Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

CHIM HỌA MI (Tiếp theo)

 Sau này được biết nhiều về cô lại càng quý cô hơn.
Đầu năm 1975 sau khi tốt nghiệp Đại hoc ở MINSK với tấm bằng đỏ về nước, được Bộ Đại học phân công về dạy ở Trường Đại học CƠ ĐIỆN, vui mừng hớn hở nhận quyết định, đi lên tàu, thẳng tiến Lưu xá.
Từ ga Lưu xá vào trường đi bộ khoảng 2km mà sao càng đi lại càng thấy mờ mịt. Tới T Ba Nhất hỏi thăm đường vào trường, thấy người ta chỉ vào dãy nhà lá lụp xụp chen lẫn vài cái nhà ngói nho nhỏ thấp thoáng ven mấy quả đồi, trông hoang vu rừng rú quá, bảo đấy! Trường ĐH Cơ điện đấy, cô hoa mắt không bước tiếp được, nghỉ chân một lát để thở. Thấy mấy thanh niên gầy gò xanh sao, lôi thôi lếch thếch từ con đường mòn nhỏ ven đồi đi ra T Ba Nhất cô đánh bạo hỏi bạn gì ơi cho mình hỏi đường vào Ban giám hiệu Trường ĐHCĐ đi lối nào? Mấy thanh niên nhanh nhẹn chỉ cho cô thấy một cái nhá lợp lá, xung quanh quây bằng nứa to đùng nằm trơ trọi giữa quả đồi mới được ủi, đất đỏ lòm nham nhở tứ phía.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn


SỢ, LO. Tính quay về Hà nội trả quyết định cho nhanh. Nhưng lòng tự nhủ đã trót lên đây thì cứ thử vào một tí cho biết về Hà nội còn có cớ để trình bày. Thế là tay xách nách mang từ từ vượt qua bốn năm quả đồi đến được Ban giám hiệu. Được đón tiếp nồng nhiệt ân cần, BGH mời cô về nghỉ vì đi đường xa vất vả, mai làm việc. Anh trợ lý giúp cô mang đồ đến một căn nhà lá cách đó không xa lắm dẫn vào một phòng có độc một chiếc giường đơn bảo đây là phòng của chị .
 Đặt vội chiếc va ly xuống cô chạy sang phòng bên cạnh chào hỏi qua loa rồi hỏi chị ơi nhà vệ sinh ở đâu? mắc tiểu lắm rồi từ sáng đến giờ nhịn,  trên tàu thì phải nhịn rồi vì tàu đông, người ta ngồi cả ở trong wc tàu lấy đâu ra chỗ mà...chị phòng bên chỉ cho ở đằng sau khóm sắn có quây bằng phên một ô nho nhỏ trên đầu chẳng có gì che, giữa có hai hòn gạch. Cô đi vào rồi lại đi ra, phân vân mãi rồi cuối cùng cũng đành phải liều. Vừa ngồi …vừa khóc, nước mắt…cứ chảy không sao cầm được. Kinh quá! cảm giác sợ hãi lan tỏa khắp người. Bước vào phòng thấm mệt, ngồi giở ổ bánh mì mang theo ra ăn, vừa ăn vừa nghĩ lan man, lại khóc. Đến tối thì gay quá, lại mắc…  lại sang chị hàng xóm hỏi, lại được chị chỉ vào một cái nơi tương tự như cái ban chiều. Lại đi vào đi ra, rối tinh rối mù. Quay vào phòng rất nhanh gói gém hành lý lại, sang phòng bên đưa cho chị hàng xóm mảnh giấy viết vội nhờ mai đưa cho BGH. Cô đi ra ga Lưu xá ... Bắt kịp chuyến tàu nhanh trở về Hà nội. Sáng hôm sau lên Bộ Đại học trả quyết định. Về nhà nằm một tuần và  khóc.
 Khóc mãi thấy thương đất nước mình, thương sinh viên mình quá. Tuần sau cô lên Bộ xin lại quyết định trở về trường, nơi gian khổ khó khăn ngập tràn đang chờ, với quyết tâm…của một người biết khóc vì sự nghiệp chung, quyết tâm đông cam cộng khổ với học sinh thân yêu dù biết rằng sẽ phải khóc nhiều lần nữa.
Gần 14 năm giảng dạy ở trường cô đã dạy bao nhiêu lớp bao nhiêu học sinh, hiếm khi phải cho ai điểm xấu, có lẽ một phần vì say mê các môn chuyên môn, một phần cũng vì thương cô mà chúng tôi học tốt. Cô hướng dẫn đồ án Tốt nghiệp từ K8 – K9 mình cô hướng dẫn tốt nghiệp cho nhóm ba đứa Hà Bình Minh, Quyên Nấm độc, và Văn Ba toác đấy. Gia công chi tiết gì mà Đồ gá toàn là định vị bằng khối V, kẹp chặt bằng Sanga. Sau này ra đời vật lộn nhiều mới hiểu thâm ý của cô.
Lập gia đình đến năm 1980 thày cô có hai cháu nhỏ, cuộc sống càng khó khăn với mì và sắn. Một hôm nhìn bức ảnh Bác Hồ bắt tay Bác Tôn ở Đại hội 3 treo trên tường, cô hỏi thày có biết khi hai bác bắt tay nhau Bác Hồ nói nhỏ với Bác Tôn gì không? Thày bảo hình như là :Việt nam chỉ có Sài gòn là vui, ta phải giải phóng Sai gòn.. Hai vợ chồng hiểu ý nhau, thế là nghị quyết gia đình ra đời: Tiến về Sài Gòn.
Năm 1988, trong khi thày đi Algiêri tìm đường cứu nước, ở nhà cô một nách hai con nhỏ  xoay sở vô Nam, tiến vào Sài Gòn. Đất khách quê người, đầy tự tin. Cuối năm 1989 thày cứu nước trở về sớm vì sức khỏe yếu quá nên chỉ cứu nước được một năm thôi. Thày hỏi cô sao em dám vào Sài Gòn một mình?  Cô tròn mắt bảo em thực hiện nghị quyết mà. Thày nhìn vợ, vừa thương, vừa bái phục vừa… yêu đến thế là cùng.
Vào Sài gòn thày cô dạy ở Trường Đại học Bách khoa. Vẫn như trước đây thày cô luôn tìm cách động viên giúp đỡ học trò cũ và mới.
Chúng tôi quấn quýt bên thày cô và học những nét thanh lịch nhẹ nhàng của người Hà nội gốc.
Một năm dăm ba dịp với đủ mọi lí do thày cô lại gọi bọn tôi tới nhà hoặc ra đảo Hoa gió (khu đất thày cô mua cách Sài gòn 35km, đẹp tuyệt vời sông nước hữu tình, nơi thày cô nghiên cứu Năng lượng Gió, năng lượng Mặt trời) để kỉ niệm ngày nọ ngày kia, hoặc để bàn lo việc đứa này đứa kia.
 Có lẽ lí do đúng nhất là nhậu cho vui cho đỡ nhớ lũ học trò già.
 Việc to việc nhỏ trong nhà thày cô đều chia sẻ với chúng tôi như những người thân trong nhà. Nhớ một lần vào nửa đêm thày cô gọi điện đến tụi tôi bảo 18h ngày mai có mặt đông đủ tại Nhà hàng Thoáng Sài gòn vì gia đình có bất đồng chính kiến.
Tới nơi anh em được biết thằng Đích tôn Cơ điện con trai đầu lòng của thày cô đang làm Tiến sĩ bên Canada lại yêu một em, đang cùng học. Ở nhà lại đã dấm sẵn trước một em đèm đẹp xinh xinh con anh bạn cùng trường ĐHBK mới chết chứ. Rượu Bia uống đã ngà ngà (lúc này là nói thật nhất) Hội Cơ điện biểu quyết với 100% số phiếu ủng hộ thằng đích tôn. Năm 2007 đích tôn cưới vợ. Cô dâu người Pháp gốc Tàu, dịu hiền, cao dong dỏng, đẹp như người mẫu, biết 5 thứ tiếng, nhiều khi nó cười  khen mấy chú mà tụi tôi cứ tưởng nó chửi. Khổ thân con bé thế cơ chứ!
Là công dân gương mẫu, chăm chỉ làm ăn  giống Đoàn Văn Vươn, cô như chim Họa mi cần mẫn tìm tòi hết cánh rừng này lại đảo cánh rừng kia để kiếm mồi nuôi con. Bay hết cả cuộc đời, từ các đảo xa bờ thăm thẳm đến rừng núi âm u, cô vẫn bay đi bay về lắp thiết bị làm điện, bơm nước, lấy nước ngọt, lấy gió…phục vụ nhân dân, say với sự nghiệp của mình.
Cô lo cho chồng cho con, cháu, lo cho bạn bè và học trò. Cô lo cho chúng tôi nhiều thứ mà vẫn cứ vui tươi lắm. Cô lo cho chúng tôi ăn, lo việc làm …như một người Mẹ
Năm 2012 thày bị bạo bệnh mất, còn một mình cô như con chim Họa mi lão thành đuối sức mà vẫn cố sải đôi cánh mệt lo cho đời sau .
 Thật thương cô quá!
Có ai vào Sài gòn nhớ ghé cô chơi nhé. Điện thoại của cô: 0903789069.

