt lên, tinh thần phấn chấn và vì thế cuộc sống tươi trẻ hơn, sức khỏe sẽ tốt hơn.
Nhưng cái quan trọng nhất vẫn là nhu cấu sinh hoạt cộng đồng, hướng tới bạn bè mà.


Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

SÁNG THU HÀ NỘI

Sáng nay qua hồ Gươm có mấy hình ảnh Hồ Thu tặng các bạn

gió thu cành liễu la đà

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

TRẤN M OÁNH CHÍNH THỨC MỜI CƯỚI CON TRAI

  Tôi đã nhân được thiếp mời của T M Oánh và của một số bạn nữa k8 nhờ chuyển giúp,:Gồm Đỗ K Hông -P V Quang -Hoàng  Hải và Trác T Dũng K6 .Tôi sẽ cố gắng chuyển tới từng người sớm nhất ,


Thêm chú thích
Như vậy ăn tiệc trước 2 ngày  đón dâu để dãn khách như Oánh đã nói trước ,thế là tôi được đi Nam định chơi với anh em dưới đó .Quang -Hồng chuẩn bị phương tiện nhé và báo giờ đi cho Thọ .
  Chúc mừng hạnh phúc hai cháu .

THẾ LÀ HẾT

Văn Sinh


-    Ới các bác ơi, bác N mất rồi, hu hu…
-     Bác N mất lúc 13g 10ph tại bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí.
   Chỉ mới hơn 2 tháng, hai con người đặc biệt của một gia đình đã ra đi, đi mãi không về…
 Ông già núi Hạm mất đêm rạng sáng ngày 28.06.2015 hưởng thọ 87 tuổi. Ba mươi bẩy tuổi ông đã ly thân sống một mình bên Núi Hạm…
Con rể T.T.N nghe tin ông mất, dù đã chia tay với con gái của ông, vẫn từ Sài Gòn bay ra khóc ông như nước tuôn trào…
T.T.N sinh năm 1958 tại Nam Định. Vợ thứ nhất có 1 con gái, vợ thứ hai có 1 con trai, vợ thứ ba đăng kí kết hôn tháng 1/ 2015…Vợ thứ hai  chiếm đoạt của N 3 nhà, vợ thứ hai 2 nhà cũng đang đòi ly hôn…

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

THẰNG ĐẤT


TRỌNG LUÂN NGUYỄN.

 Không phải nó hiền như đất mà gọi nó là Đất. Nó tên là Đất thật đấy. Em trai nó tên là Đá, hai chị gái nó tên Cỏ và Cây. Hay chưa? Cỏ Cây Đất Đá. Ngẫm ra bây giờ mới thấy bố mẹ nó nông dân mà giỏi thế, sinh thái phết.
Đất làm trong ngành cùng tôi. Lúc tôi về hưu rồi nó còn phải tám chín năm nữa mới về. Thật ra Đất chỉ kém tôi hai tuổi. Nhà nó đi khai hoang lên ngược. Trên ngược chả có trường lớp, mà có thì xa quá. Nó lớn lềnh nghềnh mà chưa đi học. Bốn năm sau nhà nó lại cuốn gói từ biệt đồng bào Sán dìu đông bắc về quê. Đất đã 10 tuổi mới đi học vỡ lòng. Nó cao lớn hơn bạn cùng lớp hơn một cái đầu.  Năm này qua năm khác ngồi cuối lớp và cũng kinh niên làm lớp trưởng. Học lớp 2 lớp 3 cấm có bao giờ Đất tham gia tát vét cua tép ngoài đồng cùng chúng bạn. Lí do là bởi Đất không dám cởi truồng như mấy đứa cùng lớp. Bọn học cùng dái bằng quả ớt chứ Đất thì oai vệ hơn nhiều. Đất cứ ngồi trên bờ xem và cười một mình. Lũ bạn chơi trò gì Đất cũng xem và lại cười một mình. Có lẽ nhờ thế nó có tố chất làm lãnh đạo sau này. Lãnh đạo là phải biết lùi ra đằng sau mà xem mà chiêm nghiệm mà phán xét. Rồi về sau Đất làm lãnh đạo ngành thật.

