LÊ ANH QUỐC
KHOẢNG TRỜI NGƯỜI LÍNH
Chương 1 : Khúc dạo đầu
Thế hệ chúng tôi chưa kịp lớn lên
Bom đạn Mỹ xé rách trời, nát đất
Vừa buông nách đứa em bé nhất
Trên đầu mình
Già dặn khoảng trời xanh.
Thế hệ chúng tôi - Thế hệ chiến tranh.
Hoa lau trắng những ngày tiễn biệt
Người lên đường - Đất Nước là Tiền tuyến
Người ở nhà – Tổ quốc hóa Hậu phương
Thế hệ chúng tôi ai cũng dễ thương
Thơm thảo như hoa
Ngọt ngào như trái
Tình đồng đội lòng không cỏ dại
Nghĩa đồng bào - Bầu, Bí thương nhau.
Thế hệ chúng tôi con gái cũng “mày râu”
Chẻ lạt lợp nhà, đốn cây, bổ củi
Đêm trăng lên nhoi nhói câu thầm hỏi:
- Mình đàn bà sao bóng tựa đàn ông?
Chương 1 : Khúc dạo đầu
Lưng còng nón lá mẹ yêu đất này |
Thế hệ chúng tôi chưa kịp lớn lên
Bom đạn Mỹ xé rách trời, nát đất
Vừa buông nách đứa em bé nhất
Trên đầu mình
Già dặn khoảng trời xanh.
Thế hệ chúng tôi - Thế hệ chiến tranh.
Hoa lau trắng những ngày tiễn biệt
Người lên đường - Đất Nước là Tiền tuyến
Người ở nhà – Tổ quốc hóa Hậu phương
Thế hệ chúng tôi ai cũng dễ thương
Thơm thảo như hoa
Ngọt ngào như trái
Tình đồng đội lòng không cỏ dại
Nghĩa đồng bào - Bầu, Bí thương nhau.
Thế hệ chúng tôi con gái cũng “mày râu”
Chẻ lạt lợp nhà, đốn cây, bổ củi
Đêm trăng lên nhoi nhói câu thầm hỏi:
- Mình đàn bà sao bóng tựa đàn ông?
Thế hệ chúng tôi phụ nữ muộn chồng
Nhiều đứa quá thì nên cầm lòng vậy
Đời con gái chín dần trong cây gậy
Rụng xuống đường lọc cọc tiếng đơn côi.
Thế hệ chúng tôi meo mốc bình vôi
Mùa cau lại vàng
Mùa trầu lại đỏ
Mẹ cầm chổi gom những mùa lá đổ
Đợi con về…
Run rẩy quét thời gian.
Ngôn ngữ tình yêu
thời của chúng tôi:
Một đôi chim bay trên áo gối
Một bông hồng thả hương bối rối
Một khoảng tròn quanh những chiếc khung thêu.
Thế là thương
Là nhớ
Là yêu
Là gánh vác việc nhà người ra trận
Dẫu không hóa làm thân núi Vọng
Cũng một đời chín đợi, mười trông
Đêm
Con dâu nằm chung với mẹ chồng
Tay bó gối phòng lúc mình mê ngủ
Hai cái thiếu chẳng làm nên cái đủ
Dưới mái nghèo năm tháng vắng đàn ông.
Thế hệ chúng tôi
Ra ngõ gặp Anh hùng
Đâu cũng thấy hy sinh cho Tổ quốc.
Người trước ngã
Người sau không bỏ cuộc
Trận đánh này
Phải TOÀN THẮNG ngày mai…
Ngày mai
Ngày mai
Ngày mai…
Có thể là gần
Có thể xa vời vợi
Sẽ chẳng tới nếu ta ngồi chờ đợi
Chỉ con đường duy nhất phải vượt lên!
Dù ngày mai sẽ chẳng vẹn nguyên
Những cô gái, chàng trai tuổi xuân hơ hớ
Dù ngày mai sẽ bạt ngàn nấm mộ
Những con người của thế hệ chúng tôi.
Mặc gian nan!
Mặc đạn bom rơi!
