Quang - K8MA
Sau năm kỳ đăng “VỀ CHUYỆN CỦA K8MA”, Quang
đã nhận được một số ý kiến phản hồi, khi thì bằng “nhận xét” trong Blog, khi
thì bằng điện thoại và cả trực tiếp lúc bạn bè bia bọt nữa. Trong đó có cả
khen, chê. Qua ý kiến bạn bè, các bài viết sẽ được tiếp tục nhiều kỳ và có
những rút kinh nghiệm, ví dụ, có những chuyện tế nhị, nhân vật sẽ không được
nêu tên chẳng hạn.
Nhân tiện cũng phải nói thẳng với người dấu tên, góp ý châm chọc, thiếu
văn hóa rằng: Những nhận xét ấy sẽ bị xóa và bị coi là vô liêm sỉ.
(Kỳ 6)
Quang, Ngạn, nguyệt, Bàng (K9) và Hoàn năm 2000 |
Năm
học đầu tiên bao giờ cũng gồm các môn cơ bản, toán, lý, hóa, ngoại ngữ và chính
trị…
Không biết các khóa thế nào, K8 chúng tôi
học ngoại ngữ là tiếng Nga chuyên nghành. Vì thế từ ngữ và các bài text đều nói
về công nghiệp và thiết bị công nghiệp.
Thời gian đầu là thày Quảng dạy, nhưng sau
lại thay bằng cô Tú. Ngày ấy, các trường cấp 3 hầu như đã có dạy ngoại ngữ và
chúng tôi, đứa thì được học Nga văn, đứa thì học Trung văn. Nhưng nói chung đều
Amatơ cả. Vì thế học ngoại ngữ có nhiếu khó khăn, vất vả lắm. Ấy thế mà giờ học
Nga văn của cô Tú bao giờ cũng vui và hấp dẫn.
Cô Tú trẻ, tốt nghiệp Đại học là về ngay
trường mình dạy. Cô cao, to, nếu so với phụ nữ cô thuộc diện quá khổ. Nhưng cô
có khuôn mặt phúc hậu, đi đứng, ăn nói nhẹ nhàng, thường chỉ cười mỉm, cười
duyên và đối với sinh viên cô khá dễ tính. Bài học của cô bao giờ cũng sôi nổi.
Cô hay gọi đọc bài và đối thoại bằng tiếng Nga, nhưng ít khi cô trách mắng sinh
viên, nếu chẳng may bạn nói sai, cô chỉ cười mỉm. Tôi còn nhớ một lần cô gọi một anh lớn tuổi lên đọc từ mới, với cái lí
nhí, è è, anh đọc chữ “эmо” (đây là)
thành chữ “ẻ mo” , hay chữ “шарнир” (Cái bản lề) thành chữ “xập xí rờ”
cả lớp lăn ra cười, lần đầu tiên cô Tú cười thành tiếng, chảy cả nước mắt
Khi cô lên lớp giảng bài, cô hay đứng sát
bàn sinh viên, thậm chí cô còn tỳ hẳn người vào mép bàn nữa. Mỗi lần như thế,
hai cái vế đùi to lớn của cô lại nổi hằn lên, ăn sâu vào mép bàn, thật khổ cho
cậu sinh viên nào phải đối mặt với cái “picture” đó. Nhưng nhất quỷ nhì ma thứ
ba học trò. Một lần trước khi vào giờ học, bọn nó lấy phấn gi sẵn vào mép bàn.
Thế là cô Tú sập bẫy, như hàng ngày, cô lại tỳ vào mép bàn, một vạt phấn trắng
xóa hằn phía ngoài quần của cô, rất gần khu vực cấm kỵ. Lúc đó cô không biết,
còn chúng tôi nhìn thấy mà không dám ho
he vì biết mình đi quá giới hạn mất rồi.
Hoan hô A Quang đã giành nhiều thời gian và tâm huyết cho Blog của K8 cũng như Blog Cơ điện nói chung... Thực ra ai cũng bận cả, nhưng chỉ người có tâm huyết thì mới giành thời gian và công sức để lo"việc làng" như Anh Quang, Anh Thọ Anh Dũng,...Chúng ta nên trân trọng sự đóng góp của các anh.
Trả lờiXóaBây giờ chúng ta đã bước vào tuổi xế chiều rồi, việc ôn lại những kỉ niệm thời trai trẻ sẽ giúp chúng ta như trẻ lại và tình thân đồng môn, đồng trường, đồng ngũ ngày càng thắm thiết.Tôi biết một số người tuy không viết bài nhưng thường xuyên ghé thăm Blog để tìm những kỉ niêm, còn một số thì chưa hiểu hết y nghĩa của chương trình thì cho rằng " các cụ già rỗi hơi, và có những nhận xét không được xây dựng cho lắm", theo tôi thì đó chỉ là những hiểu lầm nho nhỏ mà thôi.
Chúng ta mỗi người có một số phận, một tính cách và hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng chúng ta có một điểm chung: Là SV của trường" Đại học Cơ Điện "
Tôi xin nhắc lại là SV Trường" Đại học Cơ Điện "
Vì đó là giai đoạn chiến tranh, gian khổ.Trong kiến thức của mỗi chúng ta để làm hành trang bước vào đời kiếm sống có cả máu và nước mắt của bao người khác: Là các thầy, các bạn SV đã vào quân ngũ, là các anh, các chị vừa sản xuất, vừa chiến đấu,và chúng ta trong gian khổ vẫn hoàn thành nhiệm vụ hoc tập.....Chính vì vậy chúng ta cần trân trọng những kỉ niệm xưa.
Rất mong các bạn bớt chú thời gian vào Blog ĐH Cơ Điện ôn lại những kỉ niệm xưa, chia xẻ những niềm vui, nỗi buồn hiện tại cùng bạn bè nhé.
Đề nghị BBT dọn rác, không nên dùng lời lẽ trên với bạn bè. Nếu có khúc mắc hoