Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

KỶ NIỆM VỀ BÃI CHÁY, HÒN GAI TỪ NHỮNG CSV CƠ ĐIỆN

Tôi cũng có chút kỷ niệm thời thiếu niên với đất Hòn Gay mà nhớ mái đến bây giờ.

Chiều trên đường bao biển





 Thời đó khoảng cuối hè năm 1970 theo bố xuống Quảng Ninh đi công tác , lần đầu tiên biết thế nào là biển ,là tiếng còi tàu " ù, ù " trầm đục và cứ thắc mắc mãi tại sao nước biển nó lại mặn chát không uống được ? Hai bố con ở đồi Tỉnh Ủy ngay sát bến phà : leo đúng 72 bậc thì lên đến khu biệt thự cổ sân trồng rất nhiều hoa Đại trắng ,hai bên lối lên trồng toàn na là na . Đặc biệt nhớ hai vợ chồng cô chú : Chồng tên Đinh , vợ tên Đanh làm cơ yếu của Tỉnh Ủy có thằng con là Đại thì phải , nó quí tôi lắm chiều đến là rủ đi câu cá ở bến phà : cần tre vót ,lưỡi câu là gim tài liệu chú Đinh uốn cho , mồi là bột mì nhào nước dẻo quánh , khi đó cá cỡ 2-3 đầu ngón tay nhiều lắm nước biển trong xanh nhìn rõ chúng bơi hàng đàn , chỉ câu hơn tiếng là được lưng chậu .Lúc dỗi hơi lại rủ nhau xuống phà sang bãi cháy tìm sim ăn chán mới bò về . Giờ đây Hòn Gay thay đổi nhiều quá , chẳng rõ chú Đinh cô Đanh và thằng cu Đại bây giờ ở đâu

Mình có ông anh ra làm ở nhà máy điện Uông Bí rồi xây dựng gia đình ở đó luôn. Vì thế ngay từ khi học Đại học, sau thời kỳ chiến tranh phá hoại, năm nào mình cũng ra Uông bí chơi. Khi đó từ Nam Định đi Thái Bình, Hải Phòng, qua phà Bính, phà Rừng mới sang Uông Bí được. Có lẽ cũng như Hòn Gai thời đó, Thị Uông Bí ngập ngụa bụi than, Than ngoài đường, than trong vườn và than bám cả vào nước da con người, Một lần ngồi trên xe khách từ Uông Bí về Nam Định, mình đã nghĩ con gái Quảng Ninh, đặc biệt là Uông Bí, chẳng có cô nào trắng đâu. Thế rồi giật mình thấy có một nón lá bài thơ che nghiêng ngồi ngay ghế trước mặt. Mình nghĩ cô bé này chắc là trắng đây. Cứ cố theo dõi. Nhưng đến khi cô nàng bỏ nón ra mới thây nước da truyền thống của đất than vẫn ngự trị ngay cả trên khuôn mặt đã ít nhiều son phấn.
Tuần Châu hôm nay

Còn Bãi Cháy hồi đó hoang sơ lắm. Mình cũng đã một vài lần đi phà Bãi Cháy sang Hòn Gai Chơi. Hòn gai chẳng khác gì Uông Bí, mùa hè chỉ có Nắng và than.
Mình nhớ năm 1985 Khi vợ mình mang bầu đứa thứ nhất, hai vợ chồng đi xe máy ra thăm anh chị ở Uông Bí, lúc đó mình có cái xe 67. Rồi hai vợ chồng lại lao ra Bãi Cháy chơi và tắm biển.Bãi Cháy vắng vẻ và không có dịch vụ du lịch như bây giờ. Mình bơi tăm cùng với vài người nước ngoài trác tuổi mình lúc đó. Khi tăm xong, mình cứ thế mặc quần áo dài vào và về Uông Bí tắm lại. Còn mấy đôi Tây, chúng biết trước nên mang theo một cái chiếu cá nhân để giúp mấy cô thay đồ. Cái chiếu được cuộn tròn quanh người cô gái, hai cậu trai cầm hai phía, khi thay áo thì nâng chiếu lên, khi thay quần thì hạ thấp chiếu xuống. Đứng nhìn họ thay đồ mà buồn cười và thán phục cái thông minh và cái tính cộng đồng của họ.

11 nhận xét:

  1. Sao mình không biết biệt thự cổ nhỉ. Có lẽ 72 bậc lên đó bạn tả là lối đi ngay cạnh bốt điện cũ. Mãi sau này người ta trồng một vạt đồi chuối, năm chiến tranh chỗ đấy có nhiều giàn so (quả chùm như nho nhưng bé hơn,ăn chua ngai ngái).Có hai cây gì to lắm mình không nhớ nữa. Một trận bom Mỹ gần cuối hè năm 1972 đã san phẳng đúng hôm tụi mình không mò ra chơi.

    Hòn gai trước khi di dời cảng, nhà sàng vào khu cọc 8 lúc nào thị xã cũng ngập bụi than. Có một tích là sáng ra mở cửa sổ, đập bụi, vào nhà vợ không nhận được chồng. Cây đa nhà mình vào lúc mưa phùn, mặc áo trắng đi qua nước rỏ xuống đen sì. Công nhân than luyện đi làm là bôi thứ bột trắng gì đó lên mặt. Công nhân Cơ khí trông công tử nhất. Được vào làm công nhân cơ khí cũng là mơ ước đối với các bạn trẻ thời đó.
    Khi mình về nhà máy, phong trào văn nghệ ở đây khá sôi nổi, bóng đá cũng vậy. Một trong những đơn vị có phong trào thể thao văn nghệ khá nhất trong khu vực. Đội bóng Hồng quảng khi giải thể hầu như chuyển hết vào cơ khí. Trông ai cũng vạm vỡ không như cầu thủ đội tuyển quốc gia bây giờ. Nhiều thơ giỏi, khéo tay và nhiều tài lẻ: Vẽ, đàn, hát...Năm mình học lớp 1, lớp 2 phụ trách đội là đoàn viên Đoàn TN Nhà máy CKHG. Các phong trào tắt ngấm lúc nhà máy chỉ còn lại một phần tám số lao động, niềm tự hào về nghề một thời của bao thế hệ gắn bó tâm huyết với cơ khí đã không còn nữa...
    Các bác già kể lại thời Pháp làm nhàn lắm, ngày tiện có khi chỉ hai cái bạc, phôi mang từ chính quốc sang. Nền xưởng sạch bóng, giẻ lau cũng trắng. Thợ tiện thường trốn xuống phố chơi, gặp xếp là chạy leo qua khu nhà sàng về xưởng. Cổng Cơ khí là hai lính tây đen canh. Lương trả cuối tuần, cả cơ khí có một người theo dõi phát lương (như thống kê và kế toán bây giờ)
    Vào dịp gần ngày 12/11 Trường cấp III Hòn gai thường mời thợ già thời Pháp thuộc kể chuyện. Mình nhớ một bác nói:"...Xin lỗi các bạn! Một ngày làm công được trả 30 xu nhưng 3 xu một xẻng cá ót..." Nhẩm tính bây giờ, một xẻng khoảng 3 kg, 30 xu là 30 kg cá ót giá bình thường 80.000đ/kg ( đắt là hơn trăm), vậy một ngày công được trả 2,4 trđ. Lương người làm lò nuôi cả gia đình còn dư dật. Tội là họ chơi bạc...Xem tiểu thuyết Mở hầm của Nguyễn Dậu- bị cấm vì bị coi là thiên về chủ nghĩa tự nhiên -có nói đến người chủ thưởng cho thợ lò giỏi nhất vào dịp Tết Âm lịch một mâm cỗ trên đó có một đầu lợn...
    Xóm mình có nhiều người ở từ thời Pháp hay than ngày trước cái gì cũng rẻ...Sau này mình nói dạo trước cái gì cũng rẻ...
    Đó chỉ là đồ ăn còn các đồ khác quá đắt…

    Trả lờiXóa
  2. Tưởng tượng. Tiều phu không phải dẹp đâu. Chiều qua một tên không nói chuyện đã lâu lắm rồi nhắn tin đến chị trả lời bình thường xưng là tớ có em gì đâu. Còn họ thích xưng là gì kệ họ. Sao lắm thuyết giáo thế?
    Tiều phu nhớ có chính xác không? Đã nhờ đứa bạn đang làm ở Tỉnh ủy điều tra người làm cơ yếu không có ai tên như thế cả (Nó nhờ tiếp Trưởng phòng phụ trách cơ yếu điều tra đấy). Còn nguồn cấp tin nữa là có con bé tầm tuổi em ở tập thể Tỉnh ủy những năm 70 hay sang chơi nhà chị, có thể nó biết.
    Vì liên quan đến người Hòn gai nên giúp em thôi, không có ý xấu gì, đọc blog đừng có xuyên tạc. Nơi này để mọi người giao lưu kể chuyện cũ và nói chuyện vui thôi. Mình thời trẻ đã không hư già khó lắm.

