Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

MỸ

 Trần Thanh Tuân                                    
           
Đi Mỹ hai tiếng nghe rất đỗi bình thường trong giao tiếp khi gặp bạn bè, họ hàng nhưng cũng là ước mơ của biết bao người trên trái đất. Đi một đàng học một sàng khôn, ông bà ta dã dạy như thế. Đi để biết chứ nghe chưa đủ.
Người ta tới Mỹ để thăm nơi mà cuộc sống vật chất đầy đủ có nhiều việc làm, kiếm sống và sống dễ dàng, hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Tới Mỹ cũng là để được chiêm ngưỡng những thành quả vĩ đại của một dân tộc năng động tài trí và nhân văn hơn người, để thấy những điều kì diệu mà chỉ ở Mỹ mới tưởng tượng ra.
Người ta đến Mỹ để nhìn thấy tận mắt một đất nước giàu có, hùng mạnh nhất, nơi chiếm 23% GDP và 21% sức tiêu thụ toàn cầu và tìm câu trả lời cho câu hỏi dai dẳng tại sao nước Mỹ chỉ lập quốc chưa đầy 240 năm đã trở thành một siêu cường?
Tôi là một trong những người may mắn được đi Mỹ, dẫu biết rằng có nhiều người VN hiện nay đi Mỹ còn nhiều hơn đi chợ Sài gòn. Tôi đi lần này là để mình có dịp nhìn sâu vào đời sống Mỹ, để tai nghe mắt thấy và tìm hiểu cái gì làm nên sự khác biệt giữa một nước giàu và một nưóc nghèo: đó là tư tưởng hay vật chất?
Chuyến đi này đã kết thúc lâu mà vẫn nóng bỏng trong người. Nó khác các chuyến đi trước đây nhiều vì không ngờ mình lại nhận được quá nhiều điều bổ ích khi đã bước sang sườn dốc bên kia của cuộc đời. Rất vui mừng là nhận ra điều ấy, muộn còn hơn không. Chuyến đi này như định mệnh được sắp đặt hoàn thiện của Đấng tối cao, của Chúa.
Đi khá nhiều, gặp gỡ khá nhiều đủ mọi thành phần trong xã hội, gặp người Mỹ gốc Âu, Á, Phi, công nhân, trí thức học sinh, người về hưu, người vô gia cư và học sinh sinh viên. Mắt đã nhìn tay đã sờ thấy rất nhiều vẻ đẹp lung linh của con người mà lâu nay ở trong nước cứ như bị rơi vãi ở đâu.
Có lẽ Chúa đã đặt tên cho đất nước này. Một cái tên hoàn hảo cho đất nước và con người ở đây: Nước Mỹ. Có nghĩa là đẹp, đẹp hoàn hảo.
Tôi thấy nước Mỹ không phải là Thiên đường mà là nơi con người khao khát đến và có thể đến vì an lành cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Thiên đường thì không có hoặc giả là quá xa xôi với kiếp người đang sống!


Cùng thời gian và nhịp chân đi tôi sẽ lần lượt kể về: Giao thông – Môi trường – Dịch vụ Mỹ - Những điều bí mật của Mỹ - Con người và cách sống Mỹ.v.v.v.
Tôi viết theo chiêm nghiệm của lý trí và con tim của mình. Những gì đã gây dấu ấn của chuyến đi. Con dao, cái thớt và cuốn sách sẽ làm công việc của nó.

