Linh Tay nguyen22:32 Ngày 10 tháng 4 năm 2013
Ở chiến trường Tây Nguyên hầu như năm nào tôi cũng dính một trận sốt rét rất nặng . Ngoài ra cứ mỗi tháng đều bị một trận sốt thông lệ . Mà lạ lắm , sốt rất đúng kì , y hệt người phụ nữ đến tháng vậy . Thuốc phòng đâu có dư dả gì nên liều thuốc phòng ba đều để giành còn sốt thường kệ cha nó , chán rồi khỏi . Lính tráng hỏi nhau mày cắt cơn chưa ? bao giờ cắt? Tây nguyên sốt rét triền miên . Thời đó lính có câu : ăn B2 , ngủ B3 , vào ra B4 .
Mùa mưa thì viện trung đoàn hay sư đoàn đầy ứ lính sốt rét . Cứ vài ngày lại có chú ác tính . Sợ vãi linh hồn những chú lính chết vì ác tính . Mà hồi ấy hay ác tính thế kia chứ . Thầy thuốc bảo thể lực yếu quá dễ ác tính . Mình lo ngay ngáy , vì nghĩ mình gầy gò quắt queo thế này thằng ác tính nó sờ lúc nào chả được . Có điều , mình kể lại chuyện này đồng đội đừng cho là mình bậy bạ nha ! Những anh chết vì ác tính sốt rét không hiểu sao cái nòng súng ngắn cứ lại vươn ra và nhả đạn . Chịu chả hiểu được . Mấy thằng Đại Học y khoa thì gật gật gù gù ra vẻ hiểu nhưng hỏi thì chả thằng nào trả lời , chỉ nói được mỗi câu “ thoát dương “ . Mình đành im đến mãi bây giờ .
Nhưng chuyện hôm nay kể ở đây thì cái lí do chính không vì súng ống nhả đạn của mấy chú ác tính khi xưa mà vì một bài thơ , bài thơ mà tôi thuộc ở lúc nằm viện trung đoàn ở bắc đường 19 Gia lai năm 1973 .
Khi đi B , cuốn nhật kí của tôi chép ở trang cuối bài thơ : Tống Biệt hành của Thâm Tâm còn trang đầu thì lại là bài Đêm sao sáng của Nguyễn Bính .
Trong lán tôi nằm có một anh cứng tuổi làm anh nuôi ở C5 tiểu đoàn tôi tên Lan .Anh ấy người Nam Hà . Có hôm tôi hỏi anh ở nhà làm chủ nhiệm HTX rồi mới vào bộ đội à ? anh ấy nói ngay : tao làm cái việc còn hơn cả chủ nhiệm HTX nhà mày . Tôi không hiểu , lâu lâu anh ấy bảo tao dậy cấp hai . Chủ nhiệm HTX thằng nào cũng chỉ học đến cấp hai thôi . Tao là thầy của chúng nó . Tôi và mọi người phá ra cười . Một hôm thấy tôi hí húi viết nhật kí , anh ấy bảo đừng có kể chuyện chết chóc vào đó nhé , hỏng cả sách vở đi đấy . Mẹ kiếp có mấy đứa viết thư về nhà rồi viết nhật kí toàn viết chuyện ác liệt đì đòm chết chóc . Đi đánh nhau thì đương nhiên chết chóc, mà chết chóc là công việc của lính chiến có gì phải kể . Tôi nghe anh nói chéo ngoe vậy nên dừng bút không viết nữa . Anh bảo : đưa tao xem cái . Miệng nói tay kéo cuốn sổ của tôi mồm ờ ờ chữ được đấy . Anh lật trang đầu có bài Đêm sao sáng rồi lẩm bẩm bài thơ này thuộc dạng xoàng của Nguyễn Bính . Nói rồi anh đưa trả tôi cuốn sổ , mắt nhìn ra ngoài rừng mưa thum thủm nói một mình ...Trời mưa ướt áo làm gì ...
Đột nhiên anh hỏi tôi mày biết nhiều về Nguyễn Bính không ? dạ em biết ít thôi ạ
Anh bảo mày thấy bài nào hay nhất ? chịu , nhiều bài hay lắm nhớ sao xuể .
Thế mà cũng đòi học đại học . Anh nguýt dài . Tôi ngoan ngoãn ngồi nghe anh nói về thơ Nguyễn Bính . Bên ngoài trời Tây Nguyên mưa dỉ dả . Pháo địch vẫn thì thùng lúc gần lúc xa . Mấy thằng sốt rét môi thâm tái như xác đỉa chết nắng nằm im thin thít nghe người lính anh nuôi giảng thơ Nguyễn Bính .
Bây giờ tôi không nhớ là anh nói bao nhiêu lâu trong cái ngày hôm ấy , tôi chỉ biết rằng mãi cho tới về sau tôi chưa thấy ai bình bài thơ Lỡ bước sang ngang hay như anh Lan đã từng nói với tôi trong một ngày mưa chiến trường .
Anh nói như khóc : ... Mười năm gối hận bên giường
Mười năm nước mắt bữa thường thay canh
Mười năm đưa đám một mình
Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên
Mười năm lòng lạnh như tiền
Tim đi hết máu cái duyên không về ......
Anh bảo chúng mày có hiểu cái nỗi khổ của người đàn bà sống bên cái thằng người mà mình không có tình yêu nó khổ thế nào không ? Dạ chúng em chịu không biết . Anh vừa lau mắt vừa lườm chúng tôi : đúng là ...là thằng Mục .
Rồi anh tiếp : Lấy chồng rồi mà thân phận người con gái day dứt đến nỗi ;...Hồn trinh ôm chặt chân giường / đã cùng chị khóc đoạn trường thơ ngây .
Tôi hỏi anh : Sao lấy chồng rồi mà vẫn còn hồn trinh ? anh lườm tôi thì có yêu đâu mà chả vẫn trinh , mà trinh là cái hồn trinh thôi chứ cái trinh thật thì...thì ai mà biết được , rõ hãm .
Chúng tôi im lặng , chúng tôi nghe và nhớ lõm bõm hiểu lõm bõm bài thơ còn anh , anh nhìn đăm đắm ra ngoài rừng , cái người đàn ông ngoài ba mươi như anh chứa đựng nhiều uẩn khúc lắm đây . Tôi nghĩ thế . Vài ngày sau , tôi thuộc làu bài thơ dài ấy . Chiến tranh kết thúc anh về quê , chả biết có đi dậy học tiếp nữa không ? hay lại làm ông thợ cầy . Tôi cứ hình dung những buổi tối mùa đông ở vùng quê Nam Trực ấy có một ông già CCB ngồi hút thuốc lào đọc bài thơ Lỡ bước sang ngang với mấy ông bạn già cùng lính Tây nguyên một thời xa lắc . Lúc ấy , ông Lan có nhớ thằng em Luân đen này không ?
Bây giờ tôi không nhớ là anh nói bao nhiêu lâu trong cái ngày hôm ấy , tôi chỉ biết rằng mãi cho tới về sau tôi chưa thấy ai bình bài thơ Lỡ bước sang ngang hay như anh Lan đã từng nói với tôi trong một ngày mưa chiến trường .
Anh nói như khóc : ... Mười năm gối hận bên giường
Mười năm nước mắt bữa thường thay canh
Mười năm đưa đám một mình
Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên
Mười năm lòng lạnh như tiền
Tim đi hết máu cái duyên không về ......
Anh bảo chúng mày có hiểu cái nỗi khổ của người đàn bà sống bên cái thằng người mà mình không có tình yêu nó khổ thế nào không ? Dạ chúng em chịu không biết . Anh vừa lau mắt vừa lườm chúng tôi : đúng là ...là thằng Mục .
