Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

THIÊN ĐƯỜNG BẢO SƠN CÓ PHẢI LÀ ĐƯỜNG LÊN TRỜI CHO BÀ CON NÔNG DÂN?

Nhiều ha cánh đồng nông nghiệp nay đã biến thành một cách dở dang khu kinh doanh trò chơi thưa thớt khách, mặc dù đang là những ngày hè của các em học sinh
cảnh quan một phần bên ngoài khu Thiên Đường Bảo Sơn



Không chỉ bên ngoài mà bên trong cũng còn vắng khách, vì sao?

Một sự đầu tư dở dang không đến nơi đến chốn, vì sao?

Sự thiếu nghiêm túc thể hiện ở ngay cái bảng quảng cáo trên lưng con voi!

Trống trơn khu làng nghề truyền thống

Ngoài người chụp ảnh là những căn nhà và chủ nhà

Ngoài người chụp ảnh là những căn nhà và chủ nhà

Ngoài người chụp ảnh là những căn nhà và chủ nhà

Ngoài người chụp ảnh là những căn nhà và chủ nhà


Ngoài người chụp ảnh là những căn nhà và chủ nhà

Ngoài người chụp ảnh là những căn nhà và chủ nhà

Một nơi khan hiếm có người xem nhưng cũng chẳng đông

Đây là khu trung tâm 

Và lối ra vào chiều ngày thứ bảy


19 nhận xét:

  1. Thiên Đường Bảo Sơn là của con rể Đỗ Mười có phải của dân Đên đâu mà hy vọng

    Trả lờiXóa
  2. Đây mới là khu vui chơi thôi ,tác giả chưa chụp hình khu biệt thự và biệt thự liền kề ở sát vách thì mới thấy thảm hại làm sao : Hàng trăm ngôi biệt thự bỏ hoang ? Tay Nguyễn Trường Sơn chủ xịn của Bảo Sơn là một đại diện nổi bật cho lợi ích nhóm , hại thê thảm rất nhiều người gần đây nhất là Nguyễn Hữu Khải - Bảo Long .Mải tranh giành quyền lực và đồng tiền nên con cháu ông ta chẳng ra sao cả .

    Trả lờiXóa
  3. Phải có thế lực , có tiền , có máu mặt ,mới dám đầu tư xây dựng . Nam Cường là một tay buôn đạm , có tiền câu kết với một số cán bộ có thế lực , muốn làm gì trả được .Những cánh đồng đẹp mầu mỡ của Hải Dương đang trở thành khu đô thị bỏ trống . Thế rổi một tỷ đô la đi nước ngoài chữa bệnh , rồi cũng phải ra đi . .Cứ như bạn Thái Hòa làm một miếng nhà máy gia câu kết cấu cầu trục , ai cần cấu ,ai cần cầu ,ai cần trục làm tất . Thế mới biết một tấc đất một tấc vàng , quý biết bao . Ngày xưa học lịch sử , có mục Nam Quan , bây giờ còn có ai nhắc tới đâu ? .Không biết thiên đường Bảo Sơn có phải người Việt Nam xây , hay là người Trung Quốc đầu tư .

    Trả lờiXóa
  4. Phần 44: Một câu chuyện thương tâm nhưng có thật xảy ra giữa thủ đô Hà Nội, Ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn – bố đẻ chị Thủy dung túng cho con gái thuê vệ sĩ, cho vệ sĩ đánh con rể giữa phố Liễu Giai trước mặt hai cháu ngoại chỉ vì con rể muốn nhìn mặt con, giam giữ hai cháu ngoại làm con tin tại khách sạn Bảo Sơn không cho đi học, không cho bố và gia đình nhà nội gặp mặt đã hơn một năm nay với mục đích ép anh Minh phải không được chia khối tài sản 500 triệu đô??? Tại sao vấn đề tranh chấp tài sản 500 triệu đô lại được đưa ra vào phút cuối??? Thụ lý và xét xử vụ án sai nhiều về tố tụng nhưng thẩm phán Đõ Quảng Oai vẫn đang hoàn thiện các giấy tờ để ứng cử vào chức “Phó chánh tòa dân sự” Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội???

    http://luatsuvidan1.blogspot.be/2012/01/phan-44-mot-cau-chuyen-thuong-tam-nhung.html

    Trả lờiXóa
  5. “Nó đã ngu thì mình phải gặp bố nó chứ, không lẽ bố nó cũng ngu như nó”!!!





    Chúng tôi xin mở đầu bài viết này bằng câu chuyện có thật 100% mà chúng tôi xác minh từ phía anh Minh. Vào ngày 13/12/2011 lúc 16h sau khi anh tới trường để nộp đơn và đi về qua cổng bảo vệ số 3 thì vô tình gặp một bà lão phúc hậu đang ngồi đó để đón cháu.Thấy anh chào hỏi đồng chí bảo vệ tên là Phương bà lão lại gần phía anh và nói “Tôi hàng ngày đón cháu ở đây, hôm qua tôi thấy một câu chuyện tại trường phản cảm trước mặt các phụ huynh học sinh quá, tôi luôn có ý ngồi đây để xem mặt anh nó như thế nào? Nay gặp anh tôi thấy anh trông cũng hiền lành, cao to, đẹp trai sao lại có con vợ ngu thế.Nó phải hiểu rằng không có anh thì một mình nó làm sao có được hai đứa con. Thế bố mẹ anh thế nào? Không nói gì à, hiền lành thế ? Nó đã ngu vậy thì anh phải đến gặp bố nó chứ, không lẽ bố nó cũng ngu như nó?”. Nghe những lời thẳng thắn của bà lão cùng vài phụ huynh đứng bên cạnh mỉm cười anh Minh chỉ biết im lặng. Chúng tôi thì hiểu rằng anh chỉ biết im lặng vì có lẽ anh nghĩ “Bố chị Thủy – Ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tich tập đoàn Bảo Sơn còn đi lừa bố anh để cho chị Thủy mang cháu về giữ thì chả trách cho tới ngày hôm nay chị Thủy vẫn có cách ứng xử như vậy !!!”. Anh Minh cho biết thêm “Qua xác minh tại các phụ huynh và các bảo vệ khác có mặt chiều 12/12/2011 thì chị Thủy đã bố trí tại 03(ba) cổng ra vào của nhà trường mỗi cổng 02 vệ sĩ để ngăn cản không cho anh Minh trong trường hợp anh dắt cháu ra ngoài. Các vệ sĩ khác cũng được nhà trường “bật đèn xanh” để đi vào trong khuôn viên của trường. Một lúc sau tất cả phụ huynh đều nhìn thấy chị Thủy tay dắt đứa con gái, còn một vệ sĩ cắp đứa con trai đi như chạy và mọi người bình luận “Sao lại cắp trẻ con như cắp chuột thế kia!!!”.Đứa bé trai bị vệ sĩ cắp chạy ra ô tô còn ngoái lại nói “Cặp của con!!!”.Sau đó cả chị Thủy, vệ sĩ và hai đứa con chui vào xe và chiếc xe 30K-5303 chạy như bị ăn cướp đuổi trước mặt toàn bộ phụ huynh đón con ngày hôm đó, các vệ sĩ khác thì lên xe máy đi về….
    Chúng tôi và công luận muốn đặt câu hỏi ở đây rằng: “Trường Hanoi Academy nghĩ gì khi để một câu chuyện phản cảm về đạo đức như vậy diễn ra trước mặt các phụ huynh đón con chiều hôm đó??? Điều đó có mâu thuẫn với câu khẩu hiệu (Slogan) mà đi đâu trong trường cũng được vẽ rất to và đẹp “Become a global citizen” tạm dịch là “Trở thành công dân toàn cầu”??? Với cách ứng xử của những người làm lãnh đạo về giáo dục trong trường Hanoi Academy thì liệu các học sinh học tại đó về sau có trở thành các “công dân toàn cầu” ???

    Trả lờiXóa
  6. Trong lúc đất nước còn nhiều khó khăn, hàng trăm mảnh đời khốn khó, được nhà nước ưu ái phân cho 34ha đất tại dự án Thiên đường Bảo Sơn để làm công viên. Để có được chỗ đất đó hàng trăm nghìn hộ dân đã phải bỏ mảnh đất đã gắn bó với mình qua bao nhiêu thế hệ để giao cho nhà nước. Trả cho bà con nông dân 600 000đ một sào đất (3600m2) nhưng bán cho người mua nhà 100 000 000đ một m2 nữ Đại gia Bảo Sơn phải biết đem những đồng tiền đó đi phục vụ cho Cộng đồng và Xã hội.

    Nhưng, vì kiếm tiền "quá dễ dàng" nên nữ đại gia Bảo Sơn lại mang những đồng tiền đó đi làm rối loạn xã hội, rối loạn kỷ cương, phép nước, chà đạp lên những đạo lý của cả ngàn đời nay của người Việt Nam.

    Bạn bè trên khắp thế giới sẽ nghĩ sao về Hà Nội - Thành phố vì hòa bình ??? !!!

    Trả lờiXóa
  7. Ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn – bố đẻ chị Thủy “Quân tử nhất ngôn là quân tử dại, quân tử “lừa thông gia” mới là quân tử khôn”???
    Mở đầu bài viết này nhóm phóng viên của chúng tôi xin được thay mặt anh Minh gửi lời cảm ơn tới toàn bộ các quý vị độc giả đã yêu quý, ủng hộ góp ý kiến quý báu cho anh Minh trong vụ án ly hôn đắt giá nhât Việt nam tranh chấp tài sản lên tới 500 triệu đô tại Tập đoàn Bảo Sơn. Nhân dịp năm mới chúng tôi cùng anh Minh xin được gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới toàn bộ các quý vị độc giả và gia đình với một mong muốn năm mới sẽ nhận được nhiều hơn những ý kiến đóng góp của các độc giả.
    Vâng, theo khái niệm của cha ông ta từ xưa thì để làm được người quân tử thì rất khó và những ai đã tự nhận mình là quân tử thì phải luôn tự tu dưỡng bản thân mình từ lời ăn, tiếng nói, cách đối nhân xử thế sao cho xứng đáng với danh hiệu mà mình tự nhận. Chúng tôi nghĩ rằng Ông Nguyễn Trường Sơn cũng vậy, Ông cũng tự nhận mình là người quân tử còn cách hành xử của Ông như thế nào thì đó là quan điểm nhìn nhận của mỗi người thôi!!! Vì nhận mình là quân tử nên Ông thẳng thắn chê trách những cử chỉ không quân tử của Ông Nguyễn Hữu Khai chủ tich Tập đoàn Bảo Long như lập hồ sơ kê khai tài sản, tự đề xuất giá và bán lại cho Bảo Sơn nhưng khi bàn giao xong, được mấy hôm thì âm thầm “vác đi bán”.. và kết luận “ “quân tử” ai lại làm chuyện cò con như thế”.

    Chi tiết quý vị click theo đường dẫn sau:

    http://www.petrotimes.vn/news/vn/phong-su-dieu-tra/su-that-ve-tap-doan-bao-long-(ky-cuoi).html

    nhưng bản thân Ông trong cách ứng xử đã thực sự quân tử ???

    Vâng, chúng tôi viết những dòng này cũng chẳng có ý dạy dỗ gì Ông bởi vì cũng chỉ một năm nữa là Ông cũng bước vào tuổi 70, cái tuổi "xưa nay hiếm" và ở tuổi đó con người ta thường sống bằng những hoài niệm xem trong quá khứ mình làm được những điều gì, cái gì chưa tốt thì cố làm lại cho tốt…Chúng tôi cũng hiểu những tâm tư của Ông khi mà Ông đã “mồ côi” cha từ khi mới 5 tháng tuổi, cuộc đời Ông vất vả và bất hạnh vậy nhưng cuộc đời con gái Ông cũng không sung sướng hơn Ông khi chị Thủy cũng mồ côi mẹ vào năm 13 tuổi. Cho tới giờ phút này hai đứa cháu ngoại của Ông là con chị Thủy và anh Minh một đứa mới 7 tuổi, một đứa mới 4 tuổi đáng lẽ phải rất hạnh phúc vì chúng đang có cả bố lẫn mẹ và có gốc gác cả hai gia đình nội ngoại đầy đủ. Truyền thống của dân tộc ta vẫn vậy, cả nghìn năm nay ngày Tết là ngày xum họp gia đình vậy mà đã ba cái Tết Ông không cho hai cháu về nhà nội thắp cho Ông bà tổ tiên một nén hương. Thật vậy, tết năm 2010 Ông giả vờ đưa các cháu về nhà nội ngồi được 15p rồi kiếm cớ đi mất, năm 2011 thì dung túng cho con gái giữ hai đứa con từ ngày 12/01/2011 cho tới tận bây giờ không cho chúng về nhà nội thắp hương trong các dịp lễ tết. Chúng tôi thì hiểu hai bố con Ông là những trẻ mồ côi, những chuyện lễ nghĩa về gia đình không được dạy dỗ từ bé nhưng Ông đã tự nhận mình là người quân tử thì Ông phải tự tu dưỡng, phải hiểu và phải dạy cho con gái mình hiểu những lý lẽ, những lẽ phải trên cuộc đời chứ??? Chúng tôi biết trong xã hội hiện đại bây giờ gia đình anh Minh cũng không bao giờ trọng nhà nội hơn nhà ngoại bằng chứng là hai đứa cháu của Ông khi đặt tên là Bảo Hưng và Bảo Nhi để bên cạnh việc nó mang họ nội theo bố thì nó vẫn biết họ ngoại là ai ??? Là người lớn, lại tự nhận mình là quân tử Ông phải hiểu rằng hai đứa cháu ngoại của Ông không phải do “một mình hai bố con Ông nặn ra” nhưng Ông lại không biết gương mẫu bản thân mình lại còn đi “lừa cả thông gia” để mang cháu về cho con mình giữ ??? Ông cũng có con trai dù bây giờ nó mới 8 tuổi nhưng Ông sẽ nghĩ sao và có cảm nhận thế nào khi trong tương lai thông gia của Ông và con dâu Ông cũng lừa để giữ cháu nội của Ông và không cho chúng về thắp hương tổ tiên nhà Ông trong 3 năm???

    Trả lờiXóa
  8. PHẠM VIẾT ĐÀO
    Những ngày gần đây dư luận đang rộ lên vụ Công ty CP Thương mại tổng hợp quốc tế D&T (gọi tắt là Công ty D&T) đã bán cho 47 hộ dân những lô đất trong dự án xây biệt thự tại An Khánh-Hà Đông thu về ước tính hơn 262 tỷ đồng. Trước đó, với dự án này, ngày 10-12-2007, Công ty D&T đã ký hợp đồng tín dụng (số 215/HĐTD-GPB/07) với NH TMCP Dầu khí toàn cầu (GP Bank) để vay hơn 140 tỷ đồng bằng tài sản thế chấp chính là lô đất để triển khai dự án. Ngân hàng GP Bank, Công ty Bảo Sơn, Công ty D&T đã ký cam kết: 3 bên thống nhất chi tiết về tài sản bảo đảm và các nội dung thế chấp khác thể hiện trong hợp đồng kinh tế mà các bên đã ký kết.
    Như vậy lô đất dự án này đã thuộc quyền xiết nợ của Ngân hàng GP Bank; điều này có nghĩa 47 hộ gia đình đã bỏ ra 262 tỷ tiền kia đã bị mất trắng khoản tiền mua đất này vì mua nhầm phải tải sản đã được đem thế chấp ?!
    Trong hợp đồng vay tiền tín dụng này có một chi tiết đáng chú ý: Các bên tham gia ký hợp đồng vay gồm Ngân hàng dịch vụ dầu khí Toàn cầu, Công ty Bảo Sơn và Công ty D & T đã cam kết ghi trong hợp đồng: Không bên nào tiết lộ nội dung các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết ?
    Trước đó trong hợp đồng hợp tác giữa Công ty Bảo Sơn và Công ty D&T, Công ty Bảo Sơn cho phép Công ty D&T được quyền bán các lô đất xây dựng biệt thự cho dân?
    Qua hai hợp đồng kinh tế có dấu hiệu bất minh này một cái chốt pháp lý đã lộ ra và cần phải được khẳng định: Cả ba doanh nghiệp: Công ty D &T, Công ty Bảo Sơn và Ngân hàng (GP Bank) đã bí mật thế chấp để vay ngân hàng một số tiền 140 tỷ đồng bằng lô đất dự án biệt thự rồi sau đó đem bán cho dân? Có cả một đường giây đã cố tình tạo ra màn kịch mua bán ảo này ?
    Như vậy trong vụ kinh doanh mua bán ảo này, ai là người không nắm được pháp luật, ai vi phạm pháp luật và ai là người phải gánh chịu hậu quả, rủi ro của một vụ lừa đảo hy hữu bằng nghiệp vụ ngân hàng này? Trước hết chúng ta xem xét trường hợp 47 hộ dân, những người đã bỏ ra 262 tỷ tiền túi của mình ra? Họ có vi phạm pháp luật trong vụ mua bán đất biệt thự này không? Họ có cố tình bỏ tiền ra mua một tài sản bất hợp pháp không? Theo Luật Hình sự và Luật Thương mại: nếu một chủ thể nào đó cố tình mua, bán, tiêu thụ một tài sản bất hợp pháp thì phải gánh chịu mọi hậu quả pháp lý thậm chí phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Trong trường hợp này theo chúng tôi 47 hộ dân hoàn toàn không vi phạm pháp luật vì họ mua đất có trong quy hoạch dự án và được chào bán công khai, được ký kết hợp đồng kinh tế giữa bên bán là Công ty D & T và bên mua là 47 hộ dân! Chắc chắn trong hợp đồng có điều khoản: các bên căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế và các quy định pháp luật khác để ký và cam kết thực hiện hợp đồng?
    Rồi đây vụ việc này chắc chắn sẽ được đưa ra toà án hình sự để phân giả chứ không phải là toà kinh tế vì có dấu hiệu lừa đảo. Vấn đề ai sẽ chịu trách nhiệm hình sự và phải gánh chịu hậu quả pháp lý: 47 hộ dân, Giám đốc Công ty D & T hay tất cả những người tham gia vào các trò lừa đảo mua bán ảo này trong đó có cả trách nhiệm của Công ty Bảo Sơn và Ngân hàng GP Bank ?
    Theo chúng tôi 47 hộ dân trong vụ mua bán bất hợp pháp này là nạn nhân họ hoàn toàn vô can, vô tội do đó các cơ quan pháp luật: toà án, viện kiểm sát phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ; phía cố tình vi phạm pháp luật mua bán có dấu hiệu lừa đảo đầu tiên là những người trực tiếp ký hợp đồng bán tài sản bất hợp pháp này. Để phân giải vụ này các cơ quan bảo vệ pháp luật phải căn cứ vào các căn cứ pháp lý sau đây:

