Bây giờ với chúng ta qua sông quá đơn giản bởi cầu nhiều và to rộng. chứ ngày xưa xưa đâu có cầu.Tôi biết cả miền Bắc chỉ có 2 cầu lớn là Long biên và Hàm Rồng mà thôi .Còn lại là phà hết như Phà Gianh-phà Bính-phà Rừng và phà Bãi Cháy qua cửa biển vào trong vụng kín.
Nơi bến phà xưa |
Tòa nhà CLB ven biển |
Ngắm cầu từ khu dân cư phường Yết Kiêu |
qua bến phà xưa một đoạn ngắn là Gầm cầu |
Ngay gầm cầu rồi |
Tôi không còn nhớ chính xác lần đầu ra Quảng ninh đi phà Bãi Cháy năm nào nữa (khoảng 1985,)nhưng tôi còn nhớ lần đi năm 1991 qua phà Rừng mênh mông rồi Quảng Yên lại quanh co ven biển mới ra đến Bãi Cháy.Ngày đó hoang vắng lắm chỉ có khoảng chục khách sạn trên đồi cao thôi còn bãi biên trong xanh xa tít ra các đảo.Vài con tàu vào ăn than đỗ ngoài xa thuyền đánh cá nhỏ cũng hơn vài chục cái là hết.Nhưng phà lại rất sôi đông ,chạy liên tục đưa người và xe qua biển.Những hôm nước triều chảy mạnh phà trôi cũng khá xa đấy.Dạo đó tôi với a Nguyễn tân Cương K6I hay đi Móng Cái nên qua phà Bãi Cháy nhiều lần đến nỗi thuộc cả cách thức chờ đợi ,xếp hàng qua phà.
Sáng sớm 8-6 chụp từ trên nóc nhà tr Cường |
Vẫn là nhìn từ trên nóc tầng 4 của nhà Tr Cường |
Ngày nay không còn bến phà Bãi Cháy nữa ,mọi phương tiện đều qua cầu rồi.Cầu Bãi Cháy hiện đại, đẹp sừng sững trên cao tạo một điểm nhấn cho Hạ long hôm nay.Du khách qua cầu thấy được sự mênh mông Trời và Biển cũng như tráng lệ cuả khu Bãi cháy và TP Hạ long cũng như Hùng Vỹ của quần đảo trong vịnh Hạ long..Vừa rồi ra dự hội bia hơi Hà nội tôi có dịp ghi lại một số hình ảnh quang bến phà và cầu Bãi cháy ở các góc độ ,vị trí khác nhau mong được góp thêm với các Bạn
Còn đây là nhìn từ bờ biển bên trong vụng ra ngoài vịnh |
Vân Anh với Thủy vợ Quang trên đồi cao phía Hạ Long nhìn xuống cầu |
NHỚ BẾN PHÀ HÒN GAI XƯA
Trả lờiXóaKhông còn cảnh tấp nập nhộn nhịp khi xưa ở bến phà nữa.
Mình từ Bến đoan (khu vực đường ven biển có đền ĐỨC ÔNG ) chuyển đến bến phà từ năm 1961 rồi khi mẹ nghỉ hưu mới chuyển đến Hùng thắng cuối năm 1976.
Hòn gai xưa nhỏ lắm đến nỗi ai xinh đẹp, và cả ai điên...cả thị xã đều biết. Dân cư chính làm ngành than, một số là công chức, làm may, nghề thủ công, buôn bán nhỏ…Cây bên đường là phi lao, xà cừ, phượng. Trong các xóm nhiều cây hoa đại, dâu gia và cả táo, nhãn. Vào mùa hoa đại rụng mấy chị xóm mình đi vơ về phơi khô hàng mấy bao tải bán cho hiệu thuốc.
Bến phà heo hút, ngoài phà còn có đò ngang chở khách. Đi đò mình sợ lắm, ngồi trên mái vòm cong còn sợ hơn nên không có cảm giác thấy đẹp. Sau này đi học nội trú và nhất là thời đi học ĐH xa về mới thấy nơi mình đẹp, đẹp đến nao lòng khi xe vào địa phận rừng thông.
Mình còn nhớ rõ cảm giác mưa xong leo lên đồi đứng dưới gốc thông già nhìn ra xa thấy rõ những rặng núi xanh ngắt trên mặt vịnh như một bức tranh thủy mạc vĩ đại. Lúc trời nắng hơi nước bốc lên nhìn núi chỉ thấy mờ mờ . Có đến vài chục cây thông già gốc to hai người ôm không xuể đã bị phá khi làm cầu, hoa thông nhóm lò than bén, dễ cháy.
Giữa hai bến phà ( một của Pháp, một do mình làm thêm) là một tòa nhà hai tầng có những khóm trúc đào mặt tiền và phía trong lấp ló hai cây đại hoa đỏ. Đây là khách sạn do một bà trúng sổ số Đông dương xây cùng lúc với sòng bạc ở khu 3 Đồ sơn. Sau này là nơi làm việc của Khu ủy Hồng Quảng, năm 1964 là cơ quan Tỉnh ủy QN. Ngôi nhà kiến trúc thời Pháp trần tầng hai làm bằng tre già ngâm và rơm nếp...khi bị Mỹ ném bom hai bên nhà chỉ bị eo đi không bay sạch trơ móng như những tòa nhà 2, 3 tầng sau này mình xây. Có lần mình theo mấy đứa lên gần tầng sát mái bắt chim sẻ bỏ đầy ruột những quả bóng đá.