Rồi anh tiếp : Lấy chồng rồi mà thân phận người con gái day dứt đến nỗi ;...Hồn trinh ôm chặt chân giường / đã cùng chị khóc đoạn trường thơ ngây .
Tôi hỏi anh : Sao lấy chồng rồi mà vẫn còn hồn trinh ? anh lườm tôi thì có yêu đâu mà chả vẫn trinh , mà trinh là cái hồn trinh thôi chứ cái trinh thật thì...thì ai mà biết được , rõ hãm .
Chúng tôi im lặng , chúng tôi nghe và nhớ lõm bõm hiểu lõm bõm bài thơ còn anh , anh nhìn đăm đắm ra ngoài rừng , cái người đàn ông ngoài ba mươi như anh chứa đựng nhiều uẩn khúc lắm đây . Tôi nghĩ thế . Vài ngày sau , tôi thuộc làu bài thơ dài ấy . Chiến tranh kết thúc anh về quê , chả biết có đi dậy học tiếp nữa không ? hay lại làm ông thợ cầy . Tôi cứ hình dung những buổi tối mùa đông ở vùng quê Nam Trực ấy có một ông già CCB ngồi hút thuốc lào đọc bài thơ Lỡ bước sang ngang với mấy ông bạn già cùng lính Tây nguyên một thời xa lắc . Lúc ấy , ông Lan có nhớ thằng em Luân đen này không ?
Ồ anh luân viết hay quá, chuyện kể hay, người kể có duyên, chứng tỏ Bác là người sống đa tình đa cảm,đa đoan; Em "trộm nghĩ" chắc cuộc sống của Bác chẳng mấy lúc được bình yên, vìtìm được một nửa kia cũng uyên thâm,đa tài đâu phải dễ....đời dở thế đấy phải không Bác.
Trả lờiXóaMay mà mình không tìm được người đa tài đấy bạn ạ . Vui vậy thôi , mình đâu được như bạn nghĩ . Nhớ thì viết mà cũng chỉ viết lại được thôi chứ không nghĩ thêm ra được như các nhà văn đâu . Cám ơn bạn nhé .
Trả lờiXóaBài" Lỡ bước sang ngang" của Nguyễn Bính không phải ai cũng thuộc, cũng biết. Mình in cả bài còm của anh chienc3 trong Lính Tây Nguyên phần 3 mà bác Luân là chủ nhà cho mọi người xem:
Trả lờiXóaHay quá Luân ạ. Thẩm thơ phải như anh Lan ấy. Hoà hồn mình vào tứ thơ, khóc với lời thơ.
Mấy ông em Lính sinh viên cũng phải khóc và chào thua ông anh Anh nuôi - Thầy giáo bạn nhỉ
Bài thơ ấy đây:
Lỡ Bước Sang Ngang-Nguyễn Bính
"Em ơi em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa.
Cậy em, em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Hôm nay xác pháo đầy đường
Ngày mai khói pháo còn vương khắp làng
Chuyến này chị bước sang ngang
Là tan vỡ giấc mộng vàng từ nay.
Rượu hồng em uống cho say,
Vui cùng chị một vài giây cuối cùng.
(Rồi đây sóng gió ngang sông,
Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ)
Miếu thiêng vụng kén người thờ,
Nhà hương khói lạnh, chị nhờ cậy em.
Đêm nay là trắng ba đêm,
Chị thương chị, kiếp con chim lìa đàn.
Một vai gánh vác giang san...
Một vai nữa gánh muôn vàn nhớ thương.
Mắt quầng, tóc rối tơ vương
Em còn cho chị lược gương làm gì!
Một lần này bước ra đi
Là không hẹn một lần về nữa đâu,
Cách mấy mươi con sông sâu,
Và trăm nghìn vạn nhịp cầu chênh vênh
Cũng là thôi... cũng là đành...
Sang ngang lỡ buớc riêng mình chị sao?
Tuổi son nhạt thắm phai đào,
Đầy thuyền hận có biết bao nhiêu người!
Em đừng khóc nữa, em ơi!