    Trả lờiXóa
  9. 1/ Theo Luật Ngân hàng thì mọi tài sản đã thế chấp ngân hàng không được chuyển nhượng, mua bán, thế chấp cho một đối tác khác; trong các hợp đồng kinh tế, điều khoản này cũng phải được ghi rõ, cả bên cho vay và và vay phải cam kết tuân thủ; nếu trong hợp đồng kinh tế mà các bên ký kết không có điều khoản này thì hợp đồng đó trái pháp luật và do đó vô giá trị! Rồi đây các cơ quan toà án, viện kiểm sát phải căn cứ vào hợp đồng mà Ngân hàng GP Bank đã ký với Công ty D % T, Công ty Bảo Sơn có điều khoản này không, nếu không có thì Ngân hàng GP Bank không được phép xiết nợ bằng cách thu hồi lại các lô đất mà Công ty D & T đã bán cho 47 hộ dân vì đã ký một hợp đồng kinh tế không tuân thủ các căn cứ pháp lý. Khi một đương sự không tự nguyện chấp hành pháp luật thì pháp luật không có trách nhiệm bảo hiểm cho họ khi họ gặp rủi ro!
    2/ Theo thể lệ tín dụng của NH Nhà nước và các quy định khác, các bên sau khi ký hợp đồng cho vay bằng hình thức thế chấp phải ký hợp đồng công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, từ đó thông tin giao dịch tín dụng được đưa công khai trên mạng, phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng thì hợp đồng vay và thế chấp này mới có giá trị pháp lý? Nếu cá nhân nào đơn vị nào không chấp hành đúng pháp luật quy định này thì pháp luật tất nhiên sẽ không đứng về phía họ!
    3/ Các cơ quan bảo vệ pháp luật phải có trách nhiệm làm rõ một điều trong khoản đã được ghi trong hợp đồng có chữ ký và đóng dấu của 3 chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý về chữ ký của mình đó là: Ngân hàng GP Bank, Công ty Bảo Sơn và Công ty D & T: Các bên cam kết không tiết lộ bí mật các điều khoản được ghi trong hợp đồng vay tiền bằng việc thế chấp lô đất dự án biệt thự tại An Khánh-Hà Đông ?
    Trong Luật thương mại và Luật Ngân hàng có những điều khoản quy định cho phép giữ bí mật kinh doanh cho khách hàng; vấn đề ở chỗ: Việc vay thế chấp này có nằm trong diện pháp luật bảo hộ là phải giữu bí mật không ? Rồi đây trước toà các doanh nghiệp như Ngân hàng GP Bank, Công ty Bảo Sơn có trách nhiệm chứng minh tính hợp pháp của điều khoản này; nếu không chứng minh được điều khoản đã ký kết này nằm trong khuôn khổ được pháp luật bảo hộ thì hợp đồng cho vay 140 tỷ đồng mà Ngân hàng GP Bank đã ký cho Công ty Bảo Sơn và Công ty D & T vay là không có giá trị pháp lý do vậy mọi hậu quả rủi ro phía Ngân hàng phải gánh chịu chứ không thể đổ lên đầu 47 hộ dân đã bỏ “tiền tươi thóc thật” ra mua đất !

    Trả lờiXóa
  10. 4/ Đứng về phương diện pháp lý, Ngân hàng GP Bank không thể đổ cho một mình Công ty D & T gánh chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi lừa khách hàng mà cả GP Bạnk đã vô ý hay cố tình tạo ra những lớp lang để cho màn lừa đảo này được thực hiện trót lọt. Cả đối với Công ty Bảo Sơn một mặt ký cho phép Công ty D & T được bán các lô đất lại ký sau đó vào hợp đồng để bảo lãnh cho Công ty D & T đứng ra sử dụng lô đất bán đem thế chấp để vay 140 tỷ là một việc làm phi pháp: vẽ đường cho hươu chạy của Công ty Bảo Sơn? Phía Công ty Bảo Sơn rồi đây chắc chắn sẽ nại lý do: Mình sơ hở, mình quá tin người, mình không lường được “quả lừa” của Công ty D & T đối với 47 khách hàng…Công ty Bảo Sơn là chủ dự án đầu tư này do đó phải chịu trách nhiệm quản lý trước nhà nước về tài sản mà mình được giao quản lý phải được sử dụng vào các mục đích hợp pháp; Công ty Bảo Sơn là một trong các chủ thể đã ký vào hợp đồng vay 140 tỷ đồng và thế chấp bằng lô đất dự án mà mình là chủ thể quản lý và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý; Việc chào bán và thu 262 tỷ đồng của Công ty D & T thông qua hợp đồng kinh tế không giống với việc dấm dúi mua heroin hay mua một chiếc kim ở hàng xén do vậy Công ty Bảo Sơn không thể trả lời là không biết gì và không chịu trách nhiệm pháp lý gì?! Công ty Bảo Sơn không thể không chịu trách nhiệm về cái điều khoản oái oăm được ghi trong hợp đồng: các bên cam kết giữ bí mật ???
    Trong các quan hệ pháp lý thì khi đã gây ra hậu quả pháp lý thì mọi hành vi dẫn đến hậu quả trên dù vô tình hay cố ý đều phải gánh chịu trách nhiệm hình sự ! Không thể nói: Do tôi vô tình lơ đãng, không làm chủ tốc độ, không quan sát cẩn thận nên gây ra tai nạn giao thông do đó đề nghị miễn trách nhiệm hình sự. Không một pháp luật nào cho phép điều đó !
    Tóm lại, nếu Ngân hàng GP Bank không chứng minh được lý do hợp pháp của điều khoản giữ bí mât nội dung hợp đồng mà mình đã ký kết; việc không công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các điều khoản của hợp đồng cho vay và thế chấp này như các quy định của Ngân hàng nhà nước về thể lệ tín dụng thế châp thì hợp đồng mà Ngân hàng GP Bank đã ký cho vay 140 tỷ đó không có giá trị pháp lý. Khi đã ký một hợp đồng kinh tế không có đầy đủ các yếu tố pháp lý thì mọi rủi ro Ngân hàng GP Bank phải gánh chịu ! 47 hộ dân chỉ phải chịu rủi ro khi họ biết rõ thông tin về lô đất này đã thế chấp cho Ngân hàng GP Bank rồi nhưng vẫn cứ mua.
    Trong vụ mua bán đầy khuất tất này không được phép lợi dụng lợi thế và sức mạnh của phe cánh, không được “lấy thịt đè người”; không được sử dụng con dấu và quyền được nhà nước trao để lừa, bắt chẹt, ăn hiếp dân ?

    Trả lờiXóa
  11. PHẠM VIẾT ĐÀO
    Trên một tờ báo có số lượng phát hành lớn gần đây dư luận không thể không để ý tới một bài viết dưới dạng chân dung về một vị giám đốc mà theo dư luận một số cơ quan báo chí như Đài Truyền hình Việt Nam và một vài tờ báo khác thì vị này có liên can tới một vụ tại tiếng: Đó là vụ Công ty D & T đã bí mật bán 47 lô đất trong dự án xây biệt thự để lấy 262 tỷ đồng trong khi đó Công ty này trước đó đã thế chấp 47 lô đất trên để vay 140 tỷ đồng của ngân hàng. Hậu quả của vụ việc này là: 262 tỷ đồng mà các hộ bỏ tiền ra mua có nguy cơ bị mất trắng vì bị xiết nợ…
    Điều làm cho người đọc băn khoăn đó là tiêu đề bài viết được đặt với một cái tên đầy ẩn ý và rất thơ: Gian nan là nợ…; tiêu đề này làm cho người đọc liên tưởng tới một câu thơ nổi tiếng của danh nhân Đào Tấn:
    Lao xao sóng vỗ ngọn tùng
    Gian nan là nợ anh hùng phải vay…
    Theo thông tin của Báo Công an nhân dân thì Tập đoàn Bảo Sơn hiện đã khởi kiện Ban Thời sự Đài truyền hình Việt Nam về việc đưa tin sai sự thật liên quan đến việc Công ty D&T lừa đảo; Đơn kiện đã được Tòa án quận Ba Đình thụ lý.
    Theo tin của Ban Thời sự Đài truyền hình Việt Nam thì trước khi đem bán 47 lô đất này, ngày 10-12-2007, Công ty D&T đã ký hợp đồng tín dụng (số 215/HĐTD-GPB/07) với NHTMCP Dầu khí toàn cầu (GP Bank) để vay hơn 140 tỷ đồng bằng tài sản thế chấp chính là lô đất để triển khai dự án. Trong hợp đồng vay thế chấp bằng 47 lô đất này, Ngân hàng GP Bank, Công ty Bảo Sơn, Công ty D&T đã ký cam kết: 3 bên thống nhất chi tiết về tài sản bảo đảm và các nội dung thế chấp khác thể hiện trong hợp đồng kinh tế mà các bên đã ký kết. Tóm lại Công ty Bảo Sơn đứng ra bảo lãnh cho Công ty D & T vay tiền ngân hàng bởi Công ty Bảo Sơn mới là chủ đầu tư dự án…
    Trong hợp đồng vay tiền tín dụng này có một chi tiết đáng chú ý theo Đài truyền hình Việt Nam: Các bên tham gia ký hợp đồng vay gồm Ngân hàng dịch vụ dầu khí Toàn cầu, Công ty Bảo Sơn và Công ty D & T đã cam kết ghi trong hợp đồng: Không bên nào tiết lộ nội dung các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết ? Chương trình thời sự đã đặc tả chi tiết về chữ ký của 3 pháp nhân đã ký trong đó có chữ ký của Giám đốc Tập đoàn Bảo Sơn vào hợp đồng vay và cả điều khoản bí hiểm kể trên.

