Sau khi coi thi xong, đoàn ta kéo nhau vào Huế. Lần đầu tiên được đặt chân lên cái mảnh đất miền Nam cũ vừa được giải phóng.. Đoàn đươc bố trí nghỉ tại một ngôi trường bên cạnh sông Hương. Hình như là trường Quốc học Huế. Lần đầu tiên được biết con sông Hương thơ mộng êm đềm. Quang cùng một vài bạn đã ào xuống lòng sông Hương để tắm, nước sông Hương hồi đó trong sạch làm sao.
Sông Hương thơ mộng hồi ấy |
Rồi sau rủ nhau đi chợ Đông Ba, trên đoạn đường ra chợ mọi người choáng ngợp bởi cái phồn thịnh giả tạo của một chế độ xã hội thối nát để lại. Chế độ của chúng ta cũng đang phấn đấu - Xã hội thịnh vượng, văn minh và bình đẳng. Chợ Đông Ba nhiều hàng lắm, lúc ấy dân Huế hiền lành và thật thà lắm,
Áo trắng em chưa vướng bụi đời |
Chiều đến bọn này gồm Quang, Thế, Dũng và ai nữa không nhớ rủ nhau vào Thành Nội chơi.Trong ấy gặp gỡ và làm quen với mấy eng nữ sinh Huế. Các eng trong bộ đồ dài trắng đang cầm sách học. Lân la đến làm quen. Lúc đầu các eng cứ gọi ông xưng con., nói mãi, tán mãi, khi biết các anh là sinh viên trường Đại học Cơ Điện các em mới anh em chuyện trò thoải mái hơn. Thế mới biết Cộng sản đáng sợ như thế nào trong cái nhìn của những người đang sống trong một "xã hội dân chủ", chắc họ bị nhồi sọ đến lệch lạc. Nói về văn học, các em chẳng biết Tố Hữu, Phạm Văn Đồng là ai. Nhưng hỏi đến Xuân Diệu, Thế Lữ ... thì các em nói chuyện sôi động hẳn lên.
Hôm sau trở về Bắc. Đến Vinh thì trời đã tối. Không có kế hoạch trước, mà nếu có thì Thành Vinh hồi ấy cũng chẳng đáp ứng được một đoàn người chật cứng 3 xe khách chỗ ăn chỗ ngủ. Thế là tùy nghi di tản. Cũng hay, đây là cơ hội vàng để được biết một thành Vinh đổ nát một thành Vinh nghèo khổ không khác gì Đồng Hới. Phần lớn Chúng tôi kéo nhau vào nhà Phạm Văn Hòa. Một căn nhà cấp 4 trừ, thấp lè tè, xinh xinh đủ để mấy đứa chui vào thì mấy đứa khác phải chui ra. Người ta giải thích trong ni nỏ mần được nhà cao vì nhiều bão gió. Đúng rồi, nhưng có lẽ đúng hơn là vì nghèo, quá nghèo. Bây giờ vào Vinh mà xem, nhà ông Cương Hồng và rất nhiều nhà nữa cao chọc trời, mà bão gió vẫn như thế.
Hòa ơi cái nhà cấp 4 trừ ấy còn không, nếu còn thì hãy giữ lấy nó. Một kỷ niệm đẹp lắm đấy!
Là truyện của những nhà văn Nga, xem đã quá lâu và vẫn không nhớ rõ các chi tiết.
Trả lờiXóa1. LẴNG QUẢ THÔNG –Pautopxki
Cô bé ì ạch với lẵng quả thông đi ra khỏi rừng. Một người đàn ông cao lớn nhẹ nhàng:“Để chú xách cho”. Hai chú cháu vừa đi vừa nói chuyện, tới gần chỗ rẽ:“Chú sẽ tặng cháu một món quà nhưng phải mười năm nữa”“Chú đưa bây giờ đi, cháu sẽ giữ cẩn thận không làm vỡ đâu”, cô bé nằn nì.
Người đàn ông về ngôi nhà nhà nhỏ giam mình ở đó bốn tháng. Khi ông dạo những nốt nhạc đầu, những người qua đường lặng lẽ đứng lại. Người lao công, chị thợ giặt…và cả anh thủy thủ đang bách bộ cũng hướng đến ngôi nhà. Chẳng mấy lúc cả một đám đông đã tụ lại, tiếng đàn vẫn vang lên…
10 năm sau, cô bé bây giờ đã là một thiếu nữ 18 tuổi. Được cha cho phép cô đến thăm dì ở một thành phố nọ. Tối đó cả nhà náo nức đi nghe hòa nhạc. Người chú giữ đồ cho nhà hát nên cô gái được lựa một bộ cánh để diện. Tấm màn nhung được kéo lên, tiết mục đầu qua đi nhanh chóng. Người dẫn chương trình giới thiệu tiếp, cô gái thấy choáng váng không còn tin vào tai mình. Người dẫn chương trình nhắc lại: “ …Đây là bản nhạc của người nghệ sĩ …quá cố dành tặng cho cô…con gái người gác rừng…khi cô 18 tuổi”
Người nhạc trưởng vung cánh tay, người ta nghe như có tiếng sóng biển, tiếng gió rừng…âm thanh cả một vùng quê sống dậy.Rồi bỗng vang lên tiếng nói của người nhạc sĩ:” Cháu là bình mình! Cháu là…” Cô gái ôm mặt khóc, lặng lẽ rời khỏi ghế. Bà dì ra hiệu cho chú đi theo. Đến bờ biển ngắm nhìn về phía xa rồi ngước lên bầu trời cô gái khẽ thốt lên:” Ôi! Cuộc đời đẹp quá!”
