V.Sinh
Đang trên đường từ nhà ăn về nhà A1, anh Mạnh
K5-6 gọi nhỏ, chiều tối đi uống nước với
anh, em ruột anh ở quê lên chơi. Chúng ta ra quán CHỊ THỦY MÙ .
Lần đầu tiên mình ra quán chợ T. Ba Nhất. Quán
CHỊ THỦY MÙ nằm chính giữa con đường đối diện với khu chợ cóc cùng ngã 3 đường đi
vào trường Trung Cấp Luyện Kim . Chị Thủy rất dịu hiền xinh đẹp, cái quán của
chị cũng vậy, cả khu sườn đồi bằng phẳng là nhà, là vườn mít, là vườn dứa thơm
bên cạnh có giếng nước trong mát đến kì lạ. Không biết chị mù từ bao giờ, chắc
chẳng có sinh viên nào biết? Thoạt nhìn chị nhiều người thấy sợ không dám đến gần.
Chị người tầm thước trung bình, tiếng chị nói nhỏ nhưng rắn chắc, chị điềm tĩnh
nhưng rất nhanh. Chúng tôi chỉ mới bước lên bậc chị đã nghe thấy. Mời các chú vào
uống nước.
Đây "QUÁN CHỊ THỦY" năm xưa được các bạn K10 dựng lại trong ngày lễ hội K10 năm 2013 |
Anh Mạnh đồng hương Kim Thành chắc đã nhiều lần ra quán của chị, nên
anh nói chuyện với chị rất tự nhiên, anh thành thạo lấy ấm trà, phích nước cộng
với gói chè thơm ngon. Bỗng anh hỏi chị, này chị Thủy ơi chị đã yêu chưa? Ai mà
yêu gái mù này! Sao lại không yêu, nếu bây giờ có bác sinh viên yêu chị, chị có
yêu không? Chị chỉ tủm tỉm cười rồi vê vê tà áo.
CHỊ
THỦY MÙ như vậy đó, chị đã để lại cho ngàn ngàn sinh viên yêu quí chị. Mùa đông
giá lạnh mùa hè nóng bức từng từng tốp tốp sinh viên nô nức rủ nhau ra quán của
chị. Sinh viên gặp gỡ, sinh viên ôn thi … đều ra quán của chị .
Đã gần nửa thế kỷ trôi qua, kí ức về quán CHỊ
THỦY MÙ trong tôi không bao giờ phai mờ .
Và "QUÁN NƯỚC BÀ THÊ" |
HP- 24.05.2014
V.Sinh
Chỉ là những hình ảnh dựng lại, mô phỏng lại của các bạn K10 về khía cạnh quán xá một thời T. Ba Nhất, cũng đã gợi lên bao kỉ niệm Cơ Điện ngày ấy.
Trả lờiXóaĐã là sinh viên Cơ Điện những năm 70 dù nam hay nữ, tôi dám chắc việc chợ búa, quán xá để cải thiện thêm cái cuộc sống vất vả hàng ngày của cuộc sống sinh viên là chuyện không thể không có. Cùng với nó là những chuyện bạn bè, những chuyện bà con dân xóm quanh trường, nhiều lắm.
Và hình ảnh một người thiếu phụ mù lòa, chủ quán nước, phải nói là xinh đẹp, lanh lẹ và rất tình người - CHỊ THỦY MÙ - thì các sinh viên nam, đặc biệt là những tay chơi chùm quán xá thì sao mà quên được. Đầy ắp các kỉ niệm.
Các bạn ơi, hãy viết đi, viết để những kỉ niệm ấy lại được hiện lên như những cuộn chuyện cổ tình nghĩa. Viết để bạn bè chúng ta, những người tuổi đang về phía bên kia dốc được trẻ lại, được gần nhau hơn.
- Các chú vào uống nước. ..
Trả lờiXóa- Trà hôm nay ngon lắm, thơm, vừa mua sáng nay.
- Các chú có ăn kẹo lạc không, ừ ăn thì tự lấy nhé.
- Chú An, chú Hải K7 còn chú kia lạ quá, chú ở K mấy.