Guồng máy bao cấp

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

NHỮNG GƯƠNG MẶT ĐẸP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG TA HÔM NAY (tiếp theo 5)

Lê Sĩ Mạnh vừa có một nhận xét thật đúng lúc và ý nghĩa. Chắc nhiều bạn sau khi đọc xong phải suy nghĩ. Nhưng cũng cần phải làm rõ thêm thế này.
Từ 2 năm nay Blog này có một BBT gần chục người có thể tự viết bài đăng bài lên trang. Ngoài ra mọi người đều có thể gửi bài vào Email của một trong những người trong BBT để đăng hộ. Nếu tất cả cùng viết, chỉ cần mỗi tuần, mỗi tháng một bài thôi thì chắc tinh thần cũng như nội dung Blog sẽ sôi động nhiều. Nhưng như Mạnh nói chỉ vào đọc, mà không muốn viết thì  nói thật, một BT dù có mười đầu, mười tay cũng không thể làm cho Blog sôi động và phong phú lên được. 
Trong số những người hay viết, trừ Quang ra thì bạn Sinh viết khá nhiều, còn lại lác đác vài người nữa, lúc viết lúc không. nhân đây cũng xin mạn phép được gửi lời cảm ơn đến các bạn.
Tôi nhớ lại năm 2013 và 2014 khi có một  vài người do những lí do không thỏa mãn  nguyện vọng cá nhân đã cố tình phá bĩnh, phá bỏ Blog, đã từng văng bậy (xin lỗi không tiện đưa nguyên văn ra đây) Ít nhiều làm nản lòng BBT.
Thực ra cả Blog K6 và K10 cũng đều đã có lúc rơi vào tình trạng như vậy. Nhưng rồi sau những cuộc họp rút kinh nghiệm (Quang cũng được mời dự) mọi người lại đoàn kết lại và chung sức vực lại trang Blog.
Còn Blog K8 cũng thế thôi, nếu không có nhiều ý kiến của bạn bè vun vào thì trang này cũng đã  biến từ năm ngoái rồi. Mình nhớ có một bạn Khóa sau (không rõ ai) nói trong bài còm thế này: "Chú ơi, chú cứ buông tay 2 tuần thôi thì mọi thứ về số không ngay ấy mà. Cháu cũng làm cái này cháu biết, cũng là ôm rơm thôi."
Mình biết mình đang ôm rơm. Và nếu chỉ vì một ý gì đấy mà các bạn đã tự ái, im lặng hay quay lưng đi, thì theo logic, các bạn thấy người ôm rơm này đã phải chịu đựng như thế nào và khả năng kiên trì lớn như thế nào. Tuy nhiên mọi thứ đều có giới hạn
Nói lên để cùng biết , cùng hiểu chứ thực ra Quang cũng chẳng hy vọng nhiều đâu. Vui là chính mà. Ai thích vui thì cùng vui, không thích thì thôi. Còn bạn bè mãi là bạn bè. Biết đâu đấy, một ngày nào đó chúng ta lại vẫn cần đến nhau.



Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

TIN VUI SỚM TỪ THÀNH NAM

  Tôi vừa có  chuyến đi khảo sát thực địa tại Nam Định-Ninh bình vừa qua cho ngày hội K6 năm 2015..Xong công việc trở lại Nam đinh có gặp  Oánh k8B và Đạo k8A .Một bất ngờ là Oánh thông báo ngày cưới vợ  con trai lớn . Tuy vậy Oánh băn khoan là ở Nam định không có được một nơi tổ chức cưới cho con trai đủ rộng  .Nhà Oánh có 14 anh chị em tất cả với dâu rể nhân đôi ,con cháu đông  ( Cụ ông có 2 Bà mà ) mà  bè bạn lại nhiều và trải khắp nơi..Vì thế nên không dám mời bè bạn phương xa được và lấy làm áy náy lắm .Tôi lấy kinh nghiệm của 2 lần cưới con của mình và khuyên Oánh nên liệu cơm gắp mắm cho hợp lý .Giờ thông tin phổ cập lại có blog K8 nên mời đại diện thôi còn lại báo hỷ là phù hợp hơn cả .Các Ban bè chắc sẽ thông cảm và ủng hộ ngay thôi .
Ảnh này bị ánh sáng đền làm nhòe đi lại thêm huyền ảo 

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

NHỮNG GƯƠNG MẶT ĐẸP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG TA HÔM NAY (tiếp theo 4)

Vẫn là những gương mặt nam nữ sinh viên thế hệ @. Họ không chỉ đẹp về hinh thức, về quần áo thời trang mà chắc chắn họ cũng sẽ như chúng ta và thậm chí còn hơn thế hệ chúng ta về tri thức, về ý thức và về năng lực để xây dựng đất nước Việt Nam này văn minh và giàu mạnh.

