“Ngày ấy chúng tôi chơi với nhau
vui lắm, cả thảy bốn đứa nên gọi là bộ tứ, hai đứa con trai chúng tôi là dân
K8, còn hai đứa con gái K11. À mà là dự bị chứ chưa phải chính thức”. Rồi ông
kể cho tôi nghe câu chuyện tình lãng mạn thời sinh viên của ông. Ông bạn đồng
môn K8 của tôi. Mới đầu tôi không để tâm lắm, nhưng rồi với cái giọng đều đều,
trầm trầm nghe như từ xa xăm vọng về, với các tình tiết dịu êm, hấp dẫn cứ như
lôi cả hồn tôi vào cuộc. Tôi bắt đầu lắng nghe.
Trên chuyến tàu chiều từ Hà Nội đi Thái Nguyên, mọi người với những gương mặt vui vẻ chuyện trò riêng tư. Cũng như thường lệ chuyến tàu chiều chủ nhật, sinh viên các trường Đại học, Trung học khá đông, họ về thăm gia đình, sau một ngày được ở nhà với cha mẹ, được ăn được uống rồi lại có quà mang theo, làm gì chẳng vui. Đấy là cuối năm 1975, Miền
Trong khi đó hai cậu trẻ bên ghế đối diện cứ im lặng lắng nghe, hình như là họ đã thỏa thuận ngầm với nhau rồi. Bỗng nhiên một cậu lên tiếng hỏi,
-
Thế trường bạn có lò luyện kim không? Lò luyện kim đẹp
lắm, còn đẹp hơn cả hoa sim tím nữa.
-
Hình như không có, mà sao nó lại còn đẹp hơn hoa sim?
-
Cái con này, mày quen họ hay sao mà trả lời !
-
Ừ nhỉ, nhưng mà lò luyện kim là gì nhỉ?…
Qua một vài câu, hỏi qua hỏi lại bâng quơ
ấy bọn họ bắt đầu nói chuyện với nhau và những câu chuyện cũng vẫn vô tư như
khi chỉ có hai cô gái chuyện trò. Nhưng có lẽ không còn quá chân thật nữa rồi.
Hai cậu trai giới thiệu họ là công nhân bên khu Gang thép, họ là thợ vận hành
lò cao. Họ hỏi thăm hai cô tân sinh viên về trường Đại học Cơ điện và về cuộc
sống của sinh viên Cơ điện. Qua lời kể của hai cô, trường Đại học Cơ điện hiện
lên đẹp lắm, cuộc sống của sinh viên lãng mạn lắm…
Rồi tàu vào ga Lưu Xá, họ phải chia tay
nhau. Hai câu trai về Gang thép còn hai cô sinh viên về trường Đại học Cơ điện
ở T.Ba Nhất.
Chắc họ chẳng quyến luyến gì về nhau đâu
nếu trên đường từ ga Lưu Xá về trường, hai cô sinh viên không ngoái đầu nhìn
lại.
- Ơ
sao về đường này?
- Ừ bọn mình nghe các bạn kể về trường Cơ
điện đẹp quá nên muốn đi theo để biết, có được không?…
Thế
rồi họ quen nhau, họ chơi thân với nhau và từ đó họ goi nhóm bạn ấy là “Bộ tứ”
Từ đấy Bộ tứ ấy qua lại chơi với nhau thân
thiện lắm. Hàng ngày, ban ngày họ lên lớp, tối đến hai cậu con trai lại rủ nhau
vào ký túc xá nữ thăm hai cô gái.. Nhưng chỉ được một hai tuần thôi, hai cô gái
quy định, mỗi tuần chỉ gặp nhau hai lần, một lần vào giữa tuần và một lần vào
tối chủ nhật. Còn nếu cùng về nhà thì sẽ tổ chức đi chơi tại Hà Nội. Bởi vì,
các anh phải để cho chúng em học ôn thi Đại học chứ.
