Xin chào bạn Luân K9I cùng bài viết đầu tiên trên Blog. Lại một chuyên nữa gợi nhớ cho chúng ta về Trường Cơ Điện, về Thái Nguyên , về T Ba Nhất, Tuyệt vời cái tình Cơ Điện, bao giờ cũng thế, ở đâu cũng thế, với ai cũng thế. Chúc bạn Luân và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc -BBT.
Nhất
quỉ nhì ma thứ ba học trò - Nhớ kỷ niệm mùa thi thủa ấy
NGUYỄN HỮU LUÂN K9I
Bọn con
trai K9I sống trên nhà tầng A6, nhìn qua
cửa sổ rộng xuống dưới là đồi chạy song
song với đường cái. Trường đang trong thời gian xây dựng. Bên phía hông nhà đã
san thành bãi đất phẳng, đỏ loét – chẳng
còn cây nào. Chếch lên phía ngã 3 đường, các đống đá xếp lổng chổng từ lúc nào vẫn đang nằm chờ
xây kè .
Con đường đất từ dãy nhà tầng chạy chéo ra T Ba nhất tạo thành ngã 3 với bãi đất phẳng là cái chợ tạm. Dân họp chợ từ sáng cho đến khi nắng gắt là tan chợ. Những năm bao cấp, chợ chỉ bán rau, hoa quả, bánh trái và các thứ lặt vặt, không có bán lương thực như giờ ( lương thực do nhà nước quản lý ). Nhiều nhất chợ là chè búp của dân quanh vùng đem bán ngồi thành dãy dài. Sáng sáng, lính SV chúng tôi nếu không phải lên lớp thì lại lượn ra chợ. Bọn con gái thì mua thức ăn, còn bọn con trai thì hầu hết chẳng mua bán gì mà lượn ra dãy chè búp. Bốc một nắm đưa lên mũi ngửi hương rồi hà hà hơi vào nắm chè xem chè có xanh không – Cứ như là mua thật ấy – rồi lại trả lại. Khi trả lại thì kẹp ngón tay giữ lại một phần chè ( người bán nhìn thấy cũng coi là bình thường). Cứ lượn dăm hàng như vậy là mỗi thằng có trong túi một nắm đủ ấm chè, pha vào lúc trưa hay tối. Đói uống nước chè cồn ruột cũng đành, mà còn cố uống nhiều nước để có cảm giác no bụng và tỉnh táo thức khuya ôn thi. Mùa thi đã bắt đầu rồi.
Ngon quá quên cả sợ |
Con đường đất từ dãy nhà tầng chạy chéo ra T Ba nhất tạo thành ngã 3 với bãi đất phẳng là cái chợ tạm. Dân họp chợ từ sáng cho đến khi nắng gắt là tan chợ. Những năm bao cấp, chợ chỉ bán rau, hoa quả, bánh trái và các thứ lặt vặt, không có bán lương thực như giờ ( lương thực do nhà nước quản lý ). Nhiều nhất chợ là chè búp của dân quanh vùng đem bán ngồi thành dãy dài. Sáng sáng, lính SV chúng tôi nếu không phải lên lớp thì lại lượn ra chợ. Bọn con gái thì mua thức ăn, còn bọn con trai thì hầu hết chẳng mua bán gì mà lượn ra dãy chè búp. Bốc một nắm đưa lên mũi ngửi hương rồi hà hà hơi vào nắm chè xem chè có xanh không – Cứ như là mua thật ấy – rồi lại trả lại. Khi trả lại thì kẹp ngón tay giữ lại một phần chè ( người bán nhìn thấy cũng coi là bình thường). Cứ lượn dăm hàng như vậy là mỗi thằng có trong túi một nắm đủ ấm chè, pha vào lúc trưa hay tối. Đói uống nước chè cồn ruột cũng đành, mà còn cố uống nhiều nước để có cảm giác no bụng và tỉnh táo thức khuya ôn thi. Mùa thi đã bắt đầu rồi.
Giờ đang
giữa tháng 6, nắng đã gắt cộng với đất đồi càng tạo ra cái oi bức riêng của
Thái nguyên này. Với dân học kỹ thuật,
thi cử luôn là sức ép đối với mọi SV nhưng với đứa học yếu thì quả là
quá sức. Như người yếu phải gánh nặng leo dốc- leo mãi vẫn chưa qua đỉnh dốc dù
đã nghỉ mấy lần- chả khác gì thi đi rồi thi lại vẫn chưa được “ Con 3”. Thời đấy chấm theo thang điểm 5-4-3-2-1, 5 là
điểm giỏi, 3 là trung bình, quá kém thì ăn con 1.