Đích phải đến là TỰ DO - ĐỘC LẬP
Là Đất Nước sạch bóng quân xâm lược
Là Bắc – Nam xum họp một nhà.
Mẹ sẽ vui
Ngày mai
Khải hoàn ca
Chúng con hát dọc đường về thăm mẹ
Ta tưng bừng
Ta thương người lặng lẽ
Bởi mất – còn
Cũng đến một ngày mai…
Có lần cả lớp mình bỏ học đi khám sức khỏe đi bộ đội. Chẳng cần danh sách họ vẫn khám. Không bị kiểm điểm cá nhân nhưng buổi học có giờ Chính trị và thầy dạy môn là Hiệu phó. Lớp mình thầy và trò đi lính chỉ còn lại khoảng 5, 6 bạn nam. Lớp thầy dạy Chính trị chủ nhiệm đi bộ đội ít nhất khối 10. Lớp tan đàn sẻ nghé mãi năm kia mới tổ chức lại. Mình học được hơn năm ở lớp này vì lớp 8 còn học nội trú nên có ý nghĩ không thân thiết lắm. Nhưng các bạn đó tổ chức họp mặt thật vui. Ngày 8/3 năm nay là lớp duy nhất khối mời các bạn nữ liên hoan nhà hàng, hoa, phong bì,đi hát. Có bữa lớp liên hoan xong đi hát cỏ rồi đi tắm suối khoáng. Gần tết năm ngoái nhân gặp mặt một bạn ở xa về ăn xong cả lũ kéo nhau đi hát tới hơn 12h đêm, có tên vợ không cho vào nhà phải đến nhà con gái ngủ...Đa số thành viên lớp mình là lính.
Trả lờiXóaMình có ý định in bản trường ca này tặng các CCB của lớp vào dịp gặp mặt tới.
Quang có một đề nghị nhỏ với Thọ là nên quay về với cái tên Thọ K8MA như trước hay hơn nhiều.
XóaBiết Quang có ý tốt và khó chịu với bút danh này. Cũng nhiều người tò mò muôn biết nguyên cớ bút danh Khờ dại. Mãi mãi các bạn sẽ không được biết. Mọi người xung quanh thường có nhận xét là mình vô tư vì mình thuộc loại nỗi đau mình chịu nấy không muốn san xẻ cho ai ngay cả người thân và bạn bè.
Trả lờiXóaMình đã nhận ra là mình khờ dại nên vui vẻ với bút danh này.
Hãy tôn trọng và đồng ý với bút danh Khờ dai cho đến ngày sinh của mình năm nay.
Sẽ trở lại là ThọK8MA tuy đã không được như trước nữa.
Hay! Rất có hồn! Một cảm xúc rất chân thật về những con người mặc áo lính vào thời điểm đó. Bạn là ai? Lê Anh Quốc? Tôi đã từng biết bạn chưa?
Trả lờiXóaQuang đang hy vọng có nhiều phát biểu về "Trường ca người Lính" bởi vì từ K14 về trước, chúng ta nếu không phải lính thì cha, anh, em, chồng hay bạn bè cũng là Lính. Và niềm tự hào của lính, tình yêu của lính, nhiệm vụ của lính cũng như Nỗi khổ của linh ai mà không biết. Lê Anh Quốc, một người lính thực sự cũng như chúng ta một người Việt Nam thực sự, chúng ta có chung tình yêu, có chung lí tưởng, đến nay chắc chắn chúng ta cũng có chung cảm nhận và suy tư, cho dù là không giống nhau.
XóaCảm ơn Tuấn Dũng K8A anh đã đọc và đã xúc động những vần thơ về cái thời vừa làm học trò vừa làm lính của anh em mình.