I.Giao thông và môi trường Mỹ.
Mỹ là nước có nhiều sân bay nhất thế giới với 15.095 sân bay (2. Brasin 4000 - 3. Mexico 1744 - 4. Canada 1388; - 5. Nga 1216) Mỹ có 200.000 mile đường sắt, 4 triệu mile đường bộ nối các tế bào xã hội Mỹ với nhau và đang không ngừng phát triển. Khoảng 300 triệu xe hơi hàng ngày chạy đáp ứng nhu cầu đi lại, chưa kể hệ thống metro đưa vài chục triệu lượt người /ngày.
Bài viết này chỉ giới thiệu sơ lược về hệ thống đường bộ mà mình dẫm chân qua.
Với 4 triệu mile đường bộ chất lượng cao có thể quấn quanh trái đất 160 vòng tại đường xích đạo thì giao thông Mỹ ngày nay đã vượt xa cả châu Âu cộng lại.
Dù đã tìm hiểu trước chuyến đi một cách kĩ càng nhưng tôi thực sự choáng ngợp trước cái mình đang sờ thấy, dẫm chân lên mà lại phải cùng tham gia một cách đúng luật với giao thông Mỹ  Tôi bị mê mẩn bởi các nút giao thông, chưa có từ nào diễn tả được hết cảm xúc của một người làm kĩ thuật như mình trước các điều kì diệu ấy.
Thời gian là tiền bạc, có lẽ người Mỹ thấm nhuần triết lý này nhất nên hệ thống giao thông đường bộ Mỹ được cho là to, tốt nhất trên thế giới và luôn luôn xây dựng bổ sung để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của xã hội.

Ảnh 1



Ảnh 1

Xe trong thành phố thường cho phép chạy tốc độ 35 - 40 mile/h (1 mile=1,6km). Trên Freway, Highway, hoặc Xa lộ Liên bang thì 60 - 70. Rất nhiều làn cho xe chạy cùng chiều. Xe lúc nào trên xa lộ cũng ào ào cả ngày lẫn đêm. Có lẽ vì xe chạy như vậy nên Xa lộ Mỹ không có đèn đường, đèn xe chiếu sáng trưng để chạy với tốc độ như vậy. Lái xe ở Mỹ chẳng bao giờ phải sờ tới công tắc đèn pha vì các xe đều được gắn cảm biến tự động tắt mở theo độ sáng ngoài trời y như hệ thống đèn công cộng trong city.

Ảnh 2
Không có sức khỏe và đặc biệt là mắt không tốt thì không thể lái xe với tốc độ ấy nửa giờ, một giờ. Không biết họ đi đâu, làm gì mà ghê gớm vậy? Đường ở Mỹ rất to và phẳng, rất nhiều làn nhưng nếu bạn thích thì phi lên đường Highway trên cao do tư nhân xây tha hồ mà phóng. Đường đó có thể chỉ vài xe đang chạy, đi trên đó phải trả tiền cho người đã đầu tư.

Ảnh 3


Ảnh 4
 Theo thống kê của một vài con đường Xa lộ liên bang chạy qua Los, San Francisco, Texas, Chicago, có 120.000 – 230.000 lượt/ngày. Một ngày khoảng 300 triệu chiếc xe hơi cá nhân và công cộng chạy trên đường.
Tôi nhìn thấy đoàn xe lửa dài mà mỏi mắt. Bình thường một đoàn tàu dài khoảng 3km

Ảnh 5

Khắp phố phường và trên đường ta hầu như chỉ thấy biển báo giao thông rất ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu. Ví dụ : Truck – OK. Anh chỉ cần biết chữ và biết nghe thì cũng có thể tự lái xe đến nơi cần đến. GPS đọc rót vào tai và có bản đồ kèm trên màn hình xe hơi.

Ảnh 6
Tại các giao lộ trong thành phố thường có đèn đường xanh đỏ như bao nơi khác nhưng ở đây nó khác, nó làm tôi chú ý và rất thích thú, chính nó tiết kiệm tiền bạc cho mọi người tham gia giao thông. Chiếc đèn xanh đỏ ấy như con người, nó có mắt. Khi làn đèn xanh đông người nó cứ mở xanh hoài, khi làn xanh ít người thì nó chuyển sang đỏ ngay. Nó chớp chớp mắt bên cạnh cái biển chữ xanh YIELD. Tuyệt đối chấp hành luật giao thông là điều nhận thấy ngay với mọi người ở đây. Bạn bè tổ chức tiệc tùng liên miên mà cả chuyến đi mình chỉ uống được hai chai bia. Không ai uống với mình cả vì họ lái xe. Tại ngã tư nếu ai đó vượt đèn đỏ thì tự nhiên cả cái ngã tư ấy nó bừng sáng. Hệ thống giám sát giao thông nó chụp hình xe anh đấy, cả bên phải bên trái đằng trước đằng sau. Anh chạy đằng trời cho thoát bị phạt!
                                                                                                                             22/1/2015