Bến phà thời tây là bến nhỏ đi chéo từ cây đa to xuôi đến chỗ khách sạn Nội địa sau này. Bến phà mình làm rộng hơn là đoạn ngắn nối hai bên Bãi cháy, Hòn gai. Sau này đi học và thấy phà trôi mình mới nghĩ ra người Pháp làm bến đã tính đến dòng chảy, còn mình tưởng rút ngắn khoảng cách nhưng đã xa hơn vào những ngày nước chảy xiết nên phà trôi là bình thường.
Nơi xăng dầu B12 bây giờ trước là cảng hải quân, thời chiến tranh phá hoại của Mỹ cảng được rời đi nơi khác. Vào những ngày nghỉ, tạnh mưa, ngoài khách bộ hành có thêm mấy chú lính hải quân đầu đội mũ tai nheo đi trên mặt đường láng nước, cảnh vật lúc đó thật thanh bình.
Cảng than xưa bây giờ là cảng du lịch. Có hai cầu trục rót than. Năm 1972 Mỹ liên tiếp ném bom gần như hàng ngày vẫn không trúng. Sau này cầu trục dỡ xuống bị mất sạch không còn hiện vật để lưu giữ bảo tàng. Tầu ăn than từ các nước đến với âm thanh từ loa mở hết cỡ, mình nhớ tàu Nhật họ thường hay mở bài “Quảng bình quê ta” và những bài dân ca VN khác.
NHỚ BẾN PHÀ HÒN GAI XƯA
Trả lờiXóaNhững năm chiến tranh cả xóm đi sơ tán còn lại nhà mình và lác đác mấy nhà có người đi làm ở nhà sàng, than luyện…Mẹ mình chạy bơm cấp nước cho tàu than và tàu hải quân mang nước ra các đảo nên ở lại. Nhà mình cũng là nơi ra vào thường xuyên của những người làm phà, bộ đội đóng trên đồi, hải quân các tàu nhỏ vào lấy nước…những năm đó mình đi sơ tán nên ít gặp họ. Chiến tranh thời Giôn sơn cùng trú hầm Tỉnh ủy nên mình biết gần hết người làm phà. Ấn tượng nhất đội tầu Ba đảm đang. Chị Vi Thị Mến lái tàu, người cao to. Tay lái vững cập bến nhanh hơn mấy anh khác. Chị không được đề nghị Anh hùng có lẽ vì có con với anh Hiệp đã có vợ, anh người Trà cổ hay Bình ngọc gì đó đã hy sinh khi đang lái phà, một mảnh bom cắt đứt cổ Các chị khác làm thợ máy , thợ phụ người tứ xứ. Chị Thắng béo nhưng duyên tính hài hước nói anh mình tên là Quyết, hay pha trò…Trừ mấy hôm Mỹ thả ngư lôi còn hầu như ngày nào phà cũng chạy, ngày bão cũng phải thường trực, ngớt bão là phải chạy ngay. Vì phà không chạy mấy ngày có ngư lôi nên đã không được công nhận đơn vị Anh hùng ngay thời gian đó. Thấy cũng vô lý, những người xét duyệt còn nằm hầm trú ẩn an toàn và ở xa vùng chiến sự lại gạt thẳng thừng những người vì lưu thông tuyến đường đã không màng đến tính mạng tuổi trẻ của mình thời kỳ bến phà bị đánh ác liệt nhất. Các máy bay Mỹ vào nội địa khi ra biến thường trút hết số bom còn lại xuống bến.
Ngày mùng 5/8/1964 Mỹ ném bom Hòn gai, dân chúng chạy trú vào các hầm đào nông choèn trên phủ đất lên giấy dầu, giấy xi măng tạm bợ… mặc dù đã được thông báo trước và phổ biến cách thức làm hầm phòng chống ném bom. Riêng mẹ mình bà bạo thế, đứng dưới gốc đa xem tàu hải quân bắn trả máy bay. Đêm đó cả Hòn gai thức trắng đêm đào hầm.
Có buổi chạy ra bến phà thấy một xe tải chở dù , mình kêu đẹp thế bị chú lái xe quát: “ Của Mỹ đẹp gì mà đẹp” cứ ấm ách mãi. Rồi những ngày rục rịch đi sơ tán, những ngày đoàn tân binh đầu tiên của Sư đoàn than qua bến. Các bà có cả mẹ mình rối rít mang nước cho họ. Lúc phà chạy có mấy chú lính còn mải chơi bi bị gọi chạy quýnh lên. Không biết trong họ có ai đó đã mãi không trở về? Xóm mình có một anh làm Nhà máy CKHG đi cùng đợt, mình thấy mẹ mua một bút máy tặng anh ấy. Sau anh hy sinh, lúc bố mẹ anh còn sống, hàng năm Nhà máy vẫn thăm gia đình dịp 27/7, 22/12 và Tết Âm lịch.
Cả tuổi thơ mình gắn bó nơi đây, bến phà Hòn gai xưa. Sau này chuyến ở nhiều nơi có đêm nằm mơ vẫn thấy mình ở đó, nơi phía sau nhà là hai cây đa ngay bên giếng bơm.
Bật mý là đến giờ Thọ hát rất hay và rất khỏe nữa nên buổi tối hát Ka raoke ở nhà tr Cường Vũ Thọ đã làm chủ "Sân khấu " Đung slaf truyền thống ca hát đất Mỏ anh hùng.
Trả lờiXóa