Một chút cảm nhận về
buổi giao lưu nghệ thuật: “KHÚC TRÁNG CA THÀNH CỔ”
Tối qua 16/9 biết là
có nhưng hơn 7h mở VTV2 đang chiếu phim trẻ con nên chuyển kênh khác, chợt nhớ
đến đã không kịp xem từ đầu chương trình giao lưu nghệ thuật: "KHÚC TRÁNG CA
THÀNH CỔ”. Chương trình phong phú có một số nhân vật đã trực tiếp tham gia trận chiến cùng với ca nhạc đặc sắc, mình viết đôi chút về câu chuyện và hình ảnh mình lưu lại.
“ Tôi thắp nén nhang cho thơm cả trời cao/Lời nguyện cầu thẩm sâu tầng
địa.”
Lời bài hát vang lên trang nghiêm, da diết…nghe thấy buốt đau,
xót xa.
Nơi đây 14 ngàn chiến sĩ ( trong đó là 2000 lính sinh viên )
đã hy sinh trong 81 ngày đêm chiến đấu ở cổ thành. Người còn xác, người tan vào
đất, người chìm sâu lòng sông Thạch Hãn trôi ra biển. Có những hy sinh trong
chiến đấu, vượt sông, có hy sinh tức tưởi chỉ vì thiếu thuốc, vì đói…cả vì
không biết bơi. Bác sĩ, y tá đã không thể
ngủ, không thể ăn vì mấy ngày thương binh quá đông, căn hầm vẻn vẹn 20 mét
vuông có lúc đã phải chứa tới 100 thương binh.
Bác sĩ – ông Lê Văn An - người cuối cùng rời trạm với thương binh nặng nhất,
phía trước là đám đông các thương binh người nhẹ giúp người nặng hơn lặng lẽ vượt
sông. Họ đã hoàn thành cuộc rút lui thành cổ ngày 16/9.
Loáng qua loáng lại đọng trong tôi và người xem hình ảnh bà
mẹ còm cõi ngồi với chiếc nón lá trước mặt tuyệt vọng nhìn sang phía bờ nam - nơi con trai mẹ chiến đấu ở mảnh đất này - có thể
mấy chục năm qua mẹ đã không thể tìm được xác con mình, chính xác hơn đứa con yêu của
mẹ đã mãi không trở về…
Bộ đội miền Bắc chết trận đã nhiều , lính phía bên kia hy sinh cũng không kém .
Trả lờiXóaTự hào gì cuộc chiến Huynh Đệ tương tàn !
Vinh danh gì khi cuộc chiến Thành Cổ ta thua phía bên kia !
Khi đến Thành Cổ âm khí nặng lắm chẳng khác gì ngoài Côn Đảo . Tôi chỉ biết khóc dài khi thắp hương cho các anh , các chị .
Xem ra đã đế lúc phải chấm dứt sự khoét sâu vào nỗi đau của 14k bà Mẹ và gia đình Liệt sĩ Thành Cổ .
Tiều phu: Tôi đã đến đó và đã liên tưởng cuộc chiến đàng trong, đàng ngoài. Nỗi đau đúng về cả hai phía. Tổn thất của mình khoảng 25 trung đoàn thì phía kia cũng vậy. Hôm qua bác sĩ Lê Văn An kể lại khi qua sông thắp hương, thả hoa thì nhất loạt các thuyền xung quanh trên sông đều đồng thanh nói:" Anh An ơi cho em qua sông với!" Sau hỏi lại họ cũng không biết tại sao mình lại nói vậy...Không giải thích được, đó là tâm linh.
Trả lờiXóaLà sự mất mát không nên phỉ báng, hãy tôn trọng những con người đã ra đi...
Còn tôi đã gọi 81 ngày đêm Quảng Trị là khúc bi tráng, Bạn tôi và bạn anh tôi nhiều người đi không về. Người về đến giờ kể lại chuyện cũng còn vương vấn sự hoảng loạn. Nhưng thôi tôi xin kể lại chuyện trên VTV đã kể. Người Y tá trẻ nay đã là bà già trên 60 kể lại trong nước mắt. "tôi không thể nào quên được, các anh ấy vừa kêu la gọi mẹ, vừa kêu tôi giúp đỡ, cánh tay các anh quờ quạo như với tìm ai rồi lịm dần, lịm dần, các anh ấy ra đi trong tiếng rên rỉ. Tôi đã cố hết sức nhưng chẳng giúp được gì cho các anh.