Ảnh 7

Ảnh 8

Ảnh 9



11 nhận xét:

  1. "Người ta tới Mỹ để thăm nơi mà cuộc sống vật chất đầy đủ có nhiều việc làm, kiếm sống và sống dễ dàng, hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Tới Mỹ cũng là để được chiêm ngưỡng những thành quả vĩ đại của một dân tộc năng động tài trí và nhân văn hơn người, để thấy những điều kì diệu mà chỉ ở Mỹ mới tưởng tượng ra."
    Thế ra trên thế giới này vẫn có người tài giỏi hơn chúng ta ư???
    Từ bé tôi chỉ được nghe, được giảng, được học rằng chúng ta tài, chúng ta giỏi chúng ta năng động và chúng ta sẽ cùng nhau đi lên thiên đường của CNXH

    Trả lờiXóa
  2. Đọc bai va xem anh các nút giao thông bên MỸ mà bác Tuvida viết ra thì trăm năm nữa nc ta cũng chỉ mơ thôi.Thật là có thêm kiến thức để mà nhìn xh.

    Trả lờiXóa
  3. Nước mĩ cũng chẳng có gì mà ghê gớm . Nó cũng là một dân tộc là con người cả thôi . Chẳng qua nó khôn hơn nó bóc lột các nước trên thế giới nhiều quá rồi . Có nhiều tiền cái gì chẳng làm được ! Ở Việt Nam có kẻ nhiều tiền lại muốn ra giữa bãi Sông Hồng để ở !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cháu năm ngoái đã đc đọc bài gì quên rồi đại khái là ông Hàng thịt và ông Giao sư nhìn một việc, thấy bác Sinh Nguyen này có cái nhìn có cái nhìn của ông Hàng thịt.

      Xóa
    2. bac nay co giong tuyen huan, muon dan ta suot doi kho cuc. Loai nguoi nay kg nen vao day lam xau hinh anh blog.

      Xóa
  4. Đọc bài viết về nước Mỹ với nhìn nhận của một người Cơ Điện thật thú vị.
    Kiếm được tiền là việc khó, biết tiêu đồng tiền đó cho thỏa đáng là điều khó hơn.
    Và không thiếu những kẻ hợm hĩnh rồ dại trong tiêu tiền hay ngắm mãi bọc tiền vì chi gì cũng tiếc...

    Trả lờiXóa
  5. Cháu rất thích nhìn cái hình thứ 3, nó là o đâu vậy chú TV. Cháu vẽ lại mà mờ tay. số liệu bài này thật quý cho các buổi chầu bia chém gió. Rất hữu ích. Con người chinh phục và cải tạo thiên nhiên.

    Trả lờiXóa
  6. Ngồi ở Hà Nội hay Sài Gòn đi nữa- thử hỏi các hậu duệ Tô Hoài đọc truyện Dế mèn Phiêu du ký trên đất Việt ...làm sao có thể tưởng tượng ( chỉ tưởng tượng thôi nhé) rồi vẽ ra được cái hình thứ nhất như TV chụp dược bên Mỹ !?
    .................
    Cách đây mươi năm gì đó có vụ án Ma túy mà chủ chòm tên là Tám quê Nam Đnh hay Thái Bình gì đó- lân cận vụ Xuân Trường - bị tội nặng cũng phải tử hình đấy. Một phóng vien kể chuyen bên lề rằng hắn ta có cái thú vui- không phai thú vui nữa mà là đến độ đam mê: cứ hôm nào không đi đâu là đêm khuya hắn vào hầm soi đèn mở hòm tiền dola ra mân mê đo đếm- hắn sinh hoạt đời thường đạm bạc lắm cho đến khi bị "đòm" - âu cũng là một kiếp sống đấy!

