MẸ VIỆT NAM
Quang K8MA
Đất nước ơi bao đau thương, lưng mẹ còng, xác xơ vai áo
Đời tiếp đời, ông cha đã từng đánh giặc ngoại xâm
Đến cả anh con và cả chúng con cũng vậy
Chưa thời nào máu không chảy, thịt không rơi
Mẹ Việt Nam ơi, ở khắp nơi, chúng con đều đã thấy
"Tổ Quốc Ghi Công" trên tháp đài nghĩa trang liệt sĩ
Và bên dưới là những nấm mộ xanh
Đấy là nơi yên nghỉ của cha của anh và của nhiều bạn hữu
Đã vì mẹ, vì chúng con, vì muôn thế hệ sau nữa
Hy sinh đời mình, chẳng mặc cả với thần linh
Để hôm nay đã gần 40 năm rồi mẹ nhỉ
Hòa bình, thống nhất non sông
Trước Anh Linh của cha, của anh và của bao nhiêu đồng đội
Hãy nhìn lại đi, chúng ta đã làm gì?
Để máu đã đổ, thịt đã rơi và bao nhiêu nước mắt
Sẽ làm đỏ rực thêm hàng chữ "Tổ Quốc Ghi Công"
Sẽ làm đỏ rực thêm ngọn cờ hồng
Và sẽ không còn trái ngang, ngèo đói
Lưng mẹ hết còng và vai áo mẹ không xác xơ thêm nữa
Mẹ Việt Nam ơi, mẹ Việt Nam ơi!
Chúng con yêu người và thương người lắm lắm.
DƯỚI MÁI NHÀ CHUNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN NAY LÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, CHÚNG TA ĐÃ LỚN LÊN, ĐÃ THÀNH NGƯỜI. CÁC CỰU SINH VIÊN CƠ ĐIỆN MỌI THẾ HỆ HÃY PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG KEO SƠN BẠN BÈ, CÙNG NHAU ĐI LÊN VỮNG VÀNG TRONG CUỘC SỐNG
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chưa 27-7 mà nghĩa trang đã tràn ngập trên diễn đàn K8 với những lời dẫn rất xúc động và xót xa của mõ Quang...
Trả lờiXóaXin trăm ngàn lần mong các anh linh liệt sỹ hãy phù hộ cho đất nước gian lao này đừng quá 50 năm từ sau thông nhất mà không hóa thành Rồng!
Cảm ơn Quang và K8 với tấm lòng tri ân Liệt sỹ -Thương binh nhân 27-7
Trả lờiXóaMuốn gì cũng phải nhớ tới việc này đã thì mọi việc khác sẽ thông suốt.
Mấy hôm nay, VTV1 giới thiệu bộ phim Biệt động Sài Gòn của tác giả kịch bản Lê Phong Lan và các nhân chứng sống của lịch sử. Thật phũ phàng và đau xót, hơn 1/2 lực lượng chiến sỹ biệt động (khoảng 150 người) đã hy sinh ở tết Mậu Thân 1968, sau 45 năm đến bây giờ vẫn còn chưa được vinh danh đãi ngộ. Có thể có nhiều lý do, nhưng nỗi đau về đồng đội vẫn còn mãi trong sự day dứt tiếc thương của những người còn sống - Biệt động Sài Gòn, như một vết thương trên cơ thể sao mãi không lành! Đất nước mình nhiều lắm những nghĩa trang, mỗi gia đình người Việt hầu như đều treo bảng Tổ quốc ghi công ở gian chính, nhưng sự tri ân các anh hùng liệt sỹ đâu riêng một ngày 27.7?
Trả lờiXóaThật cảm ơn anh Luân về sự chia sẻ, đề nghị BBT đưa "Bài thơ tháng 7" của anh Luân lên trang chính!
Trả lờiXóaAnh Luân ơi, có thể đổi chỗ cho hai từ LẠI, ĐẾN ở câu thứ 2 được không?
Trả lờiXóakhông , anh viết có ý của anh mà Chân thật
Trả lờiXóaCám ơn Chân thật . Anh không có ý định viết bài này thành một bài riêng ở đây . NHưng chợt thấy em có cái ý rất trùng hợp ở câu :..." nhưng sự tri ân các anh hùng liệt sỹ đâu riêng một ngày 27.7?" nên anh còm đó thôi . Vì vậy nó là một lời còm phụ họa cho dẫn thơ của BBT và ý của Chân thật .
