BBT - Xin chào bạn Trần Văn Tiến, TPHCM, không để ý và thật bất ngờ, hôm qua Quang vào Email định lấy bài gửi của Tuân gửi ra để đăng bài thì nhìn thấy bài này của Tiến.
Đầu tiên xin thay mặt K8 gửi lời chào Cơ Điện, đẹp và keo sơn, Xin gửi đến Tiến, gia đình và bạn bè lời chúc sức khỏe và hạnh phúc.
Cũng là mong muốn chung, đề nghị Tiến giới thiệu rõ hơn về mình, và nếu có thể Tiến hãy gửi kèm ảnh chân dung để BBT đưa vào danh bạ ảnh bạn bè nhé. tất cả đều nhằm mục tiêu "bạn bè gần gũi".
TIẾN TÙNG
Viết về một người bạn K10 Cơ Điện
Ngồi trầm ngâm
ngắm tờ một trăm ngàn trên tay, hết nhìn mặt trước lại mặt sau tờ tiền, Tùng
chợt bật cười một mình. Còn cả tuần nữa mới hết tháng mà trong ví chỉ còn một
tờ tiền này, anh mới thấm thía câu các cụ xưa tổng kết: “mạnh vì gạo, bạo vì
tiền”. Vậy là tuần này anh sẽ không thể mạnh bạo đi đâu đó, không thể tiêu xài
tùy ý
được, phải ưu tiên cho “những việc cần làm ngay”. Chưa bao giờ Tùng phải suy
nghĩ kỹ về tiền như lúc này, lại nghĩ tại sao cha mình lại đặt cho mình một cái
tên như vậy “Tiến Tùng”? Ông đã tiên đoán cho số phận mình hay số phận ông?
Thực ra cha Tùng là người không nghèo cũng không giầu, cũng có “bát ăn bát để”
ông cũng là cán bộ của một nhà máy trong khu liên hợp công nghiệp của một thành
phố lớn. Vậy ông đặt cho Tùng một cái tên để nhắc anh về giá trị của đồng tiền
là chính chăng? Nhắc anh không thể “túng tiền”, hay số phận anh sẽ phải “túng
tiền”?
Chợ Đò Chè xưa tại Nam Định - Tôi đoán Tùng trong bài viết là người quê Nam Định như tôi |
Tùng vốn thông minh từ nhỏ, đi học luôn đứng đầu
các cấp, anh học một mạch đến khi nhận được tấm bằng tốt nghiệp hệ chính qui
ngay những năm 1979, K10 Cơ Điện. Như vậy đường học của Tùng cũng đâu đến lỗi
nào, thời bấy giờ có mấy ai được như anh, được thành người nhà nước từ năm mười
bảy tuổi (lúc ấy vào Đại học là cắt hộ khẩu, được chế độ tem phiếu… khi học
xong sẽ chịu sự phân công của Nhà nước) anh không thể là kẻ “túng tiền” được!
Nhưng cuộc đời đâu phẳng như Tùng nghĩ được, những
năm học Đại học quanh bàn nước trà các chàng kỹ sư tương lai hay luận bàn thế
sự làm anh đã thuộc lòng triết lý về đồng tiền “tiền là tiên là phật, là sức bật của con người, là nụ cười của con trẻ,
là sức khỏe của tuổi già, là hương hoa của tình ái …” cách làm việc theo kiểu “thật thà thẳng thắn thường thua thiệt, làm lười luồn lọt lẹ lên lương”.
Và cả khi mấy anh chàng sinh viên chuẩn bị thành kỹ sư ngồi tán dóc về tương
lai, người khảng định sau này mình sẽ về một nhà máy nào đó để trở thành một kỹ
sư giỏi, người thì sẽ xin về quê xây dựng quê hương, nhiều người lại mặc kệ sự
phân công của Nhà nước, có chàng lại nghĩ mình sẽ trở thanh nhà kinh doanh vì “phi thương bất phú”, thấy vậy Tùng cũng
hùa theo: “đã kinh doanh phải kinh doanh chính trị mới giàu được” câu nói vô
tình làm cả đám tròn mắt thán phục. Thế mà bây giờ Tùng đã làm được những gì?