    Trả lờiXóa
  12. Chắc chắn vụ này rồi đây sẽ dẫn tới các vụ kiện về tranh chấp dân sự không chỉ giữ Tập đoàn Bảo Sơn với Ban Thời sự Đài Truyền hình mà còn có khiếu kiện giữa Tập đoàn Bảo Sơn và 47 hộ đã bỏ số tiền 262 tỷ ra mua lô đất trên. Lý do kiện chắc chắn là vấn đề: ai sẽ chịu trách nhiệm về các hậu quả pháp lý về vụ lừa đảo bằng nghiệp vụ ngân hàng này?
    Tập đoàn Bảo Sơn rồi đây phải chịu trách nhiệm và có quyền đưa ra trước Tòa và cả trước công luận chứng minh sự ngoại phạm của mình trong vụ lừa đảo này. Hiện nay theo tác giả bài báo Gian nan là nợ…cho biết bà TrầnThị Hồng Hạnh Giám đốc Công ty Tổng hợp Quốc tế D & T ( Công ty D & T) đã bị bắt. Tuy nhiên việc kết luận ai đúng ai sai là thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Theo chúng tôi Giám đốc Tập đoàn Bảo Sơn muốn chứng minh được sự vô can của mình không liên quan tới vụ lừa đảo trên thì phải chứng minh được việc: Mình không liên đới hay chịu trách nhiệm gì với việc Công ty D & T đã bán 47 lô đất biệt thự? Đây là một trong những cái chốt pháp lý rồi đây các bên sẽ tranh chấp trước tòa.
    Dư luận cho rằng:
    1/ Việc thế chấp lô đất 47 biệt thự để vay Ngân hàng đã được Giám đốc Tập đoàn Bảo Sơn ký vào hơp đồng bảo lãnh để Công ty D & T vay, do đó phải chịu trách nhiệm pháp lý về khoản 140 tỷ vay này cùng với tài sản thế chấp để vay. Giám đốc Công ty Bảo Sơn không thể phủi tay nói rằng tôi không biết gì và không chịu trách nhiệm gì về chuyện bán chác các lô đất đã được Tập đoàn Bảo Sơn hợp đồng bảo lãnh cho việc vay tiền ngân hàng kể trên.

    Trả lờiXóa
  13. 2/ Công ty D & T là đối tác liên doanh của Tập đoàn Bảo Sơn, có nghĩa Tập đoàn Bảo Sơn phải chịu trách nhiệm pháp lý hết thảy mọi hành vi có liên quan tới dự án liên doanh mà Công ty D & T gây ra; việc đối tác này đem bán 47 lô đất trên Tập đoàn Bảo Sơn không thể nại lý do là mình cũng bị lừa, mình không biết ?! Tập đoàn Bảo Sơn là một doanh nghiệp vậy quản lý cái gì? Nếu không đủ năng lực quản lý thế thì tại sao lại đề nghị nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án? Đây là bán 47 lô đất xây biệt thự chứ không phải bán vài liều heroin hay một vài cái kim ở quầy hàng xén! Dù Tập đoàn Bảo Sơn quả thật không biết cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý vì Ủy ban nhân dân tình Hà Tây ( cũ) giao cho Giám đốc Tập đoàn Bảo Sơn triển khai dự án này chứ không giao cho Công ty D & T! Việc hợp tác, liên doanh, mua bán phải đúng pháp luật. Tập đoàn Bảo Sơn đem tài sản do nhà nước giao quản lý đi liên doanh với Công ty D & T để rồi Công ty này lấy tài sản này đi lừa vậy Tập đoàn Bảo Sơn chứng minh mình vô can sao được. Chí ít cũng phải bị quy vào hành vi: Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng?!
    3/ Việc trong hợp đồng vay 140 tỷ đồng tiền của ngân hàng có điều khoản: Các bên tức Công ty D & T, Tập đoàn Bảo Sơn NHTMCP Dầu khí toàn cầu (GP Bank) cam kết không tiết lộ thông tin về việc vay thế chấp này sẽ là một cái chốt pháp lý rồi đây sẽ được tranh tụng trước tòa.
    Theo quy định của Luật Ngân hàng và Quy chế tín dụng thì các tài sản được đem thế chấp để vay ngân hàng không được phép chuyến nhượng, mua bán cho đối tác khác; tài sản thế chấp này phải được công khai để nhiều người biết. Nếu các bên đã ký kết không đưa ra được điều luật nào cho phép được giữ bí mật việc thế chấp này thì hợp đồng đã ký không có giá trị pháp lý. Khi các chủ thể kinh tế ký một hợp đồng kinh tế mà không căn cứ, tuân thủ vào các quy định của luật pháp hiện hành thì hợp đồng đó không được pháp luật bảo hộ.
    Nói cách khác việc Công ty D & T, Tập đoàn Bảo Sơn, Ngân hàng ký hợp đồng vay tiền và thế chấp bằng đất nếu không chứng minh được tính hợp pháp của cái điều khoản các bên đã ký: giữ bí mật thông tin mà mình đã ký thì phải chịu mọi rủi ro. Do vậy Ngân hàng không được quyền xiết nợi 47 lô đất trên mà lô đất trên thuộc quyền sử dụng của các hộ đã bỏ 262 tỷ đồng kia mua.
    4/ Theo Luật Thương mại, những tài sản bất hợp pháp đều không được đưa vào thị trường mua bán; Chỉ khi nào Ngân hàng chứng minh được rằng: 47 hộ gia đình đã biết rõ lô đất trên đã được đem thế chấp, luật pháp quy định việc thế chấp này phải được công bố công khai; các hộ kia vẫn đem tiền đến mua thì việc mua bán này là bất hợp pháp, khi đó luật pháp mới cho phép Ngân hàng xiết nợ.

