Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

TẢN MẠN NGÀY 30 THÁNG 4


Thọ K8MA

Hai lớp K8 cứ phải học ghép, sau đó các anh bộ đội K4 về mới tách ra như cũ. Lớp hồi đó thật đông. Bây giờ mình thấy lạ, có đến gần nửa là bộ đội nhưng lứa học sinh phổ thông không thấy các anh kể chuyện chiến trường bao giờ, hầu như không có lấy một buổi để mình được nghe trực tiếp mà không phải qua báo, loa đài. Hay mọi người vẫn nghe mà mình thì không? Những người lính đã không muốn kể những năm tháng gian khổ ác liệt giữa sự sống và cái chết, muốn quên đi để tập trung vào học.
Những bạn trẻ không tò mò và cũng không quan tâm đến điều ấy. Bây giờ khi thời gian rỗi rãi mình lang thang trang mạng đọc những điều chính các CCB-CSV trường mình viết ngỡ như vừa xảy ra. Thời sự mà để gần 40 năm sau mới biết… Có cái gì đã không đúng thời ấy?
Chắc mọi người cười nhưng mình thật sự đang nghĩ về điều đó. Lịch sử trường phải đâu chỉ là các công trình mang dấu ấn tên tuổi của một hay nhiều cá nhân, còn những con người ra đi từ mái trường này tham gia vào cuộc kháng chiến đã mãi mãi không trở về. Trên bia mộ ngoài tên tuổi quê quán chắc cũng đã ghi “ Nguyên SV ĐHCĐ …”.
Tên tuổi của các anh không lẽ không phải là một trang sử của trường mình?

5 nhận xét:

  1. Đã lâu rồi, Hội CCB Cơ Điện HN cùng hội Cơ Điện HN đã đưa ra sáng kiến dựng đài tưởng niệm các Liệt sĩ giáo viên, sinh viên Cơ Điện trong khuôn viên nhà trường và đã đề xuất với lãnh đạo nhà trường. Về Cơ bản các bên đã đồng ý. Song do có những vấn đề cụ thể của nhà trường nên công việc đã chưa được xúc tiến. Hy vọng trong tương lai gần sẽ làm được.

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn ý kiến chân thực của một nữ sinh viên Cơ Điện thuở nào.Đúng vậy vì tự người lính không bao giờ kể công vì họ sống trở về học tập là hạnh phúc lắm rồi công đó là của người đã hy sinh không về cơ.Nên ngày xưa có ai kể gì đâu.
    Ngày nay đã xế chiều rồi thì niềm thương,nỗi nhớ đến người đã không trở về ấy càng nhân lên theo thời gian.Trên mạng hiện nay chính là nơi để bày tỏ dễ nhất và được mọi người hoan nghênh nhất.Càng nói ra được nhiều thì càng nhẹ lòng người lính già mà thôi.

    Trả lờiXóa
  3. Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
    Có tuổi hai mươi thành sóng nước
    Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm

    Trân trọng công lao những SV ĐHCD đã nằm xuống, những SV ĐHCD may mắn trở về với chúng tôi. các Anh luôn trong trái tim chúng tôi

    Trả lờiXóa
  4. Xin được đáp lại bài thơ "Thạch Hãn" trên

    Các anh ra đi từ mọi miền đất nước
    Để đến đây năm xuống một nơi này
    Sóng Thạch hãn vẫn vỗ đêm ngày
    Như cánh tay các anh với tìm vai mẹ
    Các anh ơi các anh bình tâm nhé
    Các anh mãi là con yêu quý của mẹ Việt Nam

    Trả lờiXóa
  5. PHẠM VĂN HÒA K8MAlúc 19:03 4 tháng 5, 2013

    Em cho rằng đây là chủ đề mà các anh từng là CCB phải lên tiếng, hoặc nêu chủ đề để đàn Em HẬU ỦNG.
    lỊCH SỬ TRƯỜNG ĐHCĐ CHỌN CÁC ANH LÀM ĐIỂM TỰA.
    Anh Quỳ, anh Cường, anh Khôi lạng sơn, anh Ngọc, Ah Đạo thanh Húa, Ah Năm, Hỡi tất cả các anh đâu... cùng các anh cho tụi em gửi lời chúc sức khỏe tới chị và các cháu.

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài hình ảnh, video, bài hát vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]