Các thế hệ sinh viên trong cùng một căn phòng KTX

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

NHỮNG GƯƠNG MẶT ĐẸP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG TA HÔM NAY (tiếp theo)

Bên Blog K10 đang có bài viết hội thảo về vấn đề thương hiệu "Cơ Điện". Bạn nào quan tâm đến cái tên Cơ Điện, đến cái trường Đại Học Cơ Điện ngày xưa của chúng ta thì xin mời sang đó để hiến kế, tham gia ý kiến nhé.
Blog K8 CÙNG CÁC BẠN  CƠ ĐIỆN xin tiếp tục đăng thêm những gương mặt đẹp của thế hệ sinh viên @ chụp trong dịp 50 năm ngày thành lập trường.

Thế hệ sinh viên @ hôm nay.


Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

NHỮNG GƯƠNG MẶT ĐẸP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG TA HÔM NAY (tiếp theo)

Quang K8
Đã đành là "Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân". Nhưng nếu với một cơ sở nghèo nàn thì chắc những thành viên trong đó cũng chẳng muốn làm đẹp làm gì. Ý tôi muốn nói rằng, tại sao chỉ là một trường Đại Học miền núi thôi, sinh viên vào trường cũng chủ yếu sống ở những vùng núi Việt Bắc và Tây Bắc thôi, ấy thế mà cơ sở trường lớp chẳng thua gì những trường ở Hà Nội, thậm chí còn hơn nhiều trường khác nữa. Nếu không tin mời các bạn chịu khó bỏ chút ít thời gian đi thăm quan và so sánh thực tế các bạn sẽ thấy điều đó. Tuy nhiên công lao làm lên điều kì diệu này thuộc về nhiều thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường. Trong đó có phần nhỏ bé của mỗi chúng ta.
Còn thế hệ sinh viên thời này thì thế nào nhỉ. Đẹp, Galan, và rất văn hóa. Lấy gì để chứng minh điều này. Hãy tiếp xúc, chuyện trò với họ, ít nhiều bạn sẽ hiểu họ phần nào.

Các sinh viên tình nguyện trong ngày lễ 50 năm

Phải nói các cháu rất nhiệt tình phục vụ quan khách đến thăm trường. Một tình cảm tốt đẹp đã được các cháu thể hiện sau khi chuyện trò, giao lưu với chúng tôi. Tất cả các cháu đều phát biểu "Thế hệ các bác tốt quá, tình nghĩa quá, không biết sau này chúng cháu có làm được như các bác bây giờ không..."

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

NHỮNG GƯƠNG MẶT ĐẸP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG TA HÔM NAY

Quang K8
Không phải đã là vô lý, nhưng có lẽ vô bổ thì gần đúng, Hãy chuyển sang một khía cạnh vui hơn, bổ ích hơn cho dù nó vẫn nằm trong cái đề tài "trường ta"
Đã là sinh viên ai chẳng thích đẹp. Ngày xưa K10 có Hồng, có Sơn, K11 có Loan có Nga... mà khối anh đến giờ vẫn còn nuối tiếc (xin lỗi các bạn, đừng hờn giận gì nha, vì đó là sự thật). Đặc biệt Nguyễn Văn Sinh K8 thỉnh thoảng vẫn phải thốt lên "Đôi Kiêu Hãnh" Thế thì lớp trẻ bây giờ cũng như thế chứ. ai chẳng muốn vươn tới cái đẹp.
Xin thú thật với mọi người rằng cái đẹp thời nay vượt cao, vượt xa hơn nhiều cái đẹp ngày ấy đấy.
Nào ta hãy cùng nhau chiêm ngưỡng vẻ đẹp sinh viên hôm nay.


DIỄN VĂN KHAI GIẢNG CỦA GIÁO SƯ VĂN NHƯ CƯƠNG

ThọK8MA
Mời các bạn xem bài diễn văn khai giảng của Giáo sư Văn Như Cương:

Hôm nay khai giảng lần thứ 26 trường Lương Thế Vinh, sau đây là bài phát biểu của tôi:
Thưa Ban Giám Hiệu nhà trường và các thầy cô giáo,
Thưa các vị phụ huynh,
Cùng toàn thể các em học sinh thân yêu
Thật là xúc động trong buổi tựu trường ngày hôm nay, chúng ta mặc cho mình bộ đồng phục với lá cờ linh thiêng của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu!
Tôi đề nghị mọi người cùng giơ cao bàn tay phải của mình, và đặt lên lồng ngực bên trái… Chúng ta sẽ cảm nhận tiếng đập của trái tim mình, một trong 90 triệu trái tim Việt nam, tiếng đập rộn ràng dưới sắc vàng của ngôi sao năm cánh.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, TRÁI TIM VIỆT NAM không ít lần cảm thấy tê tái, thậm chí còn rỉ máu đau thương… Đó là khi bọn ngoại bang từ phương Bắc , phương Tây đến dày xéo đất nước ta, hãm hại đồng bào ta, đè đầu cưỡi cổ nhân dân ta…; đó là khi mà đất nước chúng ta đã dành được độc lập và thống nhất, mà chúng vẫn luôn luôn dòm ngó, âm mưu thôn tính bờ cõi, biển đảo của chúng ta ; và đôi lúc đó là là khi trái tim VN ta vì quá nhân hậu,quá chí tình chí nghĩa mà thiếu cảnh giác, đề phòng âm mưu xảo quyệt nham hiểm của kẻ thù…
Nhưng lịch sử hào hùng của dân tộc ta cũng chứng tỏ rằng trái tim Việt Nam không bao giờ bị khuất phục, cuối cùng chúng ta đã đánh thắng bất kì một kẻ thù nào, đưa đất nước ta thống nhất toàn vẹn nối liền một dải từ Bắc chí Nam, từ đất liền đến biển đảo…
Các em học sinh thân yêu! Hôm nay, mở đầu một năm học mới, sân trường chúng ta tràn ngập sắc màu của lá cờ Tổ quốc vinh quang. Buổi tựu trường hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta rất nhiều điều.
Chúng ta hãy thể hiện tình yêu nồng thắm và lớn lao đối với đất nước mình. Chúng ta yêu núi cao, sông dài, yêu rừng xanh, biển bạc, yêu đất liền và đảo xa. Một nắm đất ở vùng biên giới, một vốc cát ở Trường Sa, hay Hoàng Sa đều do ông cha ta để lại, đều không thể mất… Chúng ta hãy yêu mến nhân dân mình, gần gũi nhất là yêu gia đình mình, yêu bạn bè , yêu thầy cô… Hãy nhớ rằng chúng ta được nuôi dưỡng bằng dòng sữa MẸ VIỆT NAM, tuy rất ngọt ngào nhưng được chắt lọc từ biết bao nhọc nhằn và cay đắng…
Tình yêu thương đất nước và nhân dân sẽ là động lực lớn thúc đẩy các em làm tốt nhiệm vụ của mình trong lúc còn ngồi trên ghế nhà trường: Nhiệm vụ đó chính là học tập tốt về mọi mặt. Hãy học tập không chỉ bằng khối óc mà còn bằng cả trái tim mình. Các em hãy nhớ lời của Bác Hồ : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, mà một dân tộc yếu thì không làm chủ được chính mình, không bao giờ đạt được điều chúng ta mong muốn là ‘’dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh’’.
Chúc các em một năm học mới với tầm cao mới!
Xin cám ơn mọi người đã chú ý lắng nghe!!!

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

CỜ ĐỎ SAO VÀNG TUNG BAY TRONG NGÀY 2-9

Mời các bạn tham gia bài viết và ảnh về CM tháng 8 và Quốc Khánh 2-9

Cột Cờ Hà Nội

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

CHÀO MỪNG 70 NĂM NGÀY QUỐC KHÁNH 2-9

Quang K8
Nhiệt liệt chào mừng ngày Quốc Khánh 2-9. Trong không khí phấn khởi này, xin đăng lên một số hình ảnh trong đó chân dung những người lính cũ và chân dung những người lính hiện tại đã hòa nhập với nhau trong ngày lễ mừng 50 năm ngày thành lập trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp - Đại Học Thái Nguyên.

Những người lính  Cụ Hồ


MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG CỦA CÁC GIẢNG VIÊN TRẺ

Quang K8
Cùng với việc dựng lán trại của các lớp các khóa sinh viên thì các thày cô các khoa trong trường cũng có những lán trại của riêng mình. Mỗi lán trại cũng giống như một phòng trưng bày truyền thống của khoa. Ở đấy ngoài những sách tư liệu tôi cũng đã nhìn thấy những hiện vật là kết quả của những công trình nghiên cứu khoa học mà do chính các thày, các cô kết hợp với các lớp sinh viên làm ra. Là một giảng viên Đại Học và cũng là một Cựu Giảng viên của trường, tôi hiểu nhiều về những điều này. Tôi thấy rất tự hào về những gì mà các thày các cô, thế hệ trẻ của nhà trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp - Đại Học Thái Nguyên đã làm. Có lẽ còn cần rất nhiều cố gắng nữa để được như lời Bác Hồ đã dăn dạy .

"Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu"

Thú thật, lời dạy này của Bác lẽ ra thế hệ chúng tôi đã phải thực hiện được rồi. Ấy thế mà mãi đến bây giờ, non sông Việt Nam và Dân tộc Việt Nam vẫn đang chờ đợi ở thế hệ trẻ hôm nay, vừa buồn vừa hy vọng...

Khoa Điện