    Trả lờiXóa
  7. Tuân hay quá nhỉ, đi Mỹ vui chơi mà vẫn ko quên những người ở nhà.
    Đây thực sự là món quà nhiều ý nghĩa. Trân trọng.
    Thực ra , trong thế giới phẳng này, muốn tìm đc những thông tin thế này ko khó lắm. Nhưng hay ở chỗ, thằng bạn mình (dân CĐ) cảm nhận , rồi chia xẻ bằng cả tâm lực, hùng hục viết, nó thực tế đến độ các bức ảnh hắn chụp mờ ảo, chẳng cần nghĩ kiểu hình sự cũng hiểu là tốc độ hắn ngồi trong xe cỡ bao nhiêu... cũng là một cách biểu cảm có tính nghệ thuật.
    Mình thích câu này của Tuân viết trong bài : "Tôi thấy nước Mỹ không phải là Thiên đường mà là nơi con người khao khát đến và có thể đến vì an lành cho cuộc sống hiện tại và tương lai. "
    Đúng như vậy, nước Mỹ không phải là thiên đường! - vì nếu vậy hình như là tĩnh tại. rất nhiều người và ngay cả người Mỹ cũng ko coi như vậy, nên thế giới của họ luôn sống động, luôn thay đổi tốt hơn, để đẹp hơn và ..."MỸ " hơn.
    Một ý nhỏ, hàng năm người Mỹ luôn dành quá bán số lượng giải thưởng Nobel.. Để mỗi chúng ta xuýt xoa và chắc cũng tự hỏi sao vậy nhỉ?
    Đọc phần này của những trang " Mỹ ký " của Tuân, có một ý nghĩ kiểu cơ khí cổ lỗ sĩ dạng ốc vịt.. thế này( đùa vui thôi nha ) : - Nếu có cơ hội mua ô tô qua sử dụng ... có lẽ không nên mua lại đồ Mỹ vì ...hàng ngày xe nó chay cao tốc thế này thì dơ dão, mòn mỏi lắm rồi. "Gặm lại"đc của người Mỹ chắc là xương lắm ??
    Ngó lên trên các còm thấy @ kha27 nói cháu rất thích cái ảnh thứ 3, ngắm mãi mà chưa tìm đc ý của tác giả... chỉ thấy nó hao hao , bay bay , cong cong , uốn uốn , lượn lượn giống ...phần giữa của cô đào M- M !
    Nếu có ý vậy thì thích nhỉ, đúng là Mỹ.
    Cảm ơn Tuân và chờ đón nhiều nhé.