Phải chăng bản chất “Cơ Điện” đã không cho anh làm những điều như thế? Anh đúng
là “Tiến Tùng” mà thôi!
Từ ngày ra trường, theo sự phân công và cà theo
tiếng gọi của tình yêu, Tùng đeo ba lô túi sách vào thành phố mang tên Bác. Anh
lao vào công việc rất hăng say đúng với tính chất của một kỹ sư trẻ, không ngại
khó và đã giải quyết rất nhiều công việc của đơn vị. Lúc ấy Công ty Dệt, nơi
anh làm việc, là một doanh nghiệp được ưu tiên nên công việc của nhà máy luôn
trong tình trạng phải gồng mình để hoàn thành kế hoạch giao. Với kiến thức được
trang bị, Tùng không mấy khó khăn để hòa nhập với đội ngũ kỹ thuật cũ và các kỹ
sư lâu năm được tăng cường cho miền Nam , đúng là mảnh đất dụng võ cho
kỹ sư Cơ Điện. Người yêu của Tùng theo gia đình vào Nam , cũng làm trong nhà máy, nên
hai người nhanh chóng thành đôi uyên ương hạnh phúc. Anh chị được ưu tiên nhà
tập thể và mọi chế độ của nhà nước XHCN, những đứa con theo thời gian đã ra
đời, một cuộc sống bình yêu hạnh phúc đang mở ra với Tùng. Sự nghiệp cũng theo
thời gian đến với Tùng, anh được tín nhiệm bổ nhiệm chức phó phòng kỹ thuật,
thế là con đường công danh cũng đã mở ra với anh. Thật trọn vẹn: gia đình hạnh
phúc, tương lai sáng sủa. Tuy nhiên, với chất Cơ Điện trong người, anh không
biết “bí quyết làm lãnh đạo”, nên công danh của Tùng cũng chỉ dừng lại chức phó
phòng.
Nhưng chính sách của nhà nước làm cho nên kinh tế
thay đổi, thời cuộc xoay vần con người không định được số phận. Nhà máy XHCN
ngày càng đi xuống do không đổi mới kịp, sản phẩm lạc hậu không tiêu thụ được nên
công nhân không có việc làm, kỹ sư cũng hết đất thi thố tài năng. Thời bao cấp đã
qua các doanh nghiệp nhà nước bước vào thời kỳ suy thoái, ở đâu người ta cũng
nói về “đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế”, nhưng thực chất là những cuộc
xâu xé tài sản nhà nước, tranh giành quyền lợi của những người biết “kinh doanh
chính trị”. Bản chất vô tư trong công việc, không theo những suy nghĩ thời sinh
viên, Tùng lúc này mới nghiệm ra những câu nói ngày xưa sao mà đúng thế. Với
kinh nghiệm nghề nghiệp, với một ít vốn tích lũy, anh quyết định lao vào kinh
doanh bằng chất xám của mình: mở công ty tư nhân.
