TUVIDA K9MB
Thái
nguyên đã sang hè. Trời nóng như đổ lửa, mấy thằng lớp tôi quê ở Nghệ an, Hà
tĩnh bảo nắng ở đây chẳng kém gì quê tau, quê tau còn có gió Lào. Không khí hầm
hập như đặc quánh lại, trước khi ngủ trưa
cũng như tối chúng tôi đều phải đổ nước lênh láng xuống nền nhà, nhưng chỉ một
lúc thì nước cũng bốc hơi hết.
Đất trời Việt Bắc |
Mênh mang sông núi |
Cơm
chiều xong không biết làm gì, đi quán thì…viêm túi từ lâu rồi, canh mãi mà chẳng
thấy con ma nào quen quen đi ra hướng T3 nhất. Tôi bèn rủ Dũng Bờm lên thày Việt
dạy Nga văn may ra có chút cháo vì bữa trước đi ngang qua trinh sát thấy trước
cửa nhà thày thấy mấy gốc sắn lá đã bắt đầu vàng vàng.
Ôí giời! Dũng Bờm mắt sáng lên, đi đi. (Nó đang nợ nửa điểm Nga văn mà), kéo
tay tôi ra cửa sợ tôi đổi ý. Đi được một quãng nó hỏi mày có mang gì không?
Mang gì? tôi ngạc nhiên hỏi lại. Thì cũng phải điếu thuốc ấm trà vờ vịt chứ. Tôi
bảo lấy đâu ra bây giờ? Nó chân chừ rồi quay đầu lại như con đông tây nam bắc
quan sát khắp xung quanh. Bỗng nó nhìn thấy một thằng cao to đẹp trai liền gọi ới
lên: Thạch ơi! Thạch ới! lại đây anh bảo. Thạch thanh niên Hà nội học sau bọn
tôi một năm, tiến lại gần: gì vậy anh? Mày có thuốc không cho anh vài điếu, anh
có việc. Thạch cười, tưởng gì, ông anh định búa em hở. Thật mà, tao lên thày Nga
văn. Thấy có vẻ trầm trọng cu Thạch vội vã rút ngay gói thuốc Sông cầu đưa cho
Dũng, anh lấy đi. Đi một quãng Dũng mở
bao thuốc ra đếm cẩn thận như đếm của
gia bảo, đếm được 5 điếu cười tít mắt.Gần đến sân bóng đá nó rút ra một điếu tự
thưởng cho mình rồi phà khói vào mặt tôi bảo: mày làm một hơi đi, tí nữa lên
thày mỗi thằng một điếu, còn hai điếu để thày nhé.
Chúng
tôi vừa bước chân vào đầu nhà C14 (dãy nhà ngói một tầng giáo viên bộ môn Nga
văn và Máy cắt ở) đã nghe tiếng thày gọi: T đấy hở, chờ mình tí. Thày nhìn thấy bọn
tôi từ xa đã gọi. Không khách xáo gì thầy hồ hởi đón chúng tôi ở vườn rau. Chùi
tay vào đít quần đùi hít một hơi thuốc, thày cười, lên chơi hay có chuyện gì
không? Dạ em lên chơi. Thày hỏi đói không? luộc sắn ăn nhé. Thày như đọc được ruột
gan bọn tôi. Dũng Bờm thỏ thẻ dạ, thày như thần vậy. Thày chỉ tay về phía mấy bụi
sắn bảo tôi và Dũng nhổ lên lấy củ luộc, rồi thày đi vào nhà hí húi châm bếp dầu.
Tôi và Dũng nhổ hai bụi được sáu bảy củ dài hơn gang tay, thấy vẫn ít chả nhẽ lại nhổ hết của thày, chần chừ một
lát tôi nháy Dũng bước ra xa năm sáu bước nhổ đại một bụi sắn khác được thêm bốn
củ vừa to vừa dài nhanh nhẹn mang vào. Đang rửa, thấy đống sắn chúng tôi mang
vào thày hỏi nhổ ở đâu mà nhiều thế? Rồi thày
chạy ngay ra vườn xem, quay lại rất nhanh: chết rồi sao các cậu lại nhô bụi
đằng kia nữa? của thày Phồn bộ môn Máy cắt đấy!. Tôi sợ im thin thít, Dũng Bờm
lí nhí: tụi em nhầm ạ. Thày nhăn mặt, nhầm ! nhầm thì nó phải sát sát của mình
mới nhầm được chứ, đằng này xa thế kia mà nhầm à? Chúng tôi líu cả lưỡi. Một
lát sau thày dịu dọng, thôi trót rồi, để tớ xin lỗi thầy Phồn cho. Chết thật!
Đang
căng thẳng canh nồi sắn luộc bỗng nghe tiếng đàn Violon cất lên, lúc trầm, lúc
bổng, lúc réo rắt, lúc rạo rực như lửa cháy, lúc êm nhẹ như mặt nước hồ thu.
Chúng tôi lắng nghe. Thày Việt bảo cô Lương bộ môn Công nghệ gội đầu đấy! Sao
thày biết ? Cậu thử ra xem có đúng không? lâu nay rồi cứ cô Lương gội đầu là
anh Hùng Vật lý kéo đàn.
Tôi
với Dũng đi ra quanh một vòng qua dãy nhà lá phía trước thấy cô Lương đang gội đầu
ở đầu hè dưới trăng.Tiếng violon vẫn da diết văng vẳng từ xa vọng về.