    Trả lờiXóa
  14. Thương thay cho Tập đoàn Bảo Sơn do tự đẩy mình vào tình thế: Đi mắc núi trở về mắc sông nên đành phải loanh quanh, loanh quanh cho đời mỏi mệt giống như là:
    Con kiến mà leo cành đa
    Leo phải cành cộc leo ra leo vào
    Con kiến mà leo cành đào
    Leo phải cành cộc leo vào, leo ra…
    Do phải chịu liên đới trách nhiệm hình sự đối với việc lừa đảo của Công ty D & T nên việc tờ báo nọ viết bài ca ngợi những thành tích cá nhân khá dài kể từ đời ông làm cho người đọc ngầm hiểu rằng vị giám đốc này đang được ủng hộ, được thanh minh của tờ báo có đông bạn đọc này; lấy việc vay tiền của kẻ đi lừa ngầm đem so sánh với sứ mệnh " vay gian nan" của những người anh hùng là một sự "suy tôn", một sự "lạm phát" về danh hiệu, về các giá trị trong thời kinh tế thị trường?
    Tại các quốc gia mà thể chế tam quyền phân lập minh bạch, người ta rất hạn chế trao cho các cơ quan như Tòa án, kiếm sát, công an được có thêm công cụ báo chí-ngôn luận; bởi vì họ đã được quyền sử dụng dùi cui, súng, nhà tù; nếu trao thêm cho họ công cụ báo chí là một thứ “búa rìu“ dư luận nữa thì đôi khi các thảo dân thấp cổ bé họng sẽ bị đẩy vào tình cảnh “ " thôi rồi Lượm ơi” và chỉ còn biết cam phận làm “con chim chích nhảy trên đường làng”…

    Trả lờiXóa
  15. Đi tù vì đòi chia tài sản

    Nhưng, vụ ly hôn kỷ lục về số tài sản tranh chấp phải kể đến chuyện ly hôn của cặp vợ chồng Bùi Đức Minh và bà Nguyễn Thanh Thủy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Sơn đồng thời là con gái của Tổng giám đốc Bảo Sơn cách đây chưa lâu. Đây là vụ án lý hôn được dư luận cả nước đặc biệt chú ý vì số tài sản của cặp vợ chồng này được định giá khoảng 10 ngàn tỷ đồng, một số tiền phải nói là khổng lồ đối với người dân Việt Nam. Cụ thể, ngày 21/4/2011 vừa qua, TAND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và quyết định bà Nguyễn Thanh Thủy được ly hôn với ông Bùi Đức Minh sau gần 7 năm chung sống. Con chung giữa hai người được giao cho vợ, là bà Thủy, nuôi dưỡng với điều kiện, ông Minh phải có trách nhiệm chu cấp tiền (chưa thỏa thuận) hàng tháng để bà Thủy nuôi con.

    Tuy nhiên, điểm đặc biệt của phiên tòa này là chỉ xử cho 2 người được phép ly hôn mà thôi còn việc tranh chấp tài sản lại do một phiên tòa khác xét xử do bên trong vụ án ly hôn có nhiều ẩn tình, mà cụ thể là số lượng tài sản được định giá quá lớn. Ngoài ra, còn một tình tiết nữa của vụ ly hôn này là ban đầu, ông Minh bà Thủy chỉ nộp đơn xin tòa án làm thủ tục ly hôn chứ không xin tòa phán xét phân chia tài sản, công nợ chung giữa hai vợ chồng. Tuy nhiên, ngay trước ngày phiên tòa xảy ra, ông Minh đã bổ sung thêm đơn xin phân chia tài sản vì cho rằng trong thời gian qua, cổ phần của Tập đoàn Bảo Sơn tăng giá, số tài sản của 2 vợ chồng đứng tên bà Thủy tăng từ 5 - 15% giá trị của toàn Tập đoàn Bảo Sơn. Tuy nhiên, tòa án đã không chấp nhận đơn này và chuyển qua thành một vụ án tranh chấp tài sản khác.

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài cổ phần tăng thêm trong Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo Sơn và nhiều tài sản khác thì lớn nhất là toàn bộ quyền sử dụng đất tại dự án Khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) đứng tên Nguyễn Thanh Thủy, Phó tổng giám đốc Công ty Bảo Sơn làm chủ đầu tư rộng chừng 34ha. Khối tài sản này theo ước tính của ông Minh và một số chuyên gia bất động sản theo giá thị trường không dưới 500 triệu USD, tức là khoảng 10.000 tỷ đồng bởi đây được coi là khu “đất vàng” ở thành phố Hà Nội, nằm ngay trên mặt đường Láng. Tại đây hiện đang xây dựng nhiều biệt thự, căn hộ cao cấp với giá bán khoảng từ 50 cho tới 100 triệu đồng/m2. Có lẽ, đây là khối tài sản lớn nhất từng được định giá trong một vụ án ly hôn tại Việt Nam từ trước đến nay.

    Và, đỉnh điểm của rắc rối liên quan đến vụ ly hôn này là tuyên bố của ông Minh rằng, những khách hàng đã giao dịch mua nhà đất, biệt thự của tập đoàn Bảo Sơn sẽ gặp rắc rối lớn về vấn đề giấy tờ, thủ tục do hai vợ chồng ông đang tranh chấp tài sản là khu đất này. Có lẽ vì thế mà hàng trăm người đã bỏ tiền đầu tư vào bất động sản của Bảo Sơn đã không khỏi lo lắng, như ngồi trên đống lửa. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau, ông Minh lại bị Công an TP.Hà Nội bắt trong một vụ án vu khống lãnh đạo, dùng hơn 200 sim điện thoại nhắn tin đe dọa, mạt sát một số cán bộ trên địa bàn TP.Hà Nội về việc nghi ngờ những người này có quan hệ bất chính với vợ mình. Kết quả, vụ ly hôn với số tài sản khổng lồ vẫn chưa giải quyết xong thì Minh (thường trú tại Hàng Bạc, Hà Nội) phải lãnh án 15 tháng tù giam cho những tội danh trên. Mặc dù đây được xác định là một vụ án khác nhưng nếu ngẫm kỹ lại thì nó cùng là hệ quả tất yếu của việc tranh chấp tài sản giữa ông Minh, bà Thủy, một người mà ai cũng biết là có “thanh thế” rất lớn ở thành phố Hà Nội.

    Trả lờiXóa
  16. Một tướng công an mà có biệt thự vài chục tỷ do doanh nghiệp Vincom biếu , lại có chung cư hơn chục tỷ ở Facific phố cổ Hà nội ! các sỹ quan công an họ làm gì mà có nhiều tiền để mua nhà cả mấy trăm cây vàng như vậy ? Các dư luận viên tự hỏi xem.