Công ty của anh lúc đầu hoạt động cũng rôm rả vì
anh biết lợi dụng chỗ quen biết từ trước, doanh thu cũng kha khá. Tùng càng
hăng lên trong việc mở rộng hoạt động, tăng nhân lực, tăng vốn, mạnh bạo lao
vào các công việc khó hơn, lĩnh vực kinh doanh đa dạng hơn. Nhưng những thay
đổi trong chính sách của nhà nước lại làm cho Tùng lao đao, nào là các yêu cầu
của luật đấu thầu, nào là xăm soi của các anh thuế, nào là giá cả tăng liên
tục, nào là chiếm dụng vốn của nhau ngày càng nhiều, lãi vay cao và cả sự cạnh
tranh của các doanh nghiệp khác. Đồng vốn của Tùng cứ teo dần theo ngày tháng,
doanh nghiệp nhỏ như của anh khó có thể trụ trên thương trường, anh quyết định nhượng
lại cho thanh niên trẻ năng động hơn. Tất nhiên, vốn của anh còn lại vẫn góp
vào (anh là đại cổ đông), thực ra vốn này cũng không thể rút ra ngay được. Thế
rồi “sự suy thoái” đã không chừa ai, doanh nghiệp của anh càng dần đến phá sản,
anh dành thở dài nhìn vốn liếng ky cóp bao năm của mình mất dần mà không có
cách nào lấy lại được.
Ngồi bền bàn nước với ấm trà nhạt trong căn hộ
chung cư cũ kỹ, Tùng mới ân hận và nhớ lại khi trước sao mình không nghe mấy
người bạn mua đất, để đến bây giờ phải sống trong chung mà cư nghĩ cách thu hồi
vốn? Tùng vốn tự hào về trình độ chuyên môn của anh, một kỹ sư K10CĐ thì chỉ bằng
“chất xám” tích lũy từ trường Đại học thì làm gì cũng được, việc gì phải kinh
doanh đất, một nghề của những kẻ thất nghiệp! Đúng vậy, cái thời giá đất lên
từng ngày đã làm cho ai có đất thì bán, bán cả ao, cả hồ, cả rạch, tất cả những
gì được coi là đất. Và ai cũng có thể thành “nhà đầu tư bất động sản”, từ anh
xe ôm, từ anh “bể hụi” ở quê chạy vào thành phố, từ chị công nhân thất nghiệp quyết
ở lại thị thành… thấy ai có đất muốn bán là nhào vô chỉ chỏ kiếm lời ăn hai
đầu, khi có tí vốn mua một mảnh đất không giấy tờ, dựng nhà trưng biển là thành
“nhà đầu tư BĐS”. Một người trí thức như Tùng không thể là kẻ “bán đất” như vậy
được? Ấy vậy mà những “kẻ bán đất” nay đi xe hơi, ở nhà biệt thự, ăn nhà hàng
sang, còn anh? Thật chớ trêu!!!
Hơn 200 kỹ sư
K10 CĐ phần lớn đã và đang thành đạt có cuộc sống hạnh phúc, đương nhiên cũng
phải có một số nhỏ không may gặp rủi ro trong sự nghiệp, còn có chút vất vả
cuối đời. Đó cũng là lẽ thường tình trong một khóa kỹ sư ra trường, Tùng tự an
ủi mình bởi đó cũng là qui luật của xã hội không sao tránh được, không ai hoàn
thiện được.
Đời người không
ai biết trước là vậy, nhất là trong một đất nước có nền kinh tế chưa ổn định
một người biết làm ăn nhưng không am tường thời thế dễ bị tiêu tan sự nghiệp.
Một bài học cho những người chỉ biêt lao vào công việc, chỉ biết hai từ “chân
chính” trong làm ăn mà không biết “thủ thuật” trong xử thế. Tùng bây giờ chỉ
biết nhìn hậu thế làm việc và khuyên họ phải năng động, liều lĩnh, biết nắm bắt
sự thay đổi chính sách của nhà nước để chuyển hướng làm ăn. Và phải học người
Hàn, người Nhật: từ năm 30 tuổi đã phải chuẩn bị cho nghỉ hưu. Đang sức kiếm
tiền phải biết tích lũy, phải tiết kiệm làm của để dành cho mai sau “tiết kiệm
là quốc sách”.. Trong bối cảnh hiện nay hãy học tập Bác Hồ: “Bác đi tìm đường
cứu nước, còn mình phải tự tìm cách cứu bản thân”. Đừng như Tùng bây giờ!