Trả lờiXóaBài thơ của anh Luân rất hay, xin để trước khi sang ngày 27/7 Quang sẽ đưa lên bài chính, xin cứ để anh em còm đã.
Trả lờiXóaMẹ tôi sinh được 5 người con trai , anh cả Nguyễn Văn Xán , sinh năm 1934 . anh mất cuối năm 1954 , dưới đây là trang nhật ký của anh viết tại Rừng Tuyên CB 07/10/1953 : " Một điều thấm thía và buồn biết bao mình phải xa Trữ , một người ban mà trên cuộc đời này chỉ có một , mình yêu em Chiểu , thương U , nhớ Thầy nhưng tình cảm đó khác , nó là luật của thiên nhiên , tình cảm , tình yêu đó nó không nồng nàn thắm thiết như đôi bạn Xán - trữ . Xán - Trữ đôi bạn đã sống chung với nhau 4 năm nay . Xán - Trữ biết nhau từ ngày 7-8 tuổi cùng nhau cắp sách đến ghế trường học , hồi ấy cả hai còn mang chiếc áo dài đen , chiếc quần chúc bâu vàng nhỉ với tâm hồn ngây dại . Nhưng 4 năm nay đôi bạn ấy đã cùng nhau qua những tháng ngày vui sướng , còn in trên đầu óc hai tràng thanh niên những kỷ niệm có bao giờ quên được , khi Đồng Bối , lúc Đông Cao , gác chuông Bồng Lai , ông giáo Câu cận thị , mụ tổng Mỹ hàm răng riết móng . 5 gian nhà ở bác Bàng Dương , bạn Khương nghịch nợm , anh chị Tĩnh yêu mến , một người tốt vô cùng . Những hình ảnh ấy nếu nghĩ nó lần lượt hiện lên trong đầu óc Xán như một bài học thuộc lòng . . .
Trả lờiXóaChúng ta rất căm là không được học thì có lẽ nào đi được.Trong lúc Xán ốm đau , Trữ đã giúp đỡ Xán nhiều trên vật chất và ý nghĩ . Nay phải xa nhau Xán ngơ ngẩn biết bao giờ gặp ngỡ , vì đời bộ đội thì chinh chiến sinh tử là thường đó chỉ là nhiệm vụ CM , ngày ra đi Xán vẫn có cảm tưởng rằng : Không ngày trở lại , thì trong cuộc đời khói lửa hi vọng gì gặp mặt. Chúng ta nhớ nhau thì hãy nhớ trong tưởng tượng . . yêu Trữ suốt đời , hôn Trữ không bao giờ hết .
Liệt sĩ Nguyễn Văn Xán hy sinh tại trận đánh đồi Him Lam tháng 4.1954.
Trả lờiXóaĐọc dòng nhật kí trên của LS Xán .Tôi như đọc Nguyễn Huy Tưởng , đọc nhớ rừng Nam Cao . Câu chữ ấy cach viết ấy là của lớp người CM những chín năm với Pháp . Chúng ta ta lớp người sau mấy chục năm đâu có xuy nghĩ trong sáng đến thế .
Trả lờiXóaLại vào ngày 27/7 tôi xin kính cẩn thắp nén hương tưởng nhớ LS Xán cùng bao LS trước và sau thời của bác Xán .
Cám ơn bạn Sinh nhiều .
10 giờ ngày 25.7.2013 tôi gặp anh Trữ tại bệnh viện 354 -quân đội , anh vừa tròn 80 tuổi vẫn khỏe mạnh . Đứng nói truyện với anh tim tôi như trào khóc , tôi như muốn ôm trầm lấy anh , người anh ruột của mình . Tam biệt anh , tạm biệt Thủ Đô .
Trả lờiXóaThêm một câu chuyện thật xúc động nhân ngày 27.7! Cảm ơn anh Sinh, xin được thắp một nén hương thành kính tưởng nhớ Liệt sỹ Xán và các liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc Việt Nam!
Trả lờiXóa