Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

THƯƠNG VỢ

   V.Sinh
   Anh ơi, ngày mai em đi chợ Hiệp Hòa - Hà Bắc với cái Thắm cùng trường. Nghỉ hè, em không phải dạy học. Lương giáo viên thấp em đi chợ kiếm thêm đồng ra đồng vào để cả nhà chi tiêu.
  Từ Hòn Gai đi Hiệp Hòa xa lắm, anh lo cho em. Phụ nữ chân yếu tay mềm, không biết em có chịu được không.

Quanh co, khổ ải như đường đời vậy


  Đôi vợ chồng trẻ với túp nhà ven đồi phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long cùng cô con gái nhỏ 3 tuổi, mơ ước làm giầu! Họ lấy nhau năm 1980, tài sản duy nhất chiếc giường cộng với một xe đạp thống nhất nam.
  Chúng em mua nước mắm, xà phòng ở Hòn Gai đem đi chợ Hiệp Hòa bán. Khi về chúng em mua đỗ, lạc… Đợt này chúng em lãi được gần một phần ba tháng lương.
  Ngã ba đường mới phường Hà Khẩu về tối đêm chỉ có ô tải chạy. Các ô tô chở gạo, lợn từ xuôi ra vùng mỏ. Ô tô chở than từ Quảng Ninh đi miền ngược miền xuôi.Tối nay, đêm tối như mực có chàng trai đứng ngã ba ngóng chờ: 9 giờ tối.. 11 giờ đêm.. 02 giờ sáng. Chiếc xe tải quân sự lăn bánh chậm chạp rồi dừng lại giữa ngã ba …

Làng quê nghèo đói không yên bình.
  Tiếng người vợ gọi nho nhỏ, anh ơi đỡ em xuống với … Xe ô tô bị nổ lốp lao vào bên đồi, may chúng em không việc gì chỉ bị đau khi va chạm mạnh vào thành xe…
  - Ngày mai em không đi chợ Hiệp Hòa Hà Bắc nữa!
  - Em nghỉ hè ba tháng cơ mà? 
  - Em ở nhà. Ngày mai anh đi chợ Hiệp Hòa. 
                                                                                                HP – 27.01.2015

     

7 nhận xét:

  1. Cảm ơn V. Sinh đã gợi lại những gian nan vất vả một thời mà hầu hết anh chị em chúng ta sau khi tốt nghiệp đại học, rồi xây dựng gia đình đều phải đối mặt. Nhờ thế mà mỗi người lại thấy trân trọng hơn cái công sức lao động của chính ta, của người bạn đời đã giúp có được cuộc sống phần nào đủ đầy như ngày hôm nay.
    Ước mơ của con người thì lớn, Thành qủa nhận được thì không phải bao giờ cũng như ý, khổ đau, vất vả còn nhiều. Nhưng điều đáng quý là ở chỗ ta biết yêu, biết đánh giá công lao của lao động của ta, của mọi người, trong đó có người bạn đời bên cạnh ta.
    Chắc anh chi em chúng ta đều nhận thức được điều này. Nhưng Sinh là người đã nói lên Blog để mọi người cùng chiêm nghiệm, Cảm ơn bạn Sinh!

    Trả lờiXóa
  2. Đọc bài này xong thấy toát ra điều gì?
    Trong bối cảnh lờ mờ thời cuộc, tất cả nhá nhem hòa trong đói rách thiếu thốn "của túp lều ven đồi phường Hà khẩu" không phải như tác giả viết là mơ ước làm giàu mà mơ ước no đủ, lành lặn, BỚT THIẾU THỐN ĐI.
    Một cô giáo nghỉ hè phải làm thêm tìm cách tự tháo gỡ để thoát nghèo. Cô chẳng biết làm gì hơn là cùng với các cô giáo khác rủ nhau đi mua những thứ lặt vặt: xà bông,nước mắm, đỗ xanh đỗ lạc.v.v.v nghĩa là rất nhỏ nhặt. Cô đi buôn, buôn rất nhỏ. Cách tối ưu nhất để vươn lên trong khó khăn thời cuộc của đôi vợ chồng kĩ sư trẻ!
    Đọc một vài lần thấy bài gửi ra thông điệp gì?
    1.Thương vợ là tên bài nhưng chưa đủ. Đầu tiên là thương cô giáo trẻ và anh chồng kĩ sư trẻ. Có lẽ trên thế gian này chỉ ở ta mới có điều kì dị như vậy. Hai nhân vật bằng cấp hẳn hoi, có công việc ôn định mà sống vất vưởng đầy thiếu thốn, mà cũng như họ 99% dân là như vậy. Kì tích về quản lí xã hội ?. Sẽ có một vạn lí do để bào chữa từ tư duy duy ý chí khi cái vòng kim cô tự quấn trên đầu. Sau này tự tháo ra lại bảo là sáng tạo, đột phá,tài năng!?
    2. Hai câu cuối của người chồng tỏ ra chất mạnh mẽ đàn ông. Đáng cái mặt làm chồng! nghe có vẻ gia trưởng nhưng nó tỏ chút khí sắc nam nhi.
    3. Cô giáo và người đi buôn nằm trong một tâm hồn trẻ. Cô giáo biến thành con buôn, con buôn hiện về là cô giáo. Đau cho xã hội. Tính cách, phẩm chat v.v.v.v con người của hai nghề đó nó phải đối nhau mới hợp lẽ đời. Nhưng thực tế VN nó vậy. Cho nên một thời gian rất dài trong nỗi đau quằn quại của dân tình các thày cô vẫn phải tìm cách tồn tại, Xuất phát điểm để xã hội phát triển, cho dân no đủ thì từ trăm năm nay ai cũng muốn ' CHẤN DÂN KHÍ" là giáo dục. Với bài thương vợ bộc bạch trên đây chúng ta chẳng lạ khi xã hội ta đã nhận được quả gieo là XÃ HỘI SUY ĐỒI XUỐNG CẤP GHÊ GỚM MÀ TÁC GIẢ VĂN SINH THƯỜNG CHO ANH EM TA BIẾT.
    Vài dòng chia sẻ với VS và bạn đọc.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng thế Tuân ạ, còn nhiều điều để nghĩ, để nói lắm, nhưng càng nói càng đau. Cho đến tận ngày hôm nay, cho đến tận những người đã thành đạt, đã giàu có mà vẫn thấy đau phải không các bạn. Các cụ nói, "trong nhà nhất chị nhì em" có ra ngoài mới biết cái chị, cái em, cái nhất, cái nhì của chúng ta cũng chỉ là khổ đau thôi. Nhiều điều muốn nói mà chưa được nói. Thôi thì các trí thức ơi, bất đắc dĩ cũng phải làm anh "Chí Phèo" vậy. Mong cho trời sáng, chứ cứ đứng mãi ở cái ngã 3 ngóng chờ: 9 giờ tối.. 11 giờ đêm.. 02 giờ sáng. như V. Sinh thì cũng tội lắm...

