Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

NHĨ ĐÂY.

Hữu Nhĩ K8MB
Chào Oánh
Hôm qua mới mở được và đọc thơ Oánh, thơ hay đúng là Oánh của thời @ chứ không phải Oánh của thời Laphongten nữa. Mình quá bận nhưng sẽ cố gắng chọn một số bài thơ hay cho mọi người cùng thưởng thức. Mình cũng có một số bài thơ vừa sưu tầm vừa sáng tác ngẩu hứng nữa
Xin gửi các bạn bài thơ hay được giải nhất của "Tuần Báo Văn nghệ" tổ chức (mình không nhớ năm nào khi nó rơi vào tay minh lúc đang ở Liên xô lâu quá rồi) của nhà thơ Nguyễn Bao

THẢO DÂN
Đông thì chật ít thì thưa
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân
Quanh năm chân đất đầu trần
Tác tan sau những vũ vần bão dông

Bông cỏ lau giữa đời thường.


Khi thành cây mác cây chông 
Khi thành biển cả KHI KHÔNG LÀ GÌ
Thấp cao đâu có làm chi
Cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ thôi
Ăn của đất uống của trời
Cởi lòng mở dạ cho người mình tin
Ầm ầm ...mà vẫn lặng im
Mặc ai buôn bán nổi chìm thiệt hơn
Chỉ mong ấm áo no cơm
Chắt chiu dành dụm thảo thơm để dành
Hòa vào trời đất mà xanh
VÔ TƯ mấy kiếp mới thành THẢO DÂN

Lời bình của Báo Văn nghệ "Bài thơ nay sống được là đồng chí trưởng ban chấm thi khi ấy làm trong Ban tuyên huấn TƯ " Mời Oánh và các bạn yêu thơ bình nhé 

7 nhận xét:

  1. - Chính xác thì đây là bài thơ THƯỜNG DÂN của Nguyễn Long (Nhĩ đọc lâu rồi nên có lẽ nhầm tên tác giả sang tên ngừơi giới thiệu bài thơ trên báo VN chăng?). Bài thơ đã được nhiều người truyền khẩu và quen gọi là bài thơ "Thảo dân". Đọc xong bài thơ này và chúng ta biết “Thảo” là “cỏ” thì chắc các bạn cũng cảm nhận rằng nếu tên bài thơ là Thảo dân sẽ hay hơn!
    - Và vì có mấy chỗ còn sai khác nữa ví như "tác tao" chứ không phải "tác tan" đâu- khác nhiều lắm dấy.. nên Oánh ghi lại cả bài để các bạn tiện theo dõi và cùng thưởng luận món quà mà Hữu Nhĩ vừa mang đến cho trang Blog nhé:

    THƯỜNG DÂN
    Nguyễn Long

    Đông thì chật, ít thì thưa
    Chẳng bao giờ có dư thừa thường dân
    Quanh năm chân đất đầu trần
    Tác tao sau những vũ vần bão giông

    Khi làm cây mác, cây chông
    Khi thành biển cả, khi không là gì
    Thấp cao thôi có làm chi
    Ngàn năm cỏ vẫn xanh rì cỏ thôi

    Ăn của đất, uống của trời
    Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
    Ồn ào mà vẫn lặng im
    Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn

    Chỉ mong ấm áo no cơm
    Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành
    Hoà vào trời đất mà xanh
    Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân!

    (TMO: M.Quang sớm liên hệ, hướng dẫn để Hữu Nhĩ nhanh chóng viết và đăng bài trực tiếp nhé!)

    Trả lờiXóa
  2. Năm 2005-2006 Hữu Nhĩ xuống HP có đến nhà V.Sinh . Cuối năm 2012 gặp lại Hứu Nhĩ tại Sóc Sơn . Vừa rồi đi cùng Hữu Nhĩ với các bạn đến Sơn La . Hữu Nhĩ đã để lại trong V.Sinh một ấn tượng sâu nặng . Hữu Nhĩ một con người đầy chất phù sa, ắp mầu mỡ . Hữu Nhĩ yêu Thơ khẩu thành Thơ . Blog k8 có thêm nhà thơ VĨ ĐẠI .