Trả lờiXóaCòn người quản trang thành cổ Quảng Trị thì kể trực tiếp cho chúng tôi nghe. "Tối nào tôi cũng đốt vài bao thuốc lá rồi cắm dải rác trong thành cổ. Nếu tôi quên thì y rằng sẽ có tiếng chân các anh chạy rầm rập suốt đêm" tôi hỏi vì sao? ông nói: "cũng như những oan hồn thôi anh ạ". Tôi hiểu điều đó và tôi quay đi để lau nước mắt. Bữa ấy tôi đã viết một bài thơ vào sổ lưu niệm của nghĩa trang Thành cổ Quảng Trị. Bài thơ này đã post trên Blog này rồi nhưng vẫn xin đăng lại
"Các anh ra đi từ mọi miền đất nước
Để đến đây nằm xuống một nơi này
Sóng Thạch Hãn vẫn vỗ đêm ngày
Như cánh tay các anh với tìm vai mẹ
Các anh ơi, các anh bình tâm nhé
Các anh mãi là con yêu quý của mẹ Việt Nam"
Người ta nói nhiều về cuộc chiến đó. Nói nhiều về cuộc chiến Trịnh Nguyện phân tranh. theo tôi đừng dùng từ hoa mỹ ca ngợi nhiều quá. phải biết rằng cả thế giới đang sơ chiến tranh. người ta lấy xác người làm thước đo cho chiến công, lấy máu dân lấp đầy cho chiêu bài .....nhắc đến chiến tranh phải nghĩ sự rung rợn, mong sao cho đừng bao giờ có chiến tranh. Mr Tiều phu nói đúng.
Trả lờiXóaBộ đội miền Bắc chết trận đã nhiều , lính phía bên kia hy sinh cũng không kém .
Tự hào gì cuộc chiến Huynh Đệ tương tàn !
"Vinh danh gì khi cuộc chiến Thành Cổ ta thua phía bên kia !
Khi đến Thành Cổ âm khí nặng lắm chẳng khác gì ngoài Côn Đảo . Tôi chỉ biết khóc dài khi thắp hương cho các anh , các chị .
Xem ra đã đế lúc phải chấm dứt sự khoét sâu vào nỗi đau của 14k bà Mẹ và gia đình Liệt sĩ Thành Cổ"
"Trong mọi cuộc chiến thì người dân bao giờ cũng thua"
Madam "khờ dại" không nên dùng từ phỉ báng. đọc những lời comment chưa có ý nào là phỉ báng.
Mọi cái chết đều thiêng liêng. đều là huyền thoại. đều được hư cấu, thêu dệt, nhưng vì sao thì .......
Có sinh ra trong thời cải cách mới thấy được sự rung rợn của thanh trừng. con tố cha me, cháu tố ông bà, bạn giết bạn. nhiều và nhiều điều vô luân nữa....
Nếu các bạn đã đi sang campuchia bang với mục đích gì, thì phải hiểu rằng người dân campuchia dang kiệt quệ. 95% trí thực bị những con người đội lốt "Công sản" dùng CÁN CUỐC đập vào đầu, giết chết.
"KHÚC TRÁNG CA THÀNH CỔ" Hiểu đúng nghĩa là thông điệp " Hay đừng bao giờ có như thế này nữa, trời ơi....
Là người "Lãng mạn cách mạng" khi đứng trước thời cuộc bi thương, thì đừng " Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây, để tâm hồn treo ngược cành cây". mà phải biến nó thành hành động tích cực cải tạo tình thế. "Dùng ngòi bút làm đòn xoay....." ha.a.ha.
Trả lờiXóaMr Quang kể: "Người quản trang thành cổ Quảng Trị thì kể trực tiếp cho chúng tôi nghe. "Tối nào tôi cũng đốt vài bao thuốc lá rồi cắm dải rác trong thành cổ. Nếu tôi quên thì y rằng sẽ có tiếng chân các anh chạy rầm rập suốt đêm" tôi hỏi vì sao? ông nói: "cũng như những oan hồn thôi anh ạ". Tôi hiểu điều đó và tôi quay đi để lau nước mắt"
Trả lờiXóa"cũng như những oan hồn thôi anh ạ"
Trả lờiXóaCác bạn thân mến,đọc những tâm sự hay ý kiến của các bạn về một sự kiên bi hùng sau 41 năm có nhiều mới mẻ và tâm huyết .Nó cũng thể hiện tình cảm lòng biết ơn với những người đã hy sinh nhưng cũng nói lên tâm nguyện "hãy đừng để chiến tranh xảy ra"
Trả lờiXóaSau nhiều lần tổ chức kỷ niệm '*81 ngày đêm",Đêm qua tôi thấy lần đâù tiên có nhân chứng sống nói về tổn thất ,hy sinh gia khổ chi tiết sống động như bác sỹ An .Bản thân tôi là một người lính trực tiếp tham gia chiến đấu gần Thành Cổ năm ấy cũng không thể biết được.Vì thể tôi cảm ơn Ban tổ chức chương trình đó đã dũng cảm đưa các sự kiện bi thương đó ra cho người sống biết nhằm tri ân bao anh hùng liệt sỹ trong hoàn cảnh tàn khốc như vậy vẫn kiên cường chiến đấu bảo vệ Thành Cổ.Nếu bảo là ta thua thì không đúng đâu TP à,nhưng ta cũng không thắng được bởi hỏa lực Mỹ ngụy như thế mà sức ta như thé thì giữ được như vậy là quá giỏi rồi.