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn chị Thọ đã quan tâm ,trong tâm chí em dù đã hơn 40 năm vẫn nhớ cô chú Đinh + Đanh còn thàng cu thì chẳng rõ tên gì !? Chị Thọ ơi nghành cơ yếu có đặc thù riêng hơn cả tình báo nên khó biết thông tin lắm . Dẫu sao một tháng ở Hòn Gay những năm 70 vẫn là kỷ niệm sâu sắc trong đời niên thiếu của em .

    Trả lờiXóa
  4. Con bạn thân chị bố nó làm Bí thư Tỉnh ủy năm đó nhưng có hỏi nó cũng không biết, chị nó nói hồi ông còn sống có đên chơi nhà cô chú đó. Ban học chị tưởng là lái xe hóa ra là Phó Ban...nó cũng nhiệt tình lắm, hơn 40 năm gọi điện nhờ lúc nó đang họp mà nó cũng giúp ngay. Nhất định chị sẽ tìm giúp em.
    Có biết tại sao không? Một phần đọc những lời còm kia khó chịu quá nên cả chiều nay gọi điện cho lũ bạn ở lớp nội trú tìm giúp đấy (khoảng chục đứa).

    Trả lờiXóa
  5. Cảm ơn Chị , không cần phải cầu kỳ vậy đâu chị Thọ ơi ! Làm thỏa mãn tính tò mò của thằng em mà bà chị vất vả vậy em thấy áy náy lắm . Còn chuyện bực mình kia hãy cười : He , he , he ... ai ám ảnh thì người đó là " tội đồ " .

    Trả lờiXóa
  6. Giúp vì liên quan đến người Hòn gai, còn để "thỏa mãn tính tò mò của thằng em" thì nhất là chết chị cũng không làm.
    Chị chỉ chịu nhịn con và nịnh cháu. Còn lại là nghĩ gì nói đấy, hầu như là thế... vì vậy người quí cũng lắm mà người ghét cũng nhiều nhưng không thấy ân hận.

    Trả lờiXóa

  7. Chiến tranh hay đụng độ đều là mất mát
    Chẳng phải bên này, cũng chẳng phải người kia.
    Đã tương tàn cả hai bên đều bại.
    Người có tầm ắt chẳng chọn lối ni
    Muốn thành bạn, muốn có tình yêu tốt,
    Đừng bao giờ muốn bạn xấu hơn ta.
    Hãy cầu chúc cho nhân gian hòa hợp
    Để đời này chỉ có những tiếng ca.

    Trả lờiXóa
  8. Quang dùng từ "tương tàn" nghe gớm chết.
    Tin buồn cho Tiều phu : Sáng nay chị vào khu tập thể Tỉnh ủy ở Cọc 5 gặp cô chú đã ở đó khi Tỉnh ủy chuyển từ nơi sơ tán về đấy. Không còn tin vào mắt mình, cặp đôi đẹp nhất thời ấy đã già quá rồi. Chú trước nguyên là Bí thư Huyện ủy Móng cái sau chuyển về làm Trưởng Ban Tuyên giáo, côlàm ở trường nội trú. Nghĩ cũng đúng vì khi trường giải tán hơn 40 năm trước cô còn trẻ hơn mình bây giờ. Chú đã già lẫn, dạo trước bọn chị(học lớp 8)cứ suýt xoa sao chú vừa đẹp và nói hay đến thế. Cô khẳng định không có cô chú Đinh Đang sống ở đó. Cũng buồn đã không giúp được.

    Trả lờiXóa
  9. Em cảm ơn chị Thọ !

    Trả lờiXóa
  10. Tôi đọc câu chuyện đối thoại giữa hai bạn cùng lớp K8MA , lòng tôi rạo rực nhớ lại thời sinh viên 40 năm về trước . Với tôi đời sinh viên trong sáng và đẹp vô ngàn , giờ đây tôi vẫn nhớ như in những ngày vào trường .

    Trả lờiXóa
  11. Nặc danh nào đó hay dùng từ "cợt nhả", "bỡn cơt"...Các bạn mình chưa ai có thái độ đó, những người khác lại càng không. Không nên dùng những từ đó ở trang blog này.
    Sống thế nào mọi người khắc biết, sự ác ý có chủ định tuy gây khó chịu nhưng không làm mình lưu tâm.
    Không Nặc danh thì những người thân của Nặc danh rồi sẽ nhận hậu quả vì sự thiếu thiện chí và không tôn trọng người khác. Không phải tôi mà người nào đó sẽ mang đến cho gia đình Nặc danh.

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài hình ảnh, video, bài hát vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]