Hôm nay
đang ôn môn thi thứ 2. Thức mấy đêm liền học thi cộng với cái đói thường trực, người thấy uể oải. Hai bữa chính theo tiêu chuẩn SV 18 đồng/tháng
ăn chẳng đủ no chứ đừng nói đến chất nữa, ăn sáng thì tự túc ‘ tòan phần ‘. Để kiếm bữa sáng, 3 thằng
H, N, NH rủ nhau ra chợ sớm vừa để xả hơi, biết đâu có thể ‘ đóng toa ‘
vào nhóm nào đấy kiếm bữa sáng.
Loanh quanh qua dãy chè búp kiếm đủ ấm chè xong, cả
bọn kéo nhau lòng vòng quanh chợ. Dẫy hoa
quả chỉ có dứa xanh và mít – quả to bé lẫn
lộn đều chưa chín. Chán thật, chẳng có gì ăn
được ?... Mấy thằng lững thững định về thì nghe tiếng gọi
Mấy cậu bê hộ quả mít về
quán nào ?
Ngoảnh lại , thấy bà “ Béo” quán đầu chợ T Ba nhất đang gọi. Bọn chúng
tôi đặt cho bà biệt danh - bà “ Bóp” -
vì chuyên bán đắt cho SV mà chẳng bao giờ cho ‘ nợ ” tiền cả và dĩ nhiên quán cũng được gắn tên “ Quán bà Bóp”. Ba thằng xúm lại
bê đám mít về quán, gần đến quán thằng N
đi sát lại rồi thì thầm :
Tao ‘ thủ ‘ một quả bù cho lúc ‘ bóp ‘ bọn mình. Che cho tao.
Cả bọn lễ mễ
bê đám mít đến cửa quán. Bà “ Bóp” đếm đủ rồi tự bê vào trong góc quán. Lượt cuối,
có một quả to bà khệ nệ . Thằng N đi theo vừa đỡ vừa nói ngọt :
Để con đỡ cho, u cố làm
gì cho mệt.
Nhìn đám mít đã nằm gọn góc nhà, vừa mua rẻ lại không
nhọc sức khiêng, bà “ Béo” hả hê ra mặt
, quay lưng lại rửa tay. Nhoáng một cái, thằng N đã vần ngay
được 1quả nhơ nhỡ , sau hai đường chuyền nó đã nằm gọn góc tường phía ngoài
quán.
Các cậu uống nước nhé.
Bà đon đả mời.
“ Bọn
cháu phải về, kẻo muộn giờ học “ - Cả bọn
đáp lời. Một đứa đi trước còn những đứa
kia vẫn nán che cái cửa quán . Bắt kịp nhau
ở đoạn khá xa, cả bọn xúm vào sờ nắn. Quả mít không to
nhưng nây đều, đang đói muốn ăn ngay nhưng chưa chín. Đành bê về đống đá vừa dấu vừa
dấm, chứ mang về nhà tầng thì bọn bạn xâu xé chả được mấy múi . Tôi gặp
cả bọn ở góc nhà, mặt mũi hả hê chúng nó
nhấm nháy hẹn : “ Tối nay nhé, làm luôn không chuột chén mất
“. Suốt cả ngày, ngồi học trên nhà tầng,
mắt chúng thỉnh thoảng lại nhìn qua cửa sổ ra đống đá, chờ tối đến.
(còn nữa)
(còn nữa)
Tác giả Nguyễn Hữu Luân nguyên CSV K9IB, là cựu chiến binh Thành cổ Quảng Trị, nguyên PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao CN Sở KHCN Hà Nội, mới "giã từ vũ khí" tháng 11.2012. Anh là một "lều văn" sáng giá của cơ điện, đã có nhiều bài ký và truyện ngắn đăng trên các tạp chí và trang web CCB Việt Nam. Anh là một thành viên tích cực trong BLL K9 và Hội cơ điện Hà Nội. Cư dân cơ điện rất mong nhận được nhiều bài viết của anh!
Trả lờiXóa
Xóa@ Gửi các CỰU SV và các bạn K8 CĐ,
Có những kỷ niệm đã trải qua ( thời lính hay SV Cơ điện) khiến tôi muốn " viết lại" để chia sẻ cùng các bạn nhất là khi rỗi và được người đọc đón nhận và cùng đồng cảm thì thật vui.
Cảm ơn đã được giao lưu cùng các bạn K8CĐ và nhớ về một thời SV ấy.
Xin giải thích rõ thêm, cơ điện nhà mình có hai bác Luân "Đen và Trắng". Bác Luân "đen" thì anh em biết rõ quá rồi, còn bác Luân "trắng" chính là tác giả "Quả mít mùa thu"!
Trả lờiXóa