Ngày ấy Ký túc xá nữ là dãy nhà lá trên một
triền đồi thoai thoải ở sâu hơn khu nam sinh viên. Vì mới kết thúc chiến tranh,
ký túc xá làm gì có điện, làm gì có chỗ tiếp khách, nên bộ tứ đành len lén vác
một cái chiếu cá nhân đi vòng ra sau khu nhà ở, trên sườn đồi cao hơn, bằng
phẳng để ngồi đàm đạo. Những buổi như thế thật vui, khi thì hai cậu trai, khi
thì hai cô gái mua một thứ gì đó ngoài chợ, trong căng tin hay bánh kẹo mang từ
nhà lên vừa ăn vừa nói chuyện. Nhưng không dám nói to, cười to đâu vì chắc là
sẽ có người để ý, Cái chiếu cá nhân trải ngay phía sau ký túc xá mà.
Và ông ạ, Ông bạn tôi vừa nói vừa cười
nhưng hình như cái cười của ông không thoát lắm.
Lúc đầu trải chiếu ra bốn đứa giăng hàng
ngang ngồi nói chuyện, nhâm nhi quà bánh bình đẳng lắm. độ nửa tiếng sau, không
biết vì hết bánh kẹo hay hết chuyện chung để nói, bộ tứ chuyển thành hai bộ đôi, mỗi
bộ đôi ngồi giạt về một mép đầu của chiếu, còn đến 2/3 phần giữa chiếu là để
thừa.
Thế tôi hỏi ông trong thời gian ấy chỉ có
vậy thôi à? – Tôi sốt ruột hỏi. nhưng ngay lập tức tôi hiểu “thời gian ấy” đã
cách đây gần 40 năm rồi và lúc ấy tất cả chúng ta đều còn rất trẻ nên “chỉ có
vậy thôi” là đã quá nhiều rồi.
Ông nói. Một kỷ niệm đẹp, đẹp lắm, tôi sẽ
không bao giờ quên. Ấy là một lần cùng đi tàu về Hà nội, trời rét, nàng về nhà
còn tôi phải đi tiếp, sau phút bịn rịn, nàng trao cho tôi cái khăn quàng cổ
nàng đang dùng, cho đỡ rét. Không biết đấy có phải là lời “tuyên chiến” đầu
tiên giữa tôi và nàng hay không?
Cái thời gian đẹp đẽ ấy rồi cũng qua mau. Kỳ thi Đại học đã đến sát chân
rồi, hai cô gái càng phải đầu tư nhiều hơn vào học ôn và vì thế mà cả hai đều
trúng tuyển. Vui quá. Nhưng rồi từ đấy chúng tôi phải chia tay. Sườn đồi sau ký
túc xá nữ không còn cái chiếu cá nhân trải ra nữa, hai cô gái trúng tuyển lại
không theo học trường này. Một cô về học ở Hà Nội theo nghành Vô tuyến viễn
thông, còn một cô theo Ba Má vào Sài Gòn học Đại học Dược. Chúng tôi xa nhau.
-
Thế sao không điện thoại liên lạc với nhau? – Tôi hỏi
ông.
-
Thời ấy làm gì có điện thoại, mà K8 cũng vào năm cuối
bận lắm, mà chẳng hiểu sao tôi mất liên lạc.
-
Cả bộ tứ mất liên lạc à? - Tôi hỏi ông với sự luyến
tiếc và đắng cay như thể là chuyện của tôi vậy.
-
Không, bộ đôi kia, sau này, chúng thành chồng thành vợ,
hạnh phúc lắm.
-
Thế từ ngày ấy ông đã bao giờ thử tìm lại chưa?
-
Sao lại thử. Tôi đã đi tìm, tìm thật ấy chứ. Nhưng mãi
sau này, khi cả thảy đã yên bề gia thất rồi.
-
Như thế nào ông kể tiếp đi.