    Trả lờiXóa
  4. Mình đọc nhiều bài còm của bạn Tuân . Bạn xứng đáng là nhà phê bình đáng gờm của các trang Blog . Mình viết câu chuyên : THƯƠNG VỢ trên cốt chuyện có thật rất giản dị . Còn ai đã chứng kiến cảnh thầy giáo Ngoạn . Cựu giáo viên môn Toán trường ĐHCĐ đi giao thuốc lá, bánh kẹo tại thành phố Hải Phòng mới thấy hết đời sống của trí thức XHVN cuối năm 80-90 . Còn hiện nay vợ đồng chí BT của chúng ta hàng tuần vẫn phải đi từ Hà Nội về Nam Định dạy học ...

    Trả lờiXóa
  5. Mình muốn đoạn kết bài của Sinh thế này:
    Sau khi giúp vợ vào nhà, nó đi ra cửa ngửa mặt nhìn đăm đăm về phía trước. Bầu trời đen thẫm.
    Quay vào túp lều nhìn vợ gầy đang ôm đứa con xanh xao nó tới cái bàn đóng bằng vài tấm ván cốp pha mới xin ở một công trường, thò tay rút dưới gầm bàn chai rượu cuốc lủi và cái ly. Nó ra đầu hè ngồi. Ngồi đăm chiêu rất lâu. Bỗng nó dằn mạnh cái ly nghe đánh bốp., cái ly vỡ tan, rách cả tay. Rồi mạnh mẽ đứng lên.
    Nhẹ nhàng nằm xuống bên vợ. Quàng tay ôm lấy người vợ yêu chưa ngủ, nó nói nhỏ:
    - Ngày mai em không đi chợ Hiệp Hòa Hà Bắc nữa!
    - Em nghỉ hè ba tháng cơ mà?
    Ghì chặt vợ vào lòng nói thì thầm vào tai em:
    - Em ở nhà. Ngày mai anh đi chợ Hiệp Hòa.

    Trả lờiXóa
  6. Hay lắm ,có lẽ thời ấy ai cũng phải lăn ra kiếm tiền để tồn tại để vươn lên thoát đói nghèo cái đã .Đó mới là cuộc sống ,mới là ý chí vươn lên .chỉ tiếc là nó lại không nằm trong lĩnh vực nghề nghiệp hay khoa học sáng tạo mà thôi.

    Trả lờiXóa
  7. nguyen Huu Nhi K8MBlúc 14:27 6 tháng 2, 2015

    Bài viết thật hay nhất là phần kết mới của TuViDa Hay .Chúc Sinh có nhiều bài viết hay nữa nhé .Mình thêm chút nhé
    -Em ở nhà ngày mai Anh đi chợ Hiệp hòa
    - Nhưng mà từ bé đến gời Anh chỉ đi học và làm thơ thôi chứ đã buôn bán bao giờ đâu hay là cứ để Em đi chợ còn Anh đi in thơ mà bán
    -Thơ Anh chỉ có đọc cho vui lúc trà dư tửu hậu thôi
    -Vậy cứ thử xem
    Thế rồi vợ vẫn đi chợ Hiệp Hòa còn nó nể vợ cặm cụi đi in thơ và đi bán thơ .Nó in 100 quyển và nghĩ cách bán , tuần đầu chỉ bán được dăm quyển vợ nó bảo " Bạn Anh toàn trí thức sao không tìm mà bán , biết đâu
    Ờ cũng có lý thế là nó đi tìm bạn học cũ những đứa ngày xưa thích thơ nó và nó bán được kha khá ,những bài thơ tình của nó được yêu thích nhất và nó bán hết cả trăm quyển
    Tối vợ đi chợ về nó đưa hết tiền cho vợ để thêm vốn đi chợ
    -Từ mai Anh sẽ đi chợ Hiệp hòa với Em
    -
    -

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài hình ảnh, video, bài hát vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]