Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

THÁP PHỔ MINH, CHÙA THÁP, MỘT BIỂU TƯỢNG CỦA VÙNG ĐẤT NAM ĐỊNH

Quang K8
Đêm 13 ngày 14 tháng giêng, Lễ Khai Ấn tại Đền Trần Nam Định, chẳng hiểu tốt hay xấu, người đi xin ấn (mua ấn) rất đông... Bên cạnh Đền Trần, cách chừng 500m, trong cùng một quần thể di tích có Chùa Tháp với cây Tháp Phổ Minh cũng rất nổi tiếng trong lịch sử, đặc biết lịch sử kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc.
Đầu năm, ngay từ những ngày mồng 1, mồng 2 Tết (Âm lịch), dân quanh vùng cũng như đông đảo người dân khắp nơi trong cả nước đã đến viếng thăm và thắp hương cầu an, cầu phúc. Còn nhớ, sinh thời Đại Tướng Võ Nguyên Giáp năm nào cũng vậy, ông đều về Đền Trần và Chùa Tháp để thắp hương vào dịp tết này đây. Tháp Phổ Minh đã có một thời gian dài được lấy làm biểu tượng cho Nam Định giống như Chùa Một Cột được lấy làm biểu tượng cho Hà Nội vậy.
Thật sự nếu bạn tin rằng đi thăm viếng đền chùa để cầu mong một cuộc sống an lành hạnh phúc, thì bạn nên đi vào dịp đầu năm này, còn Lễ Khai Ấn vào ngày 14 quá đông và quá nhốn nháo, dường như sự linh thiêng đã bị lạm dụng và tín ngưỡng có cái gì đó không còn trong sáng nữa.

Chùa Tháp tại ngoại ô Tp Nam Định


Tháp Phổ Minh trong ngày đầu năm mới

Tục cho chữ và xin chữ đầu năm tại Chùa Tháp

Thêm chú thích

Thêm chú thích

Thêm chú thích

5 nhận xét:

  1. Không biết tục cho chữ xin chữ ngày xưa thế nào nhỉ.
    Còn bây giờ là mua chữ, bán chữ đấy chứ.
    Mình mà xin đúng nghĩa, chắc chắn chẳng ai cho.
    Xin nhưng phải trả 15.000 vnd

    Trả lờiXóa
  2. Tôi cũng đã hỏi các cụ, từ xưa đến nay, đầu năm, cuối năm hoặc bất kỳ dịp lễ hội nào việc xin chữ, cho chữ đều phải mất tiền nhiều hoặc ít tùy thuộc nhiều yếu tố. Nhưng không vì thế mà người ta gọi là bán chữ. Có lẽ đó cũng là cái nét văn hóa cổ truyền tồn tại ở nhiều sự việc thuộc về tâm linh, ví dụ lập đàn, làm lễ, xin sớ, hay tiền dầu nhang vào chùa chẳng hạn... Tuy nhiên sự lạm dụng để kiếm tiền cũng không hiếm, nhất là ở cái thời này

    Trả lờiXóa
  3. - Chào Xuân mới; Chúc mừng các bạn lại được thêm một tuổi !
    - Xin chữ theo điều kiện mong muốn của mình rồi đưa lại 15 ngàn đồng..hay nhiều hơn nữa -là việc thường tình và mãi là một nét văn hoá đẹp ! Quan trọng là mình còn được nghe giảng giải ý nghĩa và thưởng thức cái đẹp, ở sản phẩm văn hoá do người viết am tường chữ -nghĩa và tài hoa sắc sảo thể hiện qua cách cầm bút múa ra chữ mà mỗi người múa mỗi kiểu, mỗi tốc độ..chẳng ai giống ai. Đầu Xuân các bạn ra Văn Miếu Quốc tử giám mà coi- quả là kỳ thú...! Có người sướng quá thưởng cho thày gấp bội lần 15 ngàn ấy chứ . Mà tớ nghĩ : nếu có phải mua thì mua chữ cũng là đáng mua nhất !

    Trả lờiXóa
  4. Hùng bò có tìm hiểu thêm về vấn đề này.
    Ngày xưa đúng nghĩa xin chữ cho chữ là do ta thích chữ gì, năm mới hướng đến cái gì thì xin chữ đó, khi xin chữ thì thầy đồ sẽ viết chữ cho, sau đó người xin chữ tùy tâm trả tiền trầu thuốc cho thầy. Khi đó nếu sướng lên thì bao nhiêu thầy cũng vui vẻ, thậm chí gãi đầu gãi tai cười trừ thầy đồ cũng vẫn cứ vui. Xong ngày nay, ta đến thích chữ nào, hỏi thầy giá trước, thầy ra giá, ta trả giá thêm bớt vài ngàn, đúng theo kiểu thuận mua vừa bán. Có nơi người viết bán giá đồng loạt, sản xuất đại trà thì không mặc cả, 15.000 vnd một chữ, cứ thế mà chọn chữ trả tiên.
    Gọi là người viết chữ, không gọi là thầy vì có nhiều người viết bừa viết ẩu, sai nét, thiếu nét, cứ loằng ngoằng khó đọc thì gọi là thư pháp.
    Người mua đã không biết chữ, bỏ tiền ra mua chữ dởm về nên rông cả năm.

    Trả lờiXóa
  5. Kính mời Pakon Cơ Điện gần xa tham gia diễn đàn: VÌ SAO số người tham gia blog ngày càng sụt giảm và phải LÀM SAO để các blog Cơ Điện lại sôi nổi như những ngày nào, được mở bên Blog K10.
    Mong Pakon tham gia đông đảo để các blog Cơ Điện tiếp tục phát triển là sân chơi chung của dân Cơ Điện các khóa.
    Trân trọng.

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài hình ảnh, video, bài hát vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]