                                                     Viết nhân dịp giỗ đầu của thày.
                                                      Sài gòn, Tháng 5/2013 - TUVIDA.

15 nhận xét:

  1. BT có thể nên bỏ hẳn mấy câu của TUân đi . Ví dụ : Cô lo cho chúng tôi ăn, lo việc làm …như người Mẹ, chỉ khác tí chút là không chịu cho đứa nào bú thôi.
    Hoặc : đoạn tả cô đi vệ sinh cũng nên bỏ .
    Chuyện thì hay nhưng viết thế thì không được . Vì mình là trò không thể viết về cô giáo như thế .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các bác đừng có bỏ vì đây là đoạn rất chân thành mà tôi chỉ ghi lại cho anh em biết lúc thằng KTB (k11 hoc trò cưng của cô)nói với thày cô và chúng tôi,có cả bạn bè ĐHBK của thày cô tại nhà thày cô-mọi người chỉ có cười vang - lúc ấy cô cười- nói với thày và chúng tôi " bây giờ mà hỏi thi thì chết với cô" .TV viết nó phải thế,không thành ra ông khác mất.

      Xóa
  2. Chuyện rất cảm động, nhưng tôi cũng nghĩ như anh Luân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh thì thấy hay.... vài bữa quên luôn- Đọc Kí ức vụn của Nguyễn Quang LẬP thì thấy HAY MÀ KHOÁI,có truyện đọc đi đọc lại vài lần (như truyện Cái miệng hình số 8)đọc kĩ càng thích - mãi không quên.Có lẽ cái tếu táo trong truyện nó thổi phù ...

      Xóa
  3. Tình cảm zành cho Cô quá chân thật ! Nhưng tôi cũng nghĩ như bác Luân đen : Việc bày tỏ " tình cảm " nó cũng phải hợp lí thì mới thuận .Tôi có cảm giác bác Tuân đã bỏ sót hoặc bớt đi một " bước công nghệ " .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mình thì biết cái khổ ở Cơ điện rồi chỉ cần phác qua là nhớ ngay nhưng còn những người chưa nếm trải thì họ rất mơ hồ về nỗi khổ đó-con trai,gái của cô có hỏi khổ thế hả mẹ-cô bảo đấy là chỗ giáo viên ở chứ SV thì còn khổ hơn nhiều con ạ-thật đấy.Ôi! cái wc ngày xưa kinh lắm.
      Nếu các bác cắt đi câu chuyện chẳng còn gì.

      Xóa
  4. Tuân ơi, thôi theo ý kiến số đông, tôi đã sửa đi đôi chút cho nó đỡ gai góc. Tuy nhiên bạn đọc Cơ Điện họ vẫn suy diễn ra được mà. OK! Bản gốc mình vẫn lưu trong máy.