Nhưng bài học lớn nhất là đừng để xẩy ra chiến tranh nữa ,hãy chung sống hòa bình có hơn không.Nhưng với tôi nếu có kẻ xâm lược nước ta thì dù chết tôi sẽ lại cầm súng ra trân mà lòng thanh thản như năm xưa mà thôi .Cản ơn các bạn,
Anh Thọ nói đúng,"Giặc đến nhà đàn bà cũng đanh" đấy là khẩu hiệu của ta còn trên một sườn núi từ nha Trang đi Ban Mê Thuật có một khẩu hiệu rất lớn xếp bằng đá của Việt Nam Cộng Hòa "Tổ Quốc lâm nguy, thất phu hữu trách" Tôi tự hởi ai là giặc và đâu là Tổ Quốc? Một xã hội văn minh không được đánh lừa người dân trong chuyện này. Thế hệ chúng ta và các thế hệ con cháu tiếp theo cố gắng hiểu và làm cho được điều băn khoăn này.
XóaTôi không nói riêng Thành cổ . Ta hãy nói về việc đánh để giải phóng Quảng trị . Các bạn TPhu , Hoa k8 nhớ là khi đó Mỹ đã dùng 6 tàu sân bay , gần hai trăm máy bay chiến đấu và các phi vụ B52 tập trung đánh vào Quảng trị để nống VNCH phản công . ( Khác Trịnh Nguyễn phân tranh chứ )
Trả lờiXóaỞ trường ta hi sinh trong thời điểm 81 ngày đêm là những anh k3 , k5 và cả k6 nữa .
Mọi người tranh luận có lúc đã đi quá xa. Đằng sau VNCH vẫn là Mỹ nhưng cái chết lại là người Việt mình. Những người tham gia họ có muốn chiến tranh không? Tôi dám chẵc 100% là không nhưng những con người quả cảm ấy đã tự nguyện trong khi cũng có những người thoái thác né tránh, không phải là không có. Không mất mát không thấu hiểu...Đừng nói những gì tổn thương đến những người cầm súng.
Trả lờiXóaCCRĐ có sai lầm nhưng đừng nhắc lại mãi mà nên làm cái gì cho hôm nay và những ngày tới. Tôi có lần đọc những chuyện về nội dung CCRĐ mặc dù không phải người cùng thời nhưng cũng không chịu nổi. Các bạn sẽ so sánh việc nhắc lại bi thương trong cuộc chiến, đã khác với những lần trước, đã cởi mở hơn và đã nói đến những mặt bị che khuất bấy lâu nay.
Tôi không nghĩ mọi ngườilại tham gia với những ý nghĩ đó.
P.Hoà - bạn nên tôn trọng tôi đừng coment kiểu vậy.
Để đoàn kết đừng nên phô bày tôi đúng sai.
Bà chị thân mến !
XóaĐàng sau VNDCCH là Trung cộng và Nga xô thì bà chị nghĩ sao ?
Bác nào com với bút danh hòa k8? vì K8M có phạm Q Hòa Vũng tàu, Ng Thuận Hòa K8Mb ở Hn,anh Thái Hòa CB đi học ở nghệ an và Phạm Q Hòa K8i,và chẳng có ai là Hoa cả, xin cho biết quí danh để tiện trao đổi và tránh hiểu lầm, xin cảm ơn.
Trả lờiXóaPhạm văn hòa K8MA
XóaQuan điểm tranh luận trên blog là đa chiều , vô tư , không ai được phép xúc phạm ai . Quán triệt trên tinh thần xây dựng mới bền vững .Tôi xin lỗi vì đã châm ngòi cho sự hiểu lầm giữa các anh chị K8 . Tôi đã làm cho các anh các chị không vui là điều không bao giờ tôi nghĩ tới .
Trả lờiXóaXin bác Quang xóa lời com đầu tiên của tôi đi .
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tôi đề nghị không nên xóa , xin cảm ơn tiểu phu , xin viết lại hai câu thơ của Nguyễn Trãi : Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn , vùi con đỏ dưới hầm địa ngục .
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaLuân K9IA
@ Gửi các bạn đọc và các bạn CĐ,
Là một người lính đã tham gia cuộc chiến nói chung và tại Thành cổ Quảng trị nói riêng - tôi thường vào Blog đọc nhưng cũng ít trao đổi. Qua ý kiến của một số đã viết tôi thấy mình cần chia sẻ cùng các bạn:
- Ai cũng hiểu hậu quả của Chiến tranh : tàn phá, chết người ( cả hai phía ), hủy hoại không chỉ vật chất mà để lại vết thương tinh thần rất lớn không gì có thể bù lại được. Vậy ; không để chiến tranh trên nước mình, dân mình là điều mà người Việt cần chung sức. Mà chỉ yêu hòa bình không thôi cũng không đủ, giữ được hòa bình cần cả sức mạnh, ý chí và sự thông minh tỉnh táo. Kể cả có như vậy rồi đôi khi cũng không tránh được chiến tranh bởi còn phụ thuộc váo nền chính trị của thế giới ( chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo - như thế chiến 1,2. cuộc thập tự chinh hay CT biên giới ...) và nếu thêm cả vấn đề Chính trị nữa ta mang ra soi xét hay tranh luận thì diễn đàn này không đủ và không hợp. Ta chỉ nên khẳng định : không nên có chiến tranh. Vấn đề thuộc lịch sử cần có thái độ khách quan- khoa học và biết rút ra những kết luận hữu ích .