    Trả lờiXóa
  8. Dạo này nhiều đám cưới quá, chẳng kể thứ 7 hay Chủ nhật.
    Cưới tưng bừng. Cưới con cháu bạn bè và người thân nên nay mới vào bài này xem. Cảm ơn Q. minh họa mấy ảnh mình phóng về. Chia sẻ tí chơi với anh em cho vui, thay đổi tí không khí mà. Cám ơn bạn bè nhé. Mỗi người một cách nhìn sự vật , thế mới hay.
    Bạn Kha27 xem bài có vẻ thích thú khi hỏi hình thứ 3? Xin trả lời bạn : đó là nút giao thông của Xa lộ I-105 một trong các nút giao thông vào Tp Los Angeless. Giao điểm này rộng 100 mẫu, gồm 5 tầng và có độ cao hơn một cao ốc 7 tầng. Nó được khánh thành năm 1993 sau 11.5 năm xây dựng. Như bạn nhận xét , đứng trước nó bạn có cảm nhận tự hào của sức mạnh con người chinh phục thiên nhiên. Cám ơn Kha động viên.
    Anh Trác Dũng đi chơi mùa Đông ở đâu lâu lắm mới thấy.Anh còm vui mà như hỏi thì TV xin trả lời nhé dù anh đã bảo là đùa vui. Xe bên Mỹ nó chạy thì nhanh lắm, mà hầu như xe nào cũng chạy hàng ngày. Có điều là xh Mỹ này nó kì ghê. Có xe ngon chạy như vậy nhưng thay xe xoành xoạch, cỡ 30.000 - 50.000 mile là muốn thay xe mới. Chẳng phải là dùng cái xe 3 hay 5 năm đâu. Xe thì giá rẻ, lại cứ đưa mới cả công nghệ thông tin vào nên nó tiện lợi lắm. Nhà bạn TV nó có 2 vợ chồng và hai đứa con 17 và 13 tuổi mà đang chuẩn bị mua cái xe thứ tư. Một năm thị trường Mỹ tiêu thụ 12-13 triệu xe hơi. Bác cứ xe cũ MỸ mà mua, yên tâm khi nhìn vào đồng hồ cây số vì ở Mỹ không ai rồ dại đi quay ngược đồng hồ km, nó tốn có khi hơn số tiền bán cái xe cũ đó mà lại phạm pháp. Hiền bạn TV thì có ba xe, mỗi xe nó chạy theo từng công việc. Xe đi làm hàng ngày: Ford bình thường, xe đi picnic loại xeChevrolet đặc chủng có thể chở cả bếp, giường.v.v.v., xe dạo phố, đi nghe nhạc hoặc chơi xa là xe sang như Lincon. Mà xe vợ vợ mua xe chồng chồng mua nhe, xe mua cho con thì mới bàn bạc chung à.
    Anh Dũng ơi! anh đúng là hồn văn của người kĩ thuật. TV CÓ ÁM CHỈ MƠ MÀNG chút thôi. Anh chẳng phải tưởng tượng tí nào cái em M. M nhé. Trên đại lộ danh vọng trong Hollywood TV được một em y chang Marlyn Monro rực rỡ, lúng lính ra khoác tay vào ngồi lên đùi, tựa ngực cồm cộm chụp ảnh lại còn bo thêm cho một nụ hôn nồng cháy miễn ph1 cả đấy vì mình mua vé vào cổng rồi. Cái này sẽ viết vào entry Nghịch ngợm chơi bời tại Mỹ. Bác đợi nhé!
    TV dặn trước ông Nhĩ nhé đi Mỹ là đi chơi, vậy đi sao thì đi mà có sư tử bên cạnh là OK

    Trả lờiXóa
  9. tóm lại ẢNH-KÝ SỰ CHUYẾN du ký của anh TV LÀ 3D về nước mỹ.
    GIAO THÔNG KIỂU NHƯ THẾ NÀY THẾ GIỚI xử từ lâu rồi. ngay cả Trung Quốc, SGP- Colalombo-Malaixia có từ lâu Từ 1970 họ bắt đầu học nước mỹ.
    việt nam cũng đã có, TP HCM có những NÚT giao thong CŨNG ĐẸP, tất nhiên ko nên cọc cạch so với mỹ.
    Tốc độ? Là vấn đề cần bàn, còn ăn chơi thì Việt kiều chính hiệu Americal phải khóc thét VIỆT NAM HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI,
    NÓI CHUNG LẠI vIỆT NAM MÌNH HỎNG RỒI, BÉT NHÈ RỒI. SỐNG CHUNG VỚI LŨ THÔI. Chờ Lãnh tụ mới, thiết lập nền chuyên chính mới khác hẳn về chất (Gần giong Mỹ), mới làm được, vấn nạn mãi lộ, cường hào ác bá kiểu mới- trắng trơn thô thiển của CCVS là hỏng hết rồi

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài hình ảnh, video, bài hát vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]