Thày
Việt bảo từ ngày cô Lương về trường mấy anh giáo viên chưa vợ trông lại đẹp
ra, khu giáo viên cũng vui hẳn lên, cô có giọng nói trong, nhẹ nhàng nhất bộ môn
Công nghệ chế tạo máy nên anh em giáo viên gọi cô ấy là Chim họa mi của khoa Cơ
khí đấy.
Mấy
tháng sau lên chơi gặp thày Phồn đang nói chuyện…. dây đàn violon của anh Hùng
đứt liên tục, chim Họa mi chẳng thấy tắm táp gì chỉ thấy gội đầu liên miên.
Không cưỡng lại được những giai điệu thổn thức
của tiếng Violon, Chim Họa mi gục ngã. Cô Lương lấy chồng, lấy chàng giáo viên Vật
lí giỏi đàn Violon. Cặp vợ chồng đẹp đôi vui vẻ ca hát trên vùng rừng núi Việt
bắc với mù mờ gian khó thời cuộc.
Dạy
Công nghệ chế tạo lớp tôi là thày Mai Thanh Uông, thày có giong to khỏe, oang
oang nhiều lúc to như lệnh vỡ dáng chắc nịch như một đô vật. Một hôm Ông Trời đi
vắng, thày bị viêm họng, cô Lương dạy thay. Cả lớp tôi vui mừng xăm soi, lắng nghe
cô giảng bài. Nhỏ nhẹ líu lo như chim Họa mi vậy. Có cô trên lớp cả lớp như mềm lại, như có văn ra. Được có hai
tiết như vậy thôi vì Trời đi vắng lại về nhanh quá!
Sau này được biết nhiều về cô lại càng quý cô
hơn.(còn nữa)
Chuyện này hay đây Tuân ạ
Trả lờiXóaAnh viết chắc hay hơn,văn của bác nó mới sâu-còn em cứ viết cái trong tim mình tuôn ra-chẳng chau chuốt gì.Mình yêu quí thày cô bạn bè thì cứ viết,được bạn bè khoái là OK.Cô Lương đọc xong thì khóc rồi bảo sao em lại viết cả những bí sử vất vả ra làm gì,em bảo còn đoạn thày cô đi mua chè dịp Tết hay lắm em để viết bài khác cơ -cô lại cười tiếng cười tuổi hai mươi.
XóaChỉ chim Họa mi trống mới hót thôi bác Tuân vịt ạ !
Trả lờiXóaThằng Thạch trố - Châu Long mất từ lâu rồi bác Vịt biết không ?
Kỉ niệm thật sâu lắng .
Cám ơn Tiều phu,mình biết Thạch mất khi ra HN bắt Dũng Bờm chở đi kiếm nó,Việt Tương,Khải ,Hải mấy đứa ngày xưa hay đá bóng và ra quán bù khú với nhau.Thật buồn khi nó còn trẻ quá mà đã "đi rồi".K8 và K10 mình nhiều chuyện lắm -Sẽ viết bài về K10 yêu quí của mình khi các bạn ra cuốn Tap san tới.
XóaNói về cô Lương, Thày Hùng, tôi cũng có một vài kỉ niệm. Khi K8 học những năm cuối, Cô Lương Từ nước ngoài về trường. Một cô giáo đại học trẻ, đẹp, dạy cái môn học của đàn ông, nhưng lại rất tươi. Quả thật sinh viên ở cái tuổi 21, 22 được học cô tiết học nào coi như đấy là ân huệ của chúa ban cho đấy. Còn gì nữa. Ở cái đất sắt thép, sỏi đá, học trong những lớp giỏi lắm có 3, 4 sinh viên nữ thì việc được nghe tiếng họa mi trên lớp quả là hơn cả tuyệt vời. Đấy là nói chuyện ngày xưa, chắc bây giờ mà cô có nghe thấy chuyện này cô cũng chỉ cười mà tha thứ cho cái lũ nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò thôi. Năm 1977, K8 tốt nghiệp, mình được giữ lại trường làm giáo viên, nên cũng biết thêm về thày cô đôi chút. Sau khi hai thày cô cưới nhau, ăn chung ở chung thành ra sinh thêm nhiều việc. Hai người cùng là trí thức, cùng cảnh vẻ như nhau nên không có chuyện "tôi kiếm tiền còn cô nội trợ". Thế là có nhiều thỏa thuận được đưa ra (chắc thế). trong đó có một về CHIM HỌA MI
Trả lờiXóaSài gòn năm nào cũng có Đại hội võ lâm Cơ điện từ khóa 2 đến khóa vừa ra trường vào dịp 6/12- mình luôn là Trưởng ban tổ chức 19 năm rồi-Năm nào cô Lương,cô Phi,cô Bé...cũng được mời đón đến dự-Trong này không sinh hoạt theo khóa mà là các khóa luôn-những kẻ thích bạn bè -đông -vui-hao-lắm.Hehe
XóaTôi đã vào Sài Gòn 1 tháng , tháng 5.1992 . Cuộc sồng ở SG khác với ở Thủ đô. SG đã nhậu là nhậu hết mình .SV cơ điện học ở Bắc nay vào Nam sống ,làm việc ,chắc chắn tỉ lệ thành đạt là rất lớn , ít có người như Tiến Tùng .Xín kính chúc hội điện TP HCM ngày càng phát triển và thành công rực rỡ .
Trả lờiXóaAnh em ngoài Bắc vô mà không gọi cho TVIT thì thật đáng tiếc ,lần sau nhớ gọi nhe-thế nào cũng có một lũ đàn em đầu gấu Cơ điện vây quanh tha hồ mà hít hà vui lắm anh Sinh ạ.
Xóa