Một lần trong chuyến công tác hiếm hoi vào TP Hồ Chí Minh, tôi lần theo
địa chỉ nhà nàng. Một cái địa chỉ khá dài mà đến giờ ai hỏi, tôi vẫn đọc được giành
mạch, mặc dù tôi không hề ghi lại vào đâu ngoại trừ trái tim tôi. Đến được nhà
nàng ở Thị Nghè – Gia Định – Sài Gòn, tôi gõ cửa và đợi. Một lát có người xuất
hiện, đó là một bà đã lớn tuổi, tóc bạc, dáng người cao đẹp. Tôi lên tiếng.
-
Chào bác, cho cháu hỏi đây có phải nhà cô H.. không a.?
-
Đúng rồi, anh là thế nào với em H…
-
Dạ, cháu là bạn học hồi còn ở Thái Nguyên, bác cho cháu
hỏi H… có nhà không ạ.
-
Em nó, hôm qua vừa ra Bắc, theo chồng về quê nội ở Nam Định rồi.
Tôi chẳng còn biết nói gì, chào bà và quay
lại. Lẽ ra tôi phải làm cái gì đó để xin được từ bà mẹ ấy cái địa chỉ của cô
gái mà tôi muốn tìm lại. Nhưng tôi đã không làm được.
Là Thu Hà dự bị Đại học khóa 11. Lần lên thăm tôi nó đi nhờ máy bay vận tải từ Tân Sơn Nhất ra, nơi ba nó làm bác sĩ ở sân bay. Khi tôi đi làm, nó viết thư khoe học Dược và hẹn khi nào chị Thọ vào em chở chị đi khắp Sài thành. Tệ là tôi đã không viết thư thăm nó nên cũng quên địa chỉ luôn. Nhà 3 tầng ở Thị Nghè là bà ngoại mua cho ba má nó.
Trả lờiXóaKể chuyện gì mà vòng vo thế? Dùng ngôi thứ hai thay ngôi thứ nhất...
TẢN MẠN TẠP VĂN
Trả lờiXóaĐọc bài của các bạn mình thấy lòng bồn chồn xao xuyến . Nhớ lại trường ĐHCĐ ngày nào . Hàng ngày chúng ta đi ra chơi chợ TBa nhất , có ai nhớ không lúc ban đầu biển báo:” T Ba nhất” chỉ vuông góc với đường quốc lộ 3 hướng vào phía trong. Đến khi chúng mình học năm thứ 3 thì một lũ ma quỷ quay biển báo chỉ xuôi về Hà nội . Nói là để trường ĐHCĐ chuyển về Hà nội cho đỡ nhớ nhà. Mỗi lúc bọn mình nhìn thấy cái này thì lại cười thích thú. Đấy cũng là một nguồn vui , các bạn nhỉ.
Bây giờ cuộc sống của chúng ta đã tương đối đầy đủ . Trong nhà có phòng tắm nước nóng đàng hoàng . Ngày xưa mỗi ngày, sáng chủ nhật , từng tốp SV Cơ điện kéo nhau đi sang Gang thép , từng tốp , mọi người mang túi du lịch , có khi 2 người sách 1 túi , mỗi đứa 1 bên quai. Trong túi đựng lỉnh kỉnh quần áo , bẩn có , sạch có. Họ lũ lượt đi dọc đường sắt, vượt qua các đống đá gập ghềnh, len lỏi qua các ô để các khối gang, sắt thép . Vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ. Họ vào đến tận trung tâm nhà máy. Họ đi tắm. Ôi các cuộc đi tắm mới sướng làm sao. Bây giờ không thể nào có cảm giác sướng và thú vị như vậy nhỉ
Còn 1 thú vui nữa là sau bữa ăn chiều xong vài người lại rủ nhau ra ga Lưu xá chơi, chẳng có gì nhưng chỉ cần ra ngắm những đoàn tầu hỏa chạy trên sân ga, những người khách tất bật chờ tầu, lo lắng ngóng đợi chuyến tầu mình sẽ đi hoặc đón người nhà, bè bạn có đến đúng giờ hay không, có khi tầu đến chậm 1,2 giờ là chuyện bình thường. Ngồi uống với nhau 1 ấm chè đến 10 giờ tối mới về nhà. Ôi ga Lưu sá trong bức ảnh của các bạn sao mà tôi thấy quen thân quá