- À thằng này tên là Quang, K8, hôm nay em mang nó ra đây để vặt lông, có gì ngon chị cứ mang hết ra đây.
Gọi là mang hết ra đây để vặt lông chư cả tiếng đồng hồ ngồi QUÁN CHỊ THỦY cũng hết vài đồng bạc, cỡ khoảng đôi ba chục ngàn bây giờ thôi. Cái thời chiến tranh, cái thời sinh viên nó thế...
Cứ thế chúng tôi ngồi uống trà, ăn kẹo lạc và hút thuốc lá cuộn. Chị Thủy chẳng nhìn thấy gì, nhưng cái gì cũng biết. Một lần tiếp chuyện là lần sau chị nhận ra bạn liền. Chị rất vui và hay chuyên. Chị mà còn đến giờ chắc làm MC tốt lắm.
Đột nhiên nhìn thấy, tôi hỏi An, vết gì đo dổ trên sườn núi xa kia ấy nhỉ. Mấy đứa còn chưa kịp phản ứng, chị Thủy đã trả lời: "À bộ đội họ đào công sự đấy mà, họ mới đào sáng nay, cái vết đo đỏ kia chứ gì.". Không kịp ngạc nhiên, chỉ thấy phục rồi mỗi lần nghĩ lại, lại thấy thương thương một người thiếu phụ xinh đẹp, tài ba mà khuyết tật. CHỊ THỦY MÙ.
Chị Thuỷ mù, quán Sáu, Phở Hát...và còn một quán nổi tiếng cận kề mà mấy chú SV không vào- đó là hiệu cắtt tóc của THẮNG KÉO- chao ôi, anh ta khua kéo và tán phét thành thần; Mình vẫn nhớ cái giọng khàn khàn của Thắng kéo; Anh ta vừa cắt vừa lia ngang liếc dọc mà 2 gọng kéo cứ chét!... chét!... đánh vào nhau tạo ra một giai điệu khó quên đến tận bây giờ ! M dùng 2 gương cắt lấy- chỉ nhờ bất kỳ tên nào bên cạnh sấn cho đường ngang ở gáy là xong chứ tiền ở đâu lắm mà ra cúng Thắng kéo mãi !
Trả lờiXóaChắc vì tàn tật, không lấy chồng nên chị Thủy sống cùng gia đình lớn của mình. Tôi nhớ, bên ngoài là quán nước do chị Thủy bán, bên trong là chiếc máy khâu do cô em gái tên Hảo đạp may.
Trả lờiXóaMột lần vác cái quần ximini đã vá 2 miếng to tướng ở mông ra vá lại vì miếng vá cũ đã sờn thủng. Thật ngạc nhiên khi thấy chị Thủy cầm ngay cái kéo thoăn thoắt tách miếng vá cũ chằng chịt những đường chỉ trần. Ngay người tinh cũng hiếm người làm được điều ấy chứ chưa nói mù lòa như chị.
Năm ngoái có việc qua T. Ba Nhất, tôi có ghé vào một quán nước và có hỏi thăm cô bé bán quán về chị. Cô bé trả lời, cháu cũng có nghe nói trước đây có một bà mù bán quán ở chỗ kia kìa, nhưng từ lâu rồi, chắc là lúc ấy chúng cháu chưa đẻ.
Không biết chị Thủy còn không, nếu còn thì cũng già yếu rồi...
Ngày ở nhà A1-3 tầng, V.Si ra quán chị Thủy 3 lần, lần đầu cùng anh Mạnh, lần thứ 2 cùng anh Cớ-a.Thủy-a.Hà, lần thứ 3 ra mua kẹo lạc .
Trả lờiXóaChị Thủy mù đã mất gần chục năm nay rồi,chị có nhiều tài lắm như ngửi tiền ,nghe giọng nói là biết ai ngay dù xa chúng tôi dễ 30 có lẻ như năm 2000 lên trường hội K6 ra thăm chị chỉ nghe lời chào của chúng tôi mà chị đọc tên từng người đấy .Kính phục
Trả lờiXóa