    Vụ cướp thương hiệu Bảo Long của Lương y Nguyễn Hữu Khai có bàn tay của Hùng, con trai Ngọ mới đây đang còn nóng hổi, hiện Bảo sơn sau khi dùng bàn tay của Hùng, của an ninh điều tra Hà nội để cướp Bảo Long thi bệnh viện Bảo Long đường đang bỏ hoang, nhân viên và gia đình của lương y Nguyễn Hữu Khai tan nát, án chưa xử. Chúng tôi đang tập hợp chúng cứ, lật lại hồ sơ vụ cướp Bảo Long để công bố tiếp các nhân vật như Hùng và PA 92 được Bảo Sơn thuê để gây tội ác.
    Phạm Mạnh Hùng, một người cũng được Dương Chí Dũng nhắc đến trong vụ án "Tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài", trong đó em trai Dũng - Dương Tự Trọng bị mức án sơ thẩm 18 năm tù giam. Ngoài Phạm Mạnh Hùng, Dương Chí Dũng còn nhắc đến Trần Duy Thanh - Đại tá công an - người đã ký vào quyết định truy nã Dương Chí Dũng, được Dũng khai là hối lộ 20.000 USD, cùng những tên "anh chị" khác: Trần Đại Quang, Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát) liên quan giới chức Cảng Sài Gòn. Báo chí cho biết, Dương Chí Dũng có lời tố cáo bằng văn bản, ngoài lời tố giác trước tòa. Dư luận không thể biết được nội dung những tờ giấy này. "Văn nói" không đầy đủ và chỉn chu bằng "văn viết".
    Mới ngày 17-2-2014, trả lời báo Người Lao động, ông Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, đã có ý kiến đề xuất đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ công an Phạm Qúy Ngọ để điều tra, làm rõ những nội dung tố cáo của Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam, tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng bọn “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”. Và theo đài BBC thì đã có quyết định khởi tố bị can đối với Phạm Qúy Ngọ.....

    Trả lờiXóa
  17. Nhà giàu cũng khóc

    Xem tin gốc:

    http://www.baomoi.com/Home/PhapLuat/phapluatxahoi.vn/Nha-giau-cung-khoc/6574803.epi
    (PL&XH) - Khi anh đến khách sạn chị Thủy cho vệ sĩ và bảo vệ khách sạn cản trở không cho tôi lên thăm và thách thức tôi kể cả gọi công an tới đây cũng không sợ.


    Đại gia ly hôn – Tranh chấp hàng chục nghìn tỷ đồng?



    Báo PLXH có bài “Đại gia ly hôn – Tranh chấp hàng chục nghìn tỷ đồng?”, phản ánh việc Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm – Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử vụ ly hôn của giữa vợ chồng đại gia Hà Nội là anh Bùi Đức Minh (sinh năm 1975; phố Cầu Gỗ, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) và vợ là chị Nguyễn Thanh Thủy (sinh năm 1976, trú tại phố Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm-Hà Nội). Chị Thủy là cổ đông lớn của Tập đoàn Bảo Sơn, đặc biệt bà là giám đốc công ty TNHH Một thành viên Du lịch giải trí Thiên đường Bảo Sơn (xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội), vụ ly hôn dẫn tới việc tranh chấp hàng chục nghìn tỷ đồng.

    Mới đây, báo PLXH lại nhận được đơn kêu cứu của anh Bùi Đức Minh, phản ánh việc chị Nguyễn Thanh Thủy không cho anh được gặp con. Để thông tin tới độc giả khách quan đa chiều, chúng tôi đăng nội dung đơn của anh Minh, cụ thể như sau:

    Bị vu mang lựu đạn?




    Anh Minh và chị Thủy kết hôn tự nguyện tháng 8/2004. Chúng sống hạnh phúc và lần lượt sinh được hai cháu: Bùi Đức Bảo Hưng sinh ngày 19/10/2004 và Bùi Ngọc Bảo Nhi sinh ngày 08/05/2007 tại nhà của bố mẹ tôi từ khi kết hôn tới 12/2009.
    Tháng 12/2009, chị Thủy đã tự ý mang theo hai con chung, rời khỏi gia đình tôi đi đến khách sạn Bảo Sơn ở. Sau đó, chị Thủy làm đơn khởi kiện xin ly hôn với anh Minh.

    Tại Tòa án cấp sơ thẩm tôi vẫn giữ quan điểm xin đoàn tụ vì tôi vẫn còn tình cảm và sẵn sàng tha thứ cho chị Thủy, đồng thời tôi cũng muốn giữ cho các con một tổ ấm gia đình để các cháu tránh khỏi những tổn thương từ thủa ấu thơ; tránh cho xã hội những hệ lụy tiêu cực vì sự tan vỡ của một gia đình không đáng có.

    Tuy nhiên, trong thời gian chờ Tòa án cấp sơ thẩm đưa vụ án ra xét xử, chị Thủy đã không cho anh Minh thăm các con tôi bằng cách giữ các cháu ở trong khách sạn Bảo Sơn (số 50 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa- Hà Nội). Khi anh đến khách sạn chị Thủy cho vệ sĩ và bảo vệ khách sạn cản trở không cho tôi lên thăm và thách thức tôi kể cả gọi công an tới đây cũng không sợ. Tại Tòa án Hoàn Kiếm khi giải quyết vụ án trong giai đoạn sơ thẩm, Minh đã có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời gửi Tòa án để buộc chị Thủy chấm dứt hành vi cản trở quyền làm cha của tôi, yêu cầu hợp pháp này đã không được chấp thuận.

    Ngày 12/01/2011, khi cháu Bảo Hưng đang ở nhà anh Minh thì ông Nguyễn Trường Sơn (bố chị Thủy) điện thoại cho ông Bùi Nguyên Hải (bố anh Minh) để đưa Bảo Hưng về nhà ăn giỗ. Sau đó chị Thủy và giữ luôn hai cháu cho tới bây giờ mà không đưa ra bất kỳ lý do gì. Ngày 30/01/2011, trước Tết âm lịch, đã có cuộc họp giữa hai nhà nội ngoại thảo luận về việc đưa đón, thăm gặp, chăm sóc con chung giữa tôi và Thủy trong dịp tết nguyên đán. Tại đây, chị Thủy ra điều kiện yêu cầu tôi không được kiện bất cứ một bên thứ ba nào khác. Khi gia đình hỏi bên thứ ba là ai thì được chị Thủy giải thích là bất cứ một bên thứ ba nào ảnh hưởng tới cuộc ly hôn này …

    Trong đơn anh Minh nêu rõ: Tính từ tháng 01/2011 đến nay, đã gần 7 tháng tôi không được gặp con chung với những lý do không chính đáng và không xác đáng mà chị Thủy nại ra. Chị Thủy tự ý gửi con đi học các cơ sở giáo dục khác là Trường mầm non tư thục Nguyễn Siêu mà không có sự bàn bạc với tôi, biết vậy nhưng tôi không cũng có ý kiến gì, song phía chị Thủy lại thông đồng với nhà trường ngăn cản không cho tôi thăm gặp các con.