    Trả lờiXóa
  5. Đúng là lối viết và tính cách của chú Tuân nhà ta.tôi không được học cô Lương nhưng thày Hùng thì tôi cũng có quen và đến nhà ở Hà nội chơi vài lần .sau này khi thày cô đi Sài gòn thì tôi không có dịp gặp lại chỉ biết qua thành tựu của thày cô mà thôi..Được tin thày Hùng mất năm ngoái tôi cũng có lời chia buồn với Cô và gia đình trên Blog K10.
    Câu chuyện về cô Lương thật cản động và gần gũi với chúng ta. Các góp ý đều tốt song hãy để quyền tác giả bởi đó là Tuân Vịt mà

    Trả lờiXóa
  6. Luan k9i

    Có rất nhiều " thứ " rất đặc trưng của ĐHCĐ thời gian khó có thể viết ra để nói lên phẩm chất về những THÀY _ Cô CĐ đã ở lại và vượt qua khó khăn- hết lòng vì học trò . " Bí " lắm mới sử dụng đến cái " đấy " các Bạn ạ , nhất là kể về THÀY _ CÔ mình nữa. Hay là cũng " Bí" thì các bạn CĐ khác mách dùm nhé cho bài viết nó hay và người đọc dễ nhập hơn.





    Trả lờiXóa
  7. Chẳng qua mọi người cũng chỉ mong muốn cái " Lều vịt " của bác Tuân bay cao , bay xa vượt ra khỏi bờ tre , ao làng " Cơ Điện " như bác Luân đen mà thôi !

    Trả lờiXóa
  8. Tôi không được học cô giáo Lương , được học thầy NKN Ngâm - một thầy giáo người Thủ Đô , thầy dạy môn toán . Một thầy giáo đầy tướng mạo ,nhưng cuộc đời riêng tư lại nhiều éo le , vất vả . Con gái trung tướng Bằng Giang , vợ của thầy .Bảo Sơn con trai trung tướng , học lớp tôi , bạn thân bác Thọ mom . Thầy Việt dạy Nga Văn người Thái Bình ,vợ thầy mất tai nạn xe máy . Cô giáo Phi dạy Nga Văn , giờ này thầy cô ly thân ,cô sống cùng người con gái thứ hai ( dd của cô : 0985284304 ). Thầy Ngoạn ở HP hình như vẫn còn đi bán hàng thêm .. Nhiều thầy cô của chúng ta như vậy đó .

    Trả lờiXóa
  9. Đây là một bài viết sâu nặng tình Thày trò Cơ Điện, đã có tới gần 300 lượt người vào xem trong ngày và có 12 bài còm. gần đạt kỷ lục của Blog. Tuân ơi, cô Lương có vào xem Blog không, nếu có thì chắc cô cảm động lắm đấy, cậu phải hướng dẫn cô vào xem và tham gia viết bài đi nhé. Mình quyết định sẽ gọi điện thăm cô ngay bây giờ đây. Mình vẫn hình dung cô như ngày xưa, trắng trẻo, tươi xinh, nhỏ nhắn và rất duyên.

    Trả lờiXóa
  10. Ca ngợi vẻ đẹp của tình yêu trong sáng -tình nghĩa thày trò sâu đậm-nghị lực phi thường vươn lên của lớp tri thức trước khó khăn nghịch cảnh cuộc sống,có chi tiết viết rất đắt.Khâm phục ông này đấy.

    Trả lờiXóa
  11. Anh Tuân "Vịt " bộc lộ nhiều tài năng qua bài viết rất cảm động về cô giáo dạy bên máy.Cũng chẳng nên cắt sửa làm gì vì như vậy mới thấm đậm tính Cơ điện của bài viết, các Anh ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ô-Xin chào Sơn vịt-không biết khóa khác gọi em là gì còn tụi mình quen rồi,cũng như Mai Còng,Nga Dao cạo,Bình Compa,Chiến Bố mìn,sƠn Lấm lét.. không sửa được -gọi một cái là trúng phóc ngay.Khổ thân mấy đứa con gái,chỉ tại lũ bọn anh mà mỗi đứa mỗi biệt danh RẠNG NGỜI như vậy suốt đời.Sẽ có bài tạ lỗi các bạn.Mấy ông K9 sần sùi có nhiều chuyện vui lắm về mấy bạn-mai mốt kể nhé.

      Xóa

Dùng những mã code này để cài hình ảnh, video, bài hát vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]