Hà Nội đã có nhiều điểm vui chơi cho trẻ nhỏ không chỉ những ngày rằm do tư nhân đầu tư khá hoành tráng |
Hạnh phúc của những đứa trẻ là có quà chơi trung thu |
Trò chơi cho trẻ không chỉ trong ngày tết trung thu |
Đường phố cũng rộn ràng hẳn lên |
DƯỚI MÁI NHÀ CHUNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN NAY LÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, CHÚNG TA ĐÃ LỚN LÊN, ĐÃ THÀNH NGƯỜI. CÁC CỰU SINH VIÊN CƠ ĐIỆN MỌI THẾ HỆ HÃY PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG KEO SƠN BẠN BÈ, CÙNG NHAU ĐI LÊN VỮNG VÀNG TRONG CUỘC SỐNG
Hà Nội đã có nhiều điểm vui chơi cho trẻ nhỏ không chỉ những ngày rằm do tư nhân đầu tư khá hoành tráng |
Hạnh phúc của những đứa trẻ là có quà chơi trung thu |
Trò chơi cho trẻ không chỉ trong ngày tết trung thu |
Đường phố cũng rộn ràng hẳn lên |
Hùng ơi, ở đây có bài còm của Hùng về ngày tết Trung Thu và mình đã viết trả lời từ trưa nay cơ. Nhưng không hiểu vì sao bây giờ mở ra lại mất. Xin lỗi nhé. Để bù lại Quang lại đăng thêm câu chuyên cổ tích Trung Thu để góp vui ngày Rằm.
Trả lờiXóaNhững bức ảnh rất màu sắc của trung thu cho trẻ em.Chỉ tiếc là không phân biệt được đâu là trăng anh đâu là em mà thôi.
Trả lờiXóaMất còm ấy thì tặng pac còm khác.
Trả lờiXóaChuyện Cơ Điện
Vào đêm Trung thu năm 197... bẩy mấy ấy không nhớ.
Hùng bò và Chính béo lên đồi T ba nhất làm quận công.
Trăng sáng, nhìn rõ đường, không sợ dẫm phải mìn nên hai thằng đi vào sâu, tận đỉnh đồi, chỗ trống ngồi cho thoáng mát.
Vừa ị vừa ngắm trăng, khen trăng trung thu năm nay đẹp quá, nhìn rõ chú Cuội ngồi gốc cây đa...
Đang lúc vừa sung sướng vừa khen trăng đẹp bỗng nghe tiếng quát:
Hai thằng ngồi ị bậy còn khen trăng đẹp, trăng sáng thấy rõ chim hai thằng chúng mày rồi.
Hai thằng giật mình quay lại, hoá ra pac Tụ, K10Mc cũng đang làm quận công, và quả là trăng sáng, nên thấy rõ chim pac Tụ.
Đúng là nhìn chú Cuội không rõ bằng nhìn chim pac Tụ
Hùng đầu bạc
Chuyện cơ điện này các Em thích đấy. Nói đến CHIM là rạo rực rồi.
Trả lờiXóaComment tếu táo đấy,vui.
Trả lờiXóaBài này và Cổ tích đêm trung Thu mình thấy rõ một thông điệp:
Lứa anh em mình không có tuổi thơ,hoặc bị mất tuổi thơ trong mù mờ gian khó thời đại.
Khát khao tuổi thơ thì ai cũng có và gữi mãi trong lòng.
Nay cố gắng dành cho con,cháu vậy.
Nhìn cái ảnh thứ 7,thấy cu con say sưa làm sao,nó sướng từ ánh mắt đến cái mím môi.
Mím môi vì sướng,khác xa bố nó sướng.
Không mất đâu pac vịt ơi.
Trả lờiXóaHùng bò nhớ mãi cảnh những đêm Trung thu, ở nơi ơ tán, bọn này được đi rước đèn ông sao. Không hoành tráng như bây giờ nhưng vui lắm, mỗi đứa một cây đèn ông sao, kể cả tự tạo, có thằng cầm cả xâu hạt bưởi phơi khô để đốt, có thằng cầm cả bó đuốc cháy đùng đùng, có thằng chẳng có gì, đi tay không nhưng cũng nhẩy tưng tưng, không ghét ghét, tỵ nạnh... dẫn đầu là mấy anh chị Đoàn viên thanh niên, vừa đi vừa đánh trống, vừa hét (chứ không phải là hát) các bài hát về trung thu: tùng rinh rinh rinh rinh tùng rinh rinh..., ánh trăng tròn lướt qua nhà em...
Trung thu ngày ấy đúng nghĩa của trẻ thơ, cha mẹ ít can thiệp vào...
Còn bọn trẻ con bây giờ, đi chơi Trung thu chỉ là ngồi trên xe máy, ô tô của bố mẹ, lượn vèo vèo ra phố, vào trung tâm mua sắm... luôn luôn trong tầm mắt của bố mẹ, chơi theo sự hướng dẫn của Bố mẹ, không được tự do đi rước đèn ông sao..., không còn hồn nhiên như chúng ta ngày xưa đâu..., xét góc độ nào đó, chính trẻ bây giờ mới là thiệt thòi...
Nên bây giờ, chúng ta lại hồn nhiên như ngày xưa đi, đau đầu những việc xung quanh làm gì..., Bao giờ cho đến ngày xưa
Mình có kỉ niệm ấy,(nơi sơ tán theo Bệnh viện của bà già)đèn Ông Sao tự tạo,đèn đốt bên trong cho sáng lên là vỏ lọ Penexilin gắn gạc ở nút để đốt. Các chú cơ quan không cho rước ra ngoài nhà,chỉ trong Nhà kho HTX thôi vì sợ "Máy bay Mỹ nó nhìn thấy".Bao nhiêu trẻ con mới có được ba bốn cái đèn Ông Sao,đèn Xếp.Mỗi đứa được cầm cái đèn giơ lên dứ dứ vài cái phải chuyền cho đứa khác.Tụi trẻ con nông dân thèm lắm,chỉ biết chạy theo.Đứa nào biết hát thì được thưởng thêm vài chiếc kẹo.
XóaNhìn anh chụp đêm trung thu mới khẳng định Mr quang yêu đời. hồi xuân, hồi tưởng. Mr Tuân, Mr Hùng còn có khái niệm TRung thu. mấy thằng nghệ an hồi xưa chưa bao giờ có khái niệm đó cho tuổi thơ
Trả lờiXóa