    Các nhà trường đều có văn bản trả lời về việc này. Đặc biệt, hiện các cháu đang học ở Trường mầm non tư thục Nguyễn Siêu thì nhà trường căn cứ vào quy định hợp đồng của chị Thủy với nhà trường trả lời tôi muốn gặp phải có sự đồng ý của chị Thủy và của Nhà trường và thời gian thăm không được vượt quá 30 phút và không quá 2 lần trong một tháng.

    Trả lờiXóa
  18. Bố khát gặp các con

    Nhưng trong công văn số 05/2011/CV-NS của trường Nguyễn Siêu gửi Phòng giáo dục quận Ba Đình- Hà Nội mà đại diện nhà trường ký tên nêu rằng “trường không có trách nhiệm trong việc tổ chức thăm nom con cái tại trường…” Đây là sự thông đồng cản trở quyền làm cha của tôi một cách trái pháp luật. Như vậy, ở vào hoàn cảnh của tôi, không được gặp con ở nhà, trên đường đi có lái xe, bảo vệ đi kèm con tôi thì tôi có thể gặp con ở đâu nếu không phải là ở trường học? Phiên tòa xét xử sơ thẩm này 20 và 21/4/2011 từ đó đến nay tôi cũng vẫn chưa được gặp các cháu dù chỉ một giây.

    Không chịu nổi sự thương nhớ con vì nửa năm không được gặp các cháu, ngày 25/5/2011 tôi có ghé vào trường Nguyễn Siêu xin nhìn mặt các cháu thì bị vệ sỹ và bảo vệ nhà trường ngăn chặn. Sau đó, tôi lại bị Hiệu trưởng nhà trường là bà Vy làm đơn vu khống, tố giác sai sự thật về việc tôi mang lưu đạn đến trường đe dọa. Hiện tôi đang làm đơn tố cáo việc này và yêu cầu xử lý đúng pháp luật với hiệu trưởng nhà trường vì họ tạo dựng nhân chứng là phụ huynh trong tay họ, bảo vệ dưới quyền họ để vu cáo tôi trái pháp luật.

    Vệ sỹ không cho bố gặp con.

    Vào ngày 19/01/2011, tại Công an phường Quảng An trước mặt cơ quan công an chị Thủy đã tuyên bố “từ nay cho tới khi tòa giải quyết em không đồng ý cho anh tiếp xúc với con và đón con”, sau đó Tòa án Quận Hoàn Kiếm đã bất chấp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử giao cho chị Thủy hai đứa con. Thế lực nào đứng sau chị Thủy trong vụ án ly hôn này?

    Ngày 21/06/2011, tôi đã điện thoại nói chuyện với ông Hoàng Văn Đông là lái xe của chị Thủy có trách nhiệm chở hai con tôi đi học để hỏi thăm sức khỏe hai con tôi vì đã gần 7 tháng nay tôi chưa được gặp và đưa ra nguyện vọng muốn nhờ ông Đông một tuần có thể đỗ xe ở một nơi nào đó trên đường đưa các cháu đi học để tôi có thể được gặp hai con đẻ cho bớt nhớ. Ông Đông cho rằng mình cũng chỉ là lái xe, chỉ biết đưa đến điểm cần tới theo lệnh của vệ sĩ nên không thể giúp tôi được, nếu vệ sĩ đồng ý thì Đông sẽ tạo điều kiện. Cực chẳng đã, tôi lại năn nỉ vệ sĩ cho mình được gặp con nhưng cũng không được.

    Hành vi cản trở tôi cũng như bố mẹ tôi nhìn gặp các cháu là vi phạm quy định của pháp luật theo quy định tại Luật hôn nhân & gia đình.
    Đơn của anh Minh ghi rõ: Tôi cũng được biết có dư luận xã hội rằng việc tôi làm đơn kiến nghị,tố cáo, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời…. cũng chỉ là đi “kiện của khoai’ thôi và ngay trong phiên tòa phúc thẩm chính luật sư Nguyễn Thiều Dương của nguyên đơn cũng hỏi trước mặt tôi và hội đồng xét xử rằng “Anh có muốn gặp con không?” Tôi trả lời là “ Có” thì luật sư Dương nói tiếp “thế thì phải để phiên tòa xử nhanh thì tôi mới được gặp con”, tôi hết sức bất bình câu nói đó của luật sư nên đã thẳng thắn phát biểu ngay trước Hội đồng xét xử tại tòa rằng “Tại sao lại mang các con tôi ra làm con tin, mang tình cảm cha con của chúng tôi ra để phục vụ cho những mục đích đê hèn như vậy” thì hội đồng xét xử và luật sư Dương im lặng.

    Trả lờiXóa
  19. Sau đó tôi nhận được thông tin rằng nếu còn tiếp tục kiện đòi chia tài sản chung vợ chồng thì sẽ không bao giờ cho gặp con. Tôi thấy chuyện này là hết sức vô đạo đức vì tài sản của vợ chồng tôi trong đó lớn nhất là toàn bộ quyền sử dụng đất tại dự án Khu du lịch sinh thái cao cấp An khánh do UBND tỉnh Hà Tây và Sở tài nguyên môi trường Tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) cấp cho đứng tên vợ tôi là Nguyễn Thanh Thủy (Tổng giám đốc Công ty TNHH giải trí Thiên Đường Bảo Sơn) làm chủ đầu tư 34 ha thuộc xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Tây theo Quyết định số 429/QĐ-STNMT ngày 26/07/2008. Khối tài sản đó là công sức đóng góp của chúng tôi, nên nếu ly hôn thì quyền lợi hợp pháp về tài sản của tôi và các con tôi phải được xử lý đúng quy định pháp luật. Hiện nay trước sức ép về ngăn cản gặp con, tôi đang hết sức hoang mang, lo sợ.

    Xung quanh sự việc này, luật sư Trần Đình Triển ( Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết: Tài sản của vợ chồng anh Minh có trong thời kỳ hôn nhân, dù đứng tên vợ hay chồng là tài sản chung của hai người. Khi ly hôn nếu có yêu cầu của bên nguyên đơn hoặc bị đơn thì khi đưa ra xét xử tòa án phải ra quyết định phân chia tài sản theo đúng quy định của luật hôn nhân gia đình và luật dân sự. Trường hợp nếu đúng như anh Minh tố cáo có việc bố đẻ bị ngăn cản không được gặp con, điều này đã vi phạm luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em và luật Hôn nhân và gia đình, cần được các cơ quan chức năng xử lý.
    Trần Việt
    (Theo báo Bảo vệ pháp luật cuối tuần)

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài hình ảnh, video, bài hát vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]