TP.HCM 6-2013
Trần Văn Tiến
"Bác đi tìm đường cứu nước,còn mình phải tự tìm cách cứu bản thân". Đúng rồi chỉ có ta tự cứu ta mà thôi. Hãy tự cứu mình mặc dù bây giờ cũng đã muộn.Nhưng đời còn dài mà , sau khi nghỉ hưu sẽ là những ngày tháng rất dài đấy . Tạm so sánh dài bằng cuộc sống của con người mình từ lúc chào đời đến lúc bạn thành đạt ra trường . Nếu không có kế hoạch ,tự mình thì sau này sẽ phải nhờ cậy các con nhiều, độc lập tự do vẫn hơn phải không nhỉ
Trả lờiXóaTôi đã đọc Secop của Nga , đã xem hoàng tử học nghề của VN , với tôi lao động là sự thành đạt , là thước đo .Tiến Tùng còn sướng hơn nhiều cựu SV ĐHCĐ , còn được tối ngày trên thành phố mang tên Bác , còn viết được câu chuyện đầy nhân văn với bao dí dóm của cơ chế thị trường ,của xã hội ta hiên nay . Tiến Tùng chẳng thiếu tiền đâu , chỉ có thiếu lòng tin .
Trả lờiXóaThật khó mà bàn luận cho đến nơi đến chốn chuyện này được. Giá mà có một chế độ xã hội nào đó mỗi người có thể tự quyết được tình trạng lao động và tình trạng sống của mình. Ý mình muốn nói là mọi người đều sống trong sạch và đầy đủ bằng kiến thức và lao động của mình.
Trả lờiXóaMình đã còm bài này ở blog ĐHCĐ.
XóaKhông khí blog K8 đã nóng lên như ngày hè với các bài của các bạn K9, K10.
BBT phải có bài chào mừng long trọng không phải chỉ là lời giới thiệu và chúc đơn lẻ thế này.
Là độc giả mình xin chào mừng các bạn đã đến blog K8 cùng những bài viết về thầy, trò Cơ Điện. Bài nào cũng xuất sắc mang lại sự phong phú cho blog K8.
Hy vọng mọi người sẽ được đọc bài mới in đậm chất Cơ Điện, niềm tự hào của những CSV đã trải qua một phần tuổi trẻ của đời mình ở miền rừng Việt Bắc năm xưa...
Bài này có nhiều vấn đề để tranh luận đấy..."Phải chăng bản chất Cơ điện đã không cho anh làm những điều như thế" Tôi không nghĩ như vậy,mà phải là :ta không đủ tài để làm được cái việc tày đình ấy: kinh doanh chính trị.Phải là siêu hạng,rất rất nhiều tài năng gộp lại.Bản chất Cơ điện là thày dạy một chữ cơ bản phải hiểu và áp dụng được 100 chữ vào nhiều lĩnh vực khác,không chỉ chuyên môn thuần túy.
Trả lờiXóaAnh có nhắc đến..."Tùng vốn tự hào về trình độ chuyên môn của anh,một kĩ sư K10 Cơ điệnthì chỉ bằng chất xám tích lũy từ trường đại học thì làm gì cũng được,việc gì phải kinh doanh đất,một nghề của nhưng kẻ thất nghiệp..một người trí thức như Tùng không thể là kẻ bán đất như vậy được...thật trớ trêu thay!" Đoc đến đây tôi thấy thật thương cho bạn Tung quá vì nhưng suy nghĩ rất trẻ thơ của một anh đã là kĩ sư lăn lộn với đời không ít năm,đã bầm dập chán rồi mà sao lại i tờ như thế về CHẤT XÁM,về THƯƠNG TRƯỜNG...và anh bây giờ có thấy bao nhiêu kẻ i tờ như thế đang chết vì đầu tư BĐS không biết điểm dừng- Họ phải trả giá đắt có khi rất đắt. XIN CÓ DỊP BÀN TIẾT ,LŨ BẠN GỌI ĐI VỀ VỚI NHAU RỒI.