- Đối với người dân, người lính ; họ sẽ bị guồng chiến tranh kéo đi dù muốn hay không muốn - dù là CT bảo vệ hay chiến tranh xâm lược - là bên này hay bên kia. Họ đều muốn sống đời thường, thanh bình với mơ ước đơn giản được sống, được làm điều ước muốn khi hết chiến tranh. Đối với cuộc chiến tranh Việt Nam sau 1954, Việt nam bị cuốn bởi sự phân chia " ý thức hệ của thế giới" - Chấm dứt được cuộc chiến là điều may mắn nhất cho dân Việt và điều cần làm hiện nay là xóa bỏ hận thù - tất cả dân Việt sống trên đất nước này phải cùng yêu thương và hướng tới tương lai. Xin kể các bạn : Những CCB chúng tôi giao lưu với nhân dân cùng các cháu học sinh tại Thành cổ Q trị. Một CCB đã báo tử là " LS " do bị thương nặng được dân phía VNCH cứu, sau hòa bình được về nhìn bàn thờ và di ảnh của chính mình. Trước khi phát biểu đã nói " Kính thưa các LS, những người lính đã hy sinh tại Thành cổ của cả hai phía ... "
Tất cả CCB chúng tôi và dân tại buổi giao lưu đó đều chấp nhận và thấm thía lời nói đó.
- Mỗi người sẽ có cảm nhận và suy nghĩ khác nhau khi đọc một câu chuyện, đoạn văn thơ và có ý kiến khác nhau. Nhưng suy nghĩ và trao đổi trên diễn đàn cần sự tôn trọng ( không có quyền xúc phạm khi bất đồng ý kiến ) và thể hiện được sự hiểu biết , sự chân thành ( đây toàn là bạn bè cả )
- Đối với tôi ; cuộc chiến bảo vệ Thị xà Quảng tri ( gồm cả thành cổ QT ) có sai lầm thuộc về các nhà lãnh đạo QS và Ctri( lính chúng tôi đã trao đổi với thẳng thắn với các cựu chỉ huy ) > Ca ngợi dành cho ý chí của người lính, những người đã ngã xuống. ( họ đã cống hiến tất cả, hy sinh vì nhiệm vụ đã được giao ) đối với cá nhân họ là xứng đáng được như vậy-
- Vong linh của những người lính đã "chết" ( đúng nghĩa) cầu mong được siêu thoát ( họ đều chết trẻ và đột ngột - lính của cả hai phía ) không có phân biệt để cầu sự an bình cho đất nước và dân tộc. Trong đêm "hoa đăng ' trên sông Thạch hãn sau lễ cầu siêu hàng năm đã thả 20.000 ( hai vạn ) hoa đăng. 10.000 hoa cho những người lính miền Bắc và 10.000 hoa cho lính miền Nam đã chết tại trận chiến này. Tất cả các CCB, phật tử và dân của TX QT và xã lân cận đều cùng nghĩ và làm như vậy đấy.
- Các bạn nên tìm hiểu thêm thông tin về Cuộc chiến đấu tại Quảng trị 1972. Hiện có rất nhiều tư liệu của cả hai phía về trận chiến này để rõ thêm.
Lính chúng tôi nói thật với nhau ; Tổng thể Qtri thì miềm Bắc thắng, riêng trận TX Qtri thì VNCH thắng - còn các bác LĐ thì chưa nói ra? chắc phải có thời điểm thích hợp mới nói ....
( 27/7/2013 vừa rồi bộ QP mới ra thông báo sẽ giải mã phiên hiệu các đơn vị trong chiến đấu để có cơ sở và thông tin tìm LS đấy các bạn ạ. Chứ thông tin tìm LS mà viết hay đọc là Đoàn KN , hy sinh tại mặt trận phía Nam thì Bótay.com )
Chúc CBạn sức khỏe để có thể biết thêm Thông tin mới .
Cám ơn anh Luân - một CCB - của trường đã dùng tiếng nói của người cầm súng phân tích một phần cho lứa học sinh phổ thông đa số không cầm súng tham chiến nhưng thích lý luận.
Trả lờiXóaTiều phu: Đằng sau VNDCCH không chỉ có LX, TQ mà còn một số nước XHCN nữa...
Tôi không thích tham luận về đúng sai, trong cảm nhận tôi đã nói "buốt đau, xót xa" rồi.
Rồi đây sẽ có trang sử viết đúng và rõ hơn về thời cuộc, những sai lầm, thất bại trong từng thời kỳ. Là cộng sản không có nghĩa là bách chiến bách thắng vì cục diện sau khi LX tan rã đã khác quá nhiều và cũng không phải là phạm vi chúng ta bàn tới.
Thuận Hòa : Tôi biết bạn không thích tranh luận nên không nghĩ đó là bạn.