Đứng phía sau, người chú thở phào nhẹ nhõm.
2. NHỮNG GIỌNG HÁT HAY – Tuôc ghê nhép
Chàng trai trẻ làm nghề gỗ, người kia là một lái buôn. Họ gặp nhau ở một quán rượu. Cả hai đều thích hát và hát hay. Họ đã nghe nói về nhau, nhà buôn nảy ra ý định thi hát, người thua phải đâĩ một thùng rượu. Ban giám khảo được lựa chọn nhanh chóng. Cầm chịch là người nơi khác mới đến, hầu như không ai biết về ông, một người lạnh lùng. Nhà buôn hát đầu tiên. Càng hát càng cuốn hút người nghe khiến chàng trai nản lòng, khéo mình thua mất. Đến lượt, anh chọn một ba lat đã quen thuộc. Giọng hát cất lên nghe như nước tràn ra lênh láng. Câu chuyện thật buồn. Người nông dân ngồi cạnh bàn sụt sùi chốc chốc lại đưa cánh tay áo lên quệt nước mắt. Bà vợ chủ quán to béo chạy ra chạy vào rồi tựa cửa nức nở khóc…hai giọt nước to tướng lăn ra từ hốc mắt người cầm chịch chảy dài trên khuôn mặt ít biểu cảm. Rồi đến đoạn cao trào. Dòng nước trào dâng cuồn cuộn chảy. Không khí sôi động, những khuôn mặt đầm đìa nước mắt rạng rỡ với những nụ cười…Bài hát vừa dứt người lái buôn đã lao tới ôm chặt lấy chàng trai quay tròn. Đêm đó cả quán thức, rượu không ngừng chảy…
Xem Quang viết lại cảm nghĩ năm nào đi coi thi ở Đồng Hới- TMO lại càng tiếc thêm và xin kể câu chuyện liên quan đến sự tiếc nuối đó nhan đề "Cứt cá còn hơn lá rau" mà mình nhớ mãi và cũng xem là một bài học về "nhời ăn tiếng nói":
Trả lờiXóaVào khoảng 4h chiều một ngày cuối tháng 6 hay đầu th7-1976, cán bộ Đoàn trường DHCD ngồi chặt chiếc xe ca do anh tài Lâm đưa từ thủ phủ DHCD - viết theo ngôn ngữ của giấy gọi nhập trường năm 72 là : "Thôn Tích Mễ,xã Tích Lương, H.Đồng Hỷ, T.Bắc Thái"-đổ bộ vào khu ký túc xá của Trường SP 10+3 Tỉnh Thanh- gần bãi Sầm Sơn- nghỉ ké vì Trường có nhiều phòng trống do GV và Giáo sinh về nghỉ hè.
Bấy giờ ĐTN làm gì có tiền mà thuê KS vả lại trước khi đi chỉ cần ALo hoặc có người quen đến thông cảm một chút là oke, "ko phải chè thuốc gì sất!". Vốn tự có của Thày trò Cơ Điện- chủ công là ..".trình độ quan hệ"- Ấy vậy mà hôm đó mấy chàng sinh viên- cỡ BT Chi đoàn SV trở lên đấy -bị một quả đắng bất ngờ mà mình nhớ mãi:
...Xuống xe .Trong khi Ban tổ chức đang đi nhận phòng... mấy chàng Cơ trông ra gieng nước thấy một kiều nữ- đồ rằng một SV nhưng là con em cán bộ nhân viên của trường đang trú ở một phòng nào đó trong khu tập thể cạnh đó. Nàng đang nhặt rác lẫn trong mớ cá thập cẩm chừng vài ba lạng mà con to nhất cũng chỉ bằng ngón tay út của nàng thôi . Một chàng Cơ xắn tay áo vắt khăn mặt trên vai đến bên nỏ miệng bắt quen:
" Sao em làm toàn cá nhỏ tí thế này?".
-Các bạn điều gì xẩy ra tiếp đó ko?
"Cứt cá còn hơn lá rau đấy anh a!"-
Kiều nữ thư sinh thoắt đứng dậy vừa kéo dây gầu múc nước xả vào mớ cá vừa tỉnh không ném câu đó về phía mấy chàng Cơ. Mấy chàng tròn mắt cứng họng không biết giở miếng nào ra với cô nàng mặt Kiều miệng Hoạn này nũa....;
Bởi vì:
Đến Vua còn thua kẻ liều.
Gặp nàng 'Tưởng bở" xuất siêu ngôn xằng
Thành ngữ nàng vận rõ ràng
Nhưng thô,sai chỗ- điếng chàng họ Cơ!
Hôm sau ra Sầm sơn ăn uông ngủ nghỉ thế quái nào mà gần nửa đoàn bị "Tào Tháo đuổi" - mình cũng vận đen nằm trong số tù binh của Tháo nên bị gạc tên khỏi danh sách sv năm thứ 4 vào Đồng Hới coi thi đầu tháng 7- 1976 ấy!
Càng thấm câu " Nhời nói không mất tiền mua..."!