Dẫu sao thì sự đã rồi nghe em!
Một đi bảy nổi ba chìm,
Trăm cay nghìn đắng, con tim héo dần
Dù em thương chị mười phần,
Cũng không ngăn nổi một lần chị đi."
Chị tôi nước mắt đầm đìa,
Chào hai họ để đi về nhà ai...
Mẹ trông theo, mẹ thở dài,
Dây pháo đỏ bỗng vang trời nổ ran.
Tôi ra đứng ở đầu làng
Ngùi trông theo chị khuất ngàn dâu thưa.
II
Giời mưa ướt áo làm gì?
Năm mười bẩy tuổi chị đi lấy chồng.
Người ta: pháo đỏ rượu hồng
Mà trên hồn chị: một vòng hoa tang.
Lần đầu chị bước sang ngang,
Tuổi son sông nước đò giang chưa tường.
Ở nhà em nhớ mẹ thương
Ba gian trống, một mảnh vườn xác xơ.
Mẹ ngồi bên cửi se tơ
Thời thường nhắc: "Chị mày giờ ra sao?"
"...Chị bây giờ"... nói thế nào?
Bướm tiên khi đã lạc vào vườn hoang.
Chị từ lỡ bước sang ngang
Trời dông bão, giữa tràng giang, lật thuyền.
Xuôi dòng nước chảy liên miên,
Đưa thân thế chị tới miền đau thương,
Mười năm gối hận bên giường,
Mười năm nước mắt bữa thường thay canh.
Mười năm đưa đám một mình,
Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên.
Mười năm lòng lạnh như tiền,
Tim đi hết máu, cái duyên không về.
"Nhưng em ơi một đêm hè,
Hoa soan nở, xác con ve hoàn hồn.
Dừng chân bên bến sông buồn,
Nhà nghệ sĩ tưởng đò còn chuyến sang.
Đoái thương, duyên chị lỡ làng.
Đoái thương phận chị dở dang những ngàỵ
Rồi ... rồi ... chị nói sao đây!
Em ơi, nói nhỏ câu này với em...
...Thế rồi máu trở về tim
Duyên làm lành chị duyên tìm về môi.
Chị nay lòng ấm lại rồi,
Mối tình chết, đã có người hồi sinh.
Chị từ dan díu với tình,
Đời tươi như buổi bình minh nạm vàng."
Tim ai khắc một chữ "nàng"
Mà tim chị một chữ "chàng" khắc theo.
Nhưng yêu chỉ để mà yêu,
Chị còn dám ước một điều gì hơn.
Một lần hai lỡ keo sơn,
Mong gì gắn lại phím đàn ngang cung.
Rồi đêm kia, lệ ròng ròng
Tiễn đưa người ấy sang sông chị về.
Tháng ngày qua cửa buồng the,
Chị ngồi nhặt cánh hoa lê cuối mùa.
III
Úp mặt vào hai bàn tay,
Chị tôi khóc suốt một ngày một đêm .
"Đã đành máu trở về tim,
Nhưng không ngăn nổi cánh chim giang hồ.
Người đi xây dựng cơ đồ...
Chị về trồng cỏ nấm mồ thanh xuân.
Người đi khoác áo phong trần,
Chị về may áo liệm dần nhớ thương.
Hồn trinh ôm chặt chân giường,
Đã cùng chị khóc đoạn trường thơ ngây.
Năm xưa đêm ấy giường này,
Nghiến răng... nhắm mắt... chau mày ... cực chưa!
Thế là tàn một giấc mơ,
Thế là cả một bài thơ não nùng!
Tuổi son má đỏ môi hồng,
Bước chân về đến nhà chồng là thôi!
Đêm qua mưa gió đầy giời,
Trong hồn chị, có một người đi qua ...
Em về thương lấy mẹ già,
Đừng mong ngóng chị nữa mà uổng công.
Chị giờ sống cũng như không
Coi như chị đã sang sông đắm đò."