Xin cung cấp thêm cho các anh một số thông tin về nhà thơ Lê Anh Quốc:
Trả lờiXóaLê Anh Quốc sinh năm 1949 ở tỉnh Yên Bái, sinh viên Khoa văn ĐHTH Hà Nội,nhập ngũ tháng 8-1971, vào Sư đoàn 308A. Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, anh trở về trường cũ tiếp tục học tập rồi về quê nhà dạy học ở một trường PTTH. Lê Anh Quốc có năng khiếu làm thơ từ thuở học trò. Đi bộ đội rồi về dạy học anh vẫn tiếp tục làm thơ. Năm 2006, anh lâm bệnh hiểm nghèo do di chứng chiến tranh và từ giã cuộc đời, để lại tập bản thảo trường ca rất nổi tiếng “Khoảng trời người lính” còn dang dở.
Còn đây là cảm xúc khi đọc "Khoảng trời người lính" đã đăng trên blog Nguyễn Tiến Hải:
"Tập trường ca “ Khoảng trời người lính” của Lê Anh Quốc xuấtt bản tháng 7 năm 2000, tính đến nay đã hơn 13 năm rồi. Không huyên náo, ồn ã, tập trường ca cứ “Sống lặng lẽ mà mãnh liệt”. Không thể nhớ hết tên tuổi những người đã ngồi với tôi,đã gọi điện cho tôi đàm luận về tập trường ca này. Đông đảo nhất là các bác Cựu chiến binh. Có bác đề nghị tôi phô tô, có bác đề nghị tôi chép tay (toàn bộ hoặc một đoạn) của trường ca này. Đầu năm vừa rồi, gặp một bác CCB trong viện E. Đang đau đớn về bệnh tật vậy mà khi nói chuyện thơ, bác cười rạng rỡ hỏi ngay “Cậu có tập trường ca của Lê Anh Quốc không? Cái tập “ Khoảng trời người lính” ấy. Tớ nghe mấy ông bạn đọc vài đoạn, hay quá…”. Thương và trân trọng bác, về nhà phô tô tặng luôn. Cách đây vài ngày,một bác CCB khoe có một tập thơ phô tô những bài thơ hay. Tò mò lật giở. Trời ơi! Ngay đầu tập thơ là một đoạn trường ca “Khoảng trời người lính”. Lại phô tô, lại tặng…
Anh Lê Anh Quốc ơi! Bạo bệnh đã cướp anh đi chục năm rồi, nhưng chẳng thể cướp được tâm hồn anh, hình ảnh anh in đậm trong tập trường ca “Khoảng trời người lính”.
Mình đọc tập thơ từ bản gốc của con bạn thân- được một bạn thân của nhà thơ tặng lại. Đọc xong mình đã tới các nơi bán sách ở Hạ long đều không thấy và những người bán sách đều không biết về tập thơ này. Mình đăng ở blog CCB trường để những người lính và những người quan tâm yêu mến lính đọc, thấy một thời gian bản trường ca luôn được mọi người đón đọc nhất thế là được.
Trả lờiXóaBạn mình trích đăng lên và Quang khen nên mình in luôn ở đây để mọi người cùng đọc tri ân tác giả và cùng sống lại thời kỳ hào hùng oanh liệt của dân tộc, để mãi ghi nhớ sự hy sinh của những người con đã cống hiến tuổi thanh xuân cho nền độc lập của đất nước này.
Bây giờ được biết thêm thông tin về nhà thơ, cám ơn Chân...thật!
Chị Thọ ạ, em cũng tìm nhưng không đủ toàn bộ nội dung Bản trường ca "Khoảng trời người lính" nổi tiếng của nhà thơ chiến sỹ Lê Anh Quốc. Hy vọng chị sẽ gửi đăng trên blog đầy đủ nội dung cho bạn bè đón đọc và nhất là các CCB có cơ hội nhớ lại "khoảng trời hoa lửa" của mình, điều đó thật là ý nghĩa!
Trả lờiXóaChân...thật: Phần coment ở Ký ức người lính của Nguyễn Hữu Luân đã đăng đủ bản Trường ca Khoảng trời người lính. Em ở đây chị sẽ tặng em một quyển.
Trả lờiXóaMỗi tuần mõ Quang sẽ in dần từng chương bản trường ca.
Muốn nhận xét nhưng thấy kỹ thuật rắc rối quá nên thôi
Trả lờiXóa