    Trả lờiXóa
  3. Vì có đính chính của T.M.Oánh nên tớ vào google và xin được trích những dòng này:
    Trong cuộc thi thơ lục bát của báo Văn nghệ & trên Văn nghệ Trẻ năm 2003 có gần 4 vạn bài tham dự và bài thơ “Thường Dân” của Nguyễn Long đã được xếp giải A với số phiếu cao nhất. Nhưng từ khi bài thơ được công bố đã có nhiều thư từ gửi về báo Văn nghệ kiện cáo bài thơ có vấn đề về chính trị nên Hội đồng chung khảo còn lưỡng lự định bỏ lại bài thơ này. Song trong hội đồng chung khảo bấy giờ là các nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi, Vũ Quần Phương, Ngô Văn Phú, Quang Huy đã đứng ra bảo vệ bài thơ mới giữ được giải.
    Lúc nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi có lời bình về bài thơ này, ông viết: Bài thơ“Thường Dân” nói những điều ai cũng thấy cũng biết mà không biết nói ra thế nào cho thành thơ và... không sai chính trị. Bằng cách tài thể hiện, Nguyễn Long đã dũng cảm đi vào cái đề tài hóc búa này và anh đã thành công. Bài thơ “Thường Dân” từ đó tới nay đã đi vào đời sống công chúng trong cả nước vì ai là thường dân đọc bài thơ đều thấy được an ủi, chia xẻ và đồng cảm...
    (TĐMC sưu tầm)
    GC: Theo lời giới thiệu Nguyễn Long nguyên là nông dân người Thái Bình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Thọ
      Thế là "bé cái nhầm rồi "cứ nghĩ là Anh D. Thọ té ra là Vũ T. Thọ có nhận xét thật hay Tặng Thọ 2 câu thơ của Tam nguyên yên đổ Trần Bích San ( Nếu mình nhớ không nhầm )
      Vân phi sơn thuỷ vô kỳ khí
      Nhân bất phong sương vị lão tài
      Xin tạm dịch
      Bức tranh không có cảnh sông núi không có hồn
      Người không từng trải không thể thành tài giỏi được
      Dịch tạm thơ
      Tranh không sông núi ...vô hồn
      Người không từng trải nên khôn bao giờ

      Năm ngoái các bạn đi Cửa lò tiếc quá mình lại đi Hạ long vừa rồi gia đình mình đi Cửa lò ở KS ĐẠI HUỆ của bạn Cương anh mình làm bài thơ vui mình gửi các bạn đọc cho vui nhé - thơ gia đình

      CỬA LÒ
      Tặng Cương và KS Đại huệ

      Vì sao lại gọi Cửa lò
      Cố đi để biết nó to bằng nào
      Dân nghệ nói lái siêu sao
      Hay là ngày trước trồng bao "cỏ lừa "
      Hay là ...quan lại ngày xưa
      Chỉ quen cưỡi ngựa cưỡi lừa mà thôi
      Hay là.... nung gạch nung vôi
      Xây nhiều lò quá thành nơi ... " cửa lò "

      Chưa đi chưa biết cửa lò
      Mình đi cho thoả tò mò mà thôi
      Tiếng ta nhiều chữ buồn cười
      Có bao nhiêu CỬA trên đời lạ thay
      Hải phong có cửa LẠCH CHAY
      Lại thêm CỬA CẤM tầu bay , tầu bò
      CỬA NHƯỢNG ai bán mà lo
      CỬA RÀO có lẽ mưa to cả ngày
      CỬA TÙNG ...làm gì có cây
      CỬA BA LẠT chắc neo dây buộc thuyền
      Ở Huế có CỬA TƯ HIỀN
      Bến tre chỉ có CỬA TIỀN mà thôi
      CỬA ĐẠI vang bóng một thời
      Trung hoa , Nhật bản làm nơi đổi hàng
      PHAN RÍ CỬA của người chàm
      Nghe như tiếng hí cửa đàn ngựa bay
      Nam bộ có nhiều trái cây
      Cho nên mới có CỬA XOÀI Gò công
      Quảng ninh thì có CỬA ÔNG
      Chắc vì tế nhị nên không CỬA BÀ
      CỬA QUAN lắm chyện phiền hà
      Cái bệnh tham nhũng đẻ ra CỬA QUYỀN
      Sinh ra CỬA HẬU , CỬA TIỀN
      Bao nhiêu quan lại về bên CỬA MỒ

      Nhưng thôi ....trở lại CỬA LÒ
      Thành Vinh may được trời cho CỬA này
      Bãi dài , mát rượi bóng cây
      Nước trong biển thoải cát dầy êm chân
      Đại huệ ra biển thật gần
      Hải sản phong phú , có phần tươi ngon