Trên trang blog này tôi rất hy vọng mọi người không nên tranh luận nhiều mà nên xây dựng để gắn bó hơn giữa những người cùng khóa, cùng trường để ra ngoài lỡ có gặp cũng vui vẻ không phải đúng sai mà tự ái.
Mặc dù đã tranh luận nhưng tôi vẫn thiện cảm với các bạn vì tất cả đều là người CƠ ĐIỆN.
Ai muốn tìm hiểu rõ về trận chiến thành cổ xin hãy vào trang qsvn, mình vừa đọc và được biết Trung đoàn 27 sau đổi là Triệu Hải là trung đoàn giữ thành, khi vào là một trung đoàn lúc rút ra chưa đủ một tiểu đội. Hai bạn học cùng lớp PT mình may mắn trong số đó.
Trả lờiXóaTrong đó trích đủ thông tin hai phía.
NGay cả những người lính từng chiến đấu ở chiến trường B về nếu không phải là lính Quảng trị và thành cổ 1972 thì cũng không thể hiểu về Thành cổ 72 .
Trả lờiXóaLúc ấy là người lính , chỉ biết nhiệm vụ là chiến đấu , vượt sông mà chiến đấu giữ thành cổ . Vậy thôi . Bây giờ ta có đủ thời gian lùi mà nhận xét . Mọi đánh giá không khéo một chút thôi là tủi vong linh những người đã chết , những người ấy là anh là chú là cha những người còn sống đây . Thôi , ta hãy dừng lại ở đây để nó mang đúng cái tên Blog - nơi chia sẻ của chủ và khách . Tranh luận thêm e nó trở thành diễn đàn xã hội .
Cảm ơn anh Luân, Bài giải thích của người tốt nghiệp trường Đảng Nguyễn Ái Quốc có khác.
Trả lờiXóa
Xóa@PH Hòa,
Chào bạn PHẠM HÒA K8MA. Mình cũng là LUÂN nhưng là Nguyễn Hữu Luân K9Ia ( K9 gọi là Luân " trắng" ) không học NAQ , còn Nguyễn trọng Luân K9Ma - ( còn gọi là Luân " đen" ) đã học trường Đảng Ng Ai quốc .
Cả hai đều là CCB, tốt nghiệp K9 - giờ thì cùng " Màu " như nhau, Luân "máy" thì thơ - truyện - ký còn Luân " điện " thì viết chuyện. Bọn mình có viết bài trên QSVN trong mục MÁU VÀ HOA với topic : LÍNH TÂY NGUYÊN ( Trọng Luân), lính SĐ 320 ở Tây nguyên và NGƯỜI LÍNH CÔNG BINH BẾN VƯỢT TÍCH TƯỜNG ( Hữu Luân ) lính SĐ 325 ở Quảng trị .
Xóa@PH Hòa,
Chào bạn PHẠM HÒA K8MA. Mình cũng là LUÂN nhưng là Nguyễn Hữu Luân K9Ia ( K9 gọi là Luân " trắng" ) không học NAQ , còn Nguyễn trọng Luân K9Ma - ( còn gọi là Luân " đen" ) đã học trường Đảng Ng Ai quốc .
Cả hai đều là CCB, tốt nghiệp K9 - giờ thì cùng " Màu " như nhau, Luân "máy" thì thơ - truyện - ký còn Luân " điện " thì viết chuyện. Bọn mình có viết bài trên QSVN trong mục MÁU VÀ HOA với topic : LÍNH TÂY NGUYÊN ( Trọng Luân), lính SĐ 320 ở Tây nguyên và NGƯỜI LÍNH CÔNG BINH BẾN VƯỢT TÍCH TƯỜNG ( Hữu Luân ) lính SĐ 325 ở Quảng trị .
Xóa@PH Hòa,
Chào bạn PHẠM HÒA K8MA. Mình cũng là LUÂN nhưng là Nguyễn Hữu Luân K9Ia ( K9 gọi là Luân " trắng" ) không học NAQ , còn Nguyễn trọng Luân K9Ma - ( còn gọi là Luân " đen" ) đã học trường Đảng Ng Ai quốc .
Cả hai đều là CCB, tốt nghiệp K9 - giờ thì cùng " Màu " như nhau, Luân "máy" thì thơ - truyện - ký còn Luân " điện " thì viết chuyện. Bọn mình có viết bài trên QSVN trong mục MÁU VÀ HOA với topic : LÍNH TÂY NGUYÊN ( Trọng Luân), lính SĐ 320 ở Tây nguyên và NGƯỜI LÍNH CÔNG BINH BẾN VƯỢT TÍCH TƯỜNG ( Hữu Luân ) lính SĐ 325 ở Quảng trị .
Xin lỗi, và cảm ơn anh Nguyễn Hữu Luân K9Ia
Trả lờiXóaMình thấy thế giới quan và Nhân sinh quan của anh chị em CĐiện mình càng ngày càng cao.Rất nhân văn.Đáng tự hào.