Không thể bao biện như ông Tuân vịt được ! Tiến Tùng là phản ảnh bản chất của K10 Cơ Điện nói riêng và cũng là bản chất của đội ngũ trí thức XHCN nói chung ngày xưa . Nay chất sám bị biến tướng và so ngang bằng với những kẻ i tờ đau lắm thay cho những kẻ nhiều chữ ! Huy vọng ngày mai trời lại sáng .
Trả lờiXóaĐi chơi thể thao về, muộn rồi, nhưng thấy bài này của Trần Tiến sôi nổi quá nên lại muốn có vài lời góp vui.
Trả lờiXóaThực ra dân trường nào cũng vậy, tuy nhiên mỗi trường, mỗi thời nó có những đặc điểm riêng của nó. Chỉ có điều, các thày các cô ngày ấy dạy chúng ta kiến thức, kỹ năng để chúng ta phục vụ đất nước, chắc hồi ấy các thày cô không nghĩ rằng có một ngày thời thế thay đổi và không nhiều người lúc ấy nhìn thấy cái sai của bao cấp, của lý luận kinh tế XHCN. Cả bản thân chúng ta cũng vậy. Nhưng rồi guồng máy lịch sử phải chạy, chân lý phải đến và nó đang đến với đất nước ta. Nhưng, cái gì đang đều có sai có đúng, chúng ta còn nhiều sai lắm, còn phải thay đổi nhiều lắm và thế là cái thời nay được gọi là cái thời nhiễu nhương. Chúng ta phải chấp nhận, phải nhìn nhận và phải lựa chọn cho mỗi bản thân cái cách sống, cách làm việc, cách kiếm tiền. Một xã hội mà an sinh rất không đảm bảo thì cái gì cũng có thể xảy ra. Mong sao riêng cái tình Cơ Điện không vì thế mà hoen ố!
Câu chuyện của Tùng phản ánh một khía cạnh không nhỏ của xã hội nói chung và một người cụ thể nói riêng trong một giai đoạn lịch sử vừa qua.
Trả lờiXóaNguyên nhân có nhiều lắm khách quan có ,chủ quan có và số phận cũng có.Bây giờ nghỉ ngơi và an phận rồi mới ngẫm tới những ngày mà có thể nói là cơ hội cho cuộc đời mà mình không biết nắm lấy hay không tận dụng mà có khi lại cố tình bỏ qua.
Nhưng lại có người biết nắm hay tận dụng cơ hội đó rất tốt và nhờ vậy họ có nhiều thuận lợi để thăng tiến hoạc kiếm tiền dễ dàng hơn.Nhưng không "hiểu " và "biêt " để biết tiến hay lùi hoặc rẽ sang hướng khác thì chưa biết thế nào.Đó là lý thuyết còn thực tế thì ai thành công thì người đó đúng thế thôi.
Nhưng cũng đừng vì thất bại mà nản lòng hãy tự xác định rằng số phân của mình là thế tự nhiên sẽ thanh thản thôi. Tôi cho rằng những người thành công về chính trị hay kinh tế cũng chưa chắc đã là yên thân bởi cuộc đời cho họ cái này sẽ lấy của họ cái khác.
Túng tiền nhưng không túng Tình đấy mới l;à bản chất Cơ Điện để gắn bó chúng ta.
Bạn Tùng ở khoa máy à ? Trong lớp K10IB cũng có nhiều bạn không được may mắn như Tùng đâu đấy ? Nhiều bạn vất vả lắm chỉ được cái khi họp lớp hàng năm là về Đông đủ, vui như Tết. Thôi hãy quên Đi muôn mặt đời thường mà sống vui vẻ với gia đình và bạn bè. Cũng có nhiều niềm vui lắm đấy.
Trả lờiXóa