      Cón trời còn nước còn non
      Còn vui bè bạn ta còn về đây
      Lại về ở ĐẠI HUỆ này
      Hoà trong sóng nước trời mây CỬA LÒ

      CỬA LÒ là cái cửa xinh
      Phải đi mới biết cái tỉnh tình tinh là gì...
      Nguyễn Thứ Giáo





      Xóa
  4. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Chào Oánh và Nhĩ nhé,.
    Thế là mâm cơm 5 người ( Oánh Nhĩ, Cường , Hoan và Dũng ) bây giờ đã có 3 đứa chúng mình gặp nhau ở đây rồi , thấy vui nhiều.
    Đúng là " Giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời" , đọc và thấy các bạn vẫn y như ngày nào, sâu sắc , hóm hỉnh, thông minh..
    Mình cũng có 1 kỷ niệm với bài thơ này. Năm 2006, qua Hà nội, gặp đc vợ chồng Nhĩ ở May 10. Nhĩ cũng đọc cho mình chép bài này. Bài thơ hay, dễ nhớ, lắng đọng , gần gũi... Nhưng có chút ... buồn.
    Sau này, qua mạng máy tính, mình biết đc nhiều hơn những thông tin , giai thoại đặc biệt vè bài thơ và tác giả Nguyễn Long... cũng như bạn Thọ gái đã cung cấp ở trên - cảm ơn Thọ Hon gai nhé..
    Nhưng mà , ngày xưa đọc bài này thích 10, thì bây giờ chỉ còn vơi nửa thôi. Vốn nó là thể thơ lục bát rồi, nhưng theo thời gian, những trải nghiệm cuộc đời thấy nó càng " Lục bát " hơn. Không biết mình có nhầm ko?
    Chia xẻ ít dòng với Oánh , Nhĩ và các bạn nhé.

    Trả lờiXóa
  6. Đọc bài này mà không buồn một chút mới là lạ ! Bên cạnh cái tự đắc kiểu anh Chí một chút về cái qui luật " ngàn năm cỏ vẫn xanh rì cỏ thôi" - bao giờ cỏ thành cây cao bóng cả được mà vận sang người thấy cứ như là chân lý, là hằng số vậy! Ở đời ai cũng nói câu "quan nhất thời, dân vạn đại !" câu này vừa an ủi, vỗ về thường dân, an ủi mấy chú nhớn sắp về vườn chứ lúc anh ta tấp tểnh xông vào cuộc chiến giành giật quyền lực chẳng thấy anh nào nói to câu này.Tất cả những điều này âu cũng là thường tình có chi mà buồn ? Nhưng tâm ý tác giả và lời thơ thấm vào lòng người ở mọi giai tầng ở chỗ khác kia : ấy là cái chiêm nghiệm: " chẳng bao giờ có dư thừa thường dân". Từ vai trò "khi là cây mác, cây chông" chống giặc ngoại xâm cho đến "khi là biển cả..." như Tố Hữu viết (Nh dân là bể.....)- vĩ đại là vậy thế mà đùng một cái lại "khi không là gì" có xót xa không? Điều này có ứa dẫn chứng ! Nơi hội nghị bàn giải quyết kiến nghị, xắc mắc của dân nhiều vị lúc bí rỉ tai nhau: "dân í mà, biết đâu mà chiều !" Chỗ công đường nói ra thì khó, nhưng khi thực thi -nhiều người, nhiều cơ quan coi thường dân là thành phần thấp kém nhất, ít phải quan tâm nhất ! Buồn là ở chỗ người ta đã coi thường cái gốc của chính mình, coi thường số đông nhất - ấy là biểu hiện rõ nhất của thói coi thường dân chủ nhất. Khi cần số đông thì hô dân là tất cả, dân là thượng đế- thậm chí bần nông, cố nông là tốt nhất, quan trọng nhất...; Được việc rồi ,bầu và cử ra các quan trông coi việc dân việc nước thì "bề trên" lại hay mắc chứng tự đại, tự coi mình là anh minh sáng suốt và chẳng mấy ai còn nhìn thường dân bằng đầy đủ cả 2 con mắt nữa !
    Số phận bài thơ chìm nổi bởi chính cái điều vừa vui ca về kiếp phận , vừa xót xa về éo le lêch pha nhân - quả đựoc một thần dân quê lúa Thái Bình trình lang cách đây hơn chục năm trời rồi mà cang đọc càng thấy hay, thấy cay tê sống mũi..!

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài hình ảnh, video, bài hát vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]