Trả lờiXóaChúng ta lâu nay có thói quen tư duy xuôi chiều theo định hướng , nay có lời nói khác đi thì tự nhiên " xù lông " để bảo vệ " lập trường quan điểm " . Âu đó cũng là phản xạ có điều kiện để bảo vệ " nồi cơn hay cái sổ hưu " của mình ,nên chỉ thấy buồn bởi thấy mình chẳng " Lớn " được tẹo nào .
Trả lờiXóaNhiều sự thực bị giấu nhẹn , nay cáo bạch khiến mọi người sủng sốt ngỡ ngàng .
Cuộc chiến Thành Cổ năm xưa Ta đã thua đối phương về Chiến thuật , khiến hàng ngàn chiến sĩ hi sinh một cách oan uổng : " Nhất tướng công thành vạn cốt khô " .
Liên tục mấy năm nay các phương tiện truyền thông của chính quyền đẩy Thành Cổ lên tiêu điểm .Vinh danh , tri ân , cầu siêu cho các chiến sĩ đã ngã xuống là tất yếu phải làm .Nhưng cách làm thái quá khiến buộc nhiều người phải suy nghĩ , trong đó có tôi .
Đừng đeo con giả vờ mà không biết : Hàng vạn chiến sĩ , đồng bào đã ngã xuống để bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam Tổ Quốc . Thử hỏi : Ai đã vinh danh, tri ân , cẩu siêu cho bạn tôi , đồng đội tôi : 3700 chiến sĩ đã ngã xuống trong một ngày 28/4/1984 tại cao điểm 1509 ( Lão Sơn )- Vị Xuyên - Hà Giang ? Cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử chiến tranh Châu Á . Người chết chất thành núi , máu chảy thành sông . Mức độ tàn khốc của Thành Cổ chưa thấm mùi gì ( bọn Tàu dùng xe ủi , lấp hàng chục hố chôn tập thể ). Bây giờ đất đó thuộc đất TQ rồi ,lấy ai ra mà hường khói , lấy đâu ra mà hoa đăng . Linh hồn các anh các chị thành những bóng ma vật vờ trên đất khách quê người , thảm thương lắm !Mấy ai biết đến đâu .
Chỉ xin rằng ai đó ,đừng lấy cái đau nhỏ để che giấu khỏa lấp nỗi đau lớn , chẳng bao giờ ổn đâu !
Tiều phu: Không phải không biết. Bài cảm nhận từ một chương trình không vinh danh mà thấy đó là nỗi đau của những bà mẹ mất con. TP thái quá rồi, không ai xù lông ở đây cả. Mất dải đất biên giới xót đau lắm chứ. Bố đứa bạn chị ngày có quyền cao do thiếu cảnh giác nên cho mượn đất rồi mất đất (hoàn toàn không phải bán đất) cuối đời sống trong trại giam và các con thật thê thảm...
Trả lờiXóaNgười ta nói nhiều đến cái chết của Giáo sư Phạm Huy Thông - người trung thành với sử VN và một loạt các tướng lĩnh khác...nhưng không phải bàn được ở phạm vi blog này.
Dải đất phía bắc mất nhiều lần từ các đời trước nữa ...và cũng không phải là phạm vi nói đến ở đây.
Cả một hệ thống truyền thông đã không dám nói sự thật, ngó lơ sự thật...về sự hy sinh của những chiến sĩ bảo vệ biên giới phía bắc, rồi đây sẽ có trang sử viết thật và đúng.
Năm 1989 TQ dùng xe tăng đàn áp SV biểu tình...ác ngay trong nước. (Chế độ TP chỉ được đẻ một con - họ mất con vĩnh viễn)...nói rộng ra nhiều lắm, khới ra còn nhiều lắm. Cũng nên dừng ở đây.
Mất nồi cơm hay sổ hưu phải nói đến thượng tầng vì không ai biết rõ hơn họ.
Lẽ nào chỉ cảm nhận có nỗi đau của những bà mẹ mất con ở Thành Cổ ?!! Còn hàng vạn , hàng chục vạn bà mẹ khác mất con trong chiến trận thì sao ?
Trả lờiXóaTôi cũng như bao người đã và đang đòi hỏi cái lẽ thường tình cho những người lính đã ngã xuống thời chúng tôi đánh giặc Tàu .Nói thẳng toẹt ra rằng không có hàng chục vạn thằng lính nằm xuống ở biên giới phía Nam , phía Bắc sau những năm 1978 thì liệu có cầu siêu , hoa đăng ,tri ân Thành cổ ngày hôm nay không ? Đừng có mà vô ơn !Chỉ biết bản thân mình .
Tự nghĩ rằng : đánh thằng giặc ngoại xâm cướp đất thì vinh danh ,tri ân ... sự hi sinh của người lính phải khác hẳn sự hi sinh vì hai anh em người Việt đánh nhau tranh giành đất đai .Nay chẳng may rơi phải cái thời đảo điên này thế sự nó khác đi mất rồi thì phải chịu hay sao ?!
Đơn giản phải hiểu rõ bản chất vấn đề : Tôi sẵn sàng hi sinh tính mạng vì Tổ Quốc Việt Nam ,chứ không đòng nghĩa với việc tôi hi sinh mạng sống vì chính quyền .
Rất hay. " Việc nhân nghĩa cốt để yên dân "
XóaTiều phu: Không nên phản ứng bức xúc của em ở blog này. Chị chỉ viết những gì đã nghĩ lúc đó cũng như nhân một cái gì đó người ta suy nghĩ rồi viết ra. Em có quyền viết về điều em suy nghĩ nhưng đừng chê trách người khác đã không nghĩ và liên hệ như em. Cứ cho là tầm suy nghĩ của em cao và mọi người không nghĩ được như em được chưa?
Trả lờiXóaLiệt sĩ đâu chỉ có mỗi thành cổ mà khắp mọi miền đất nước, ở Lào, Cămpuchia...nơi những người lính phải đi. Em vào qsvn ở đó có nói đến một trận chiến bên Cămpuchia là nỗi kinh hoàng cho những người tham gia, ngày tổn thất lớn nhất mà một sư đoàn đã lấy đó làm ngày để tưởng nhớ những người đã hy sinh. Ai cho phép nhưng những người còn lại họ làm.
Chị không tham gia bàn luận việc này ở đây nữa. Tin là em có cách để tải nỗi bức xúc của em cũng như các đồng đội còn sống làm cái gì đó cho những người đã chiến đấu và hy sinh trong mặt trận biên giới phía bắc, chị tin rằng mọi người sẽ ủng hộ.
Tôi đã tập ở trường sĩ quan lục quân năm 79, thấy cảnh đêm giao thừa các học viên tiểu đoàn trinh sát bò dưới hàng rào thép gai và ngay sáng hôm sau lên biên giới phía bắc. Sau này biết họ hy sinh gần hết, cứ xem/nghe/đọc về người lính trong chiến tranh là cảm phục vô cùng, cũng như nghe bài Tiến bước dưới quân kỳ là thấy có gì đó rất khó tả. Niềm tự hào của lính có nhiều người không thấy đồng điệu, dù có khi chỉ đơn giản là "tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì"
Trả lờiXóaCác anh chị và các bạn đều có những cảm nhận giống nhau về những cuộc chiến tranh vĩ đại của Đất nước,nhưng sự cảm nhận về chiến tranh mỗi người có một góc nhìn và cách thể hiện nhiều cách khác nhau, vì vậy không có gì mà khó hiểu khi sự cảm nhận mỗi người sẽ khác nhau, chỉ mong rằng Blog Cơ điện luôn là nơi trải lòng những tâm sự nhẹ nhàng, tâm tư tình cảm của mỗi người Cơ điện chúng ta thôi , không lại " thao thức " vì Blog mà tổn hại đến sức khoẻ. Em rất tâm đắc câu nói của một chuyên gia Y tế đã phát biểu đại ý là : Cách tiết kiệm tốt nhất là giữ gìn sức khoẻ. mong Các Anh chị và các bạn chú ý đến sức khoẻ nhé
Trả lờiXóaTranh luận rất hay,Tôi nghĩ rằng làm được gì cho những người lính hy sinh ngoài mặt trân dù bé vẫn làm.Nếu chưa làm được hôm nay thì mai làm ,thế hệ này chưa làm thì thế hệ sau làm.
Trả lờiXóaDân tộc và Lịch sử không bao giờ quên sự hy sinh của người lính.
Thành Cổ -Quảng Trị
Trả lờiXóaThành Cổ Quảng Trị rộng trên 16ha- được xây dựng từ thời Nguyễn đầu Thế kỷ 19 . Trong cuộc chiến xâm lược VN Mỹ- ngụy xây dựng nơi đây thành một căn cứ quân sự cực kỳ kiên cố làm chốt chặn hòng ngăn ta Nam tiến. Từ tháng 6 đến tháng 9-1972: để đánh địch và kiên cường làm chủ Thành Cổ suốt 81 ngày đêm:bình quân mỗi chiến sĩ ta phải chịu trên 7 tấn bom thù, mỗi ngày một đại đội quân giải phóng vượt sông Thạch Hãn vào tiếp chiến rồi anh dũng hy sinh gần hết. Xương máu các anh hùng liệt sĩ hoà trộn vào từng tấc đất Thành Cổ, vào dòng sông Thạch Hãn... Mảnh đất lửa được mệnh danh là “Cối xay thịt” thuở đó- nay được xây dựng thành Khu di tích lịch sử Quốc gia.
Thành Cổ là một ngôi mộ tập thể lớn nhất nước và cũng là một nghĩa trang liệt sĩ duy nhất trên nước Nam này không có một ngôi mộ riêng nào...
Ai vào thăm Thành Cổ cũng lặng đau xót thương vô hạn những người con đã cảm tử vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và tận mắt thấy sự tàn khốc, nghiệt ngã đến tột cùng của chiến tranh. Tôi thực sự xúc động và ghi lại mấy dòng thơ- ca tiêu biểu viết về Thành Cổ bên dòng sông Thạch Hãn bi hùng đó mà tác giả là những cựu chiến binh- những vị khách số 1 của Khu tưởng niệm- và những nhạc sĩ khi về thăm viếng nơi đây - chắc chắn đã nhận được sự đồng cảm của bao người đã hoặc còn chưa kịp đến nơi này:
“...Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Thành Cổ rộng, bạn tôi nằm chặt trội
Mỗi tấc đất là một đời người có thật
Cho tôi hôm nay đến nghẹn ngào...”
Phạm Đình Lân
Cỏ non Thành Cổ
“ Cho tôi hôm nay được vào Thành Cổ
Thắp một nén hương viếng người nằm dưới cỏ
Cỏ non xanh tơ
Cỏ non xanh tơ,
Xin chớ vô tình ! ...”
Lời hát của Tân Huyền“...
"..Thuyền lên Thạch Hãn ơi...chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm...
Lê Bá Dương
Quảng Trị ngày 19-6-2012 – Trần Minh Oánh
Mình cũng muốn trao đổi thêm với các bạn một chút: Theo mình : sự hy sinh của những chiến sĩ giải phóng quân ở Thành cổ cũng như ở bất kỳ trận chiến nào trong cụộc chiến giải phóng dân tộc, hay cuộc chiến vệ quốc như ở Phía bắc, phía Tây nam..sau này...đều mãi mãi được dân tộc trân trọng và biết ơn- bất kểhọ hy sinh ở trận đánh cụ thể nào đó và thực tế có thể là thắng hoặc thua về mặt quân sự thuần túy . Bởi lẽ khi đó họ đã hành động đúng bổn phận của một chiến sĩ vệ quốc- và còn đầy đủ hơn là bổn phận, danh dự của một công dân vì nước..Thế là đủ, là đáng khâm phục và ca ngợi mãi rồi, chúng ta không có quyền không được đòi hỏi gì ở họ hơn nữa- ví như cứ đánh là phải thắng.... Thế còn chuyện trận chiến cụ thể đó có đáng có hay không - không thuộc trách nhiệm của những người lính trẻ đang ở mặt trận- hậu thế có quyền đặt câu hỏi và tìm câu trả lời để rút ra những bài học cho chiến thuật quân sự và có thể là cả bài học lịch sử hoàn thiện giáo trình quân sự hay để tránh được những cuộc chiến tương tàn.Tôi tán thành ý kien anh Thọ rằng "cái gì có thể làm được... thì hãy cứ làm và sẽ làm tiếp"..Tuy vậy, nếu làm điều gì thái quá cũng không hay đâu...! nhất là trên nước Nam mình bao cựu chiến binh sống sót trên nhiều mặt trận mà vẫn còn khổ lắm , bao LS đã nằm đó mà cha me,vợ của họ vẫn còn.chưa được quan tâm đầy đủ- mà cũng chẳng bao giờ có thể đầy đủ nổi đâu....VV và vv...
Cũng như bây giờ ta thấy đạo Phật gần giũ với đa số dân ta, với lịch sử đấu tranh cách mạng hơn thì nhiều người coi đạo Phật như là Quốc đạo rồi thấy việc cắt hàng trăm ha đất cho xây những công trình tôn giáo ở Hòa Lạc, ở Ninh Bình là bình thường thì thật là thái quá và ...Họ không nghĩ đến phản ứng tự nhiên của những phần còn lại à? Thật là đáng tiếc!
XóaLUAN K9IA
@ tranminhoanhk8mb,
Bạn đã viết về thành cổ Quảng trị như sau:
" Trong cuộc chiến xâm lược VN Mỹ- ngụy xây dựng nơi đây thành một căn cứ quân sự cực kỳ kiên cố làm chốt chặn hòng ngăn ta Nam tiến. "
Thực tế không phải vậy đâu . Xin trích tài liệu nói về TC Quảng trị : " Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là gần 2.000 m, cao 9,4 m, dưới chân dày 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ bốn cửa chính Đông Tây Nam Bắc."
Nó cũng không khác mấy các thành đã xây dưới thời Pk ở Việt nam là mấy. Khác đôi chút là trong thành có xây thêm những khu nhà làm cơ sở hành chính .
Chiến dịch 5/72 Ta đã giải phóng toàn bộ tỉnh Quảng trị , thị xã và cả thành cổ QT, đã tiến đến bờ Bắc sông Mỹ chánh, sau đó mới lui về phòng thủ tại TX . Chiến dịch tái chiếm TX quảng trị
của quân lực VNCH trong mùa hè 1972 , buộc Ta dựa vào Thành cổ Quảng trị làm nơi phòng thủ
Cả hai bên ( Bắc Việt và VNCH ) không có công trình quân sự nào được xây dựng thêm tại khu vực thành Cổ ngoại trừ đào hào và làm hầm chữ A do bộ binh thực hiện.
Còn tại sao Ta lại chọn TX Quảng trị và thành cổ làm nơi phòng thủ ( Nó không phải là nơi hiểm yếu hay đã được xây dựng thành cứ điểm quân sự kiên cố ) thì vẫn còn đang chờ các nhà LĐ quân sự và Chính trị Việt nam giải đáp đấy...
Cảm ơn Luân- k9i đã đính chính thông tin về Thành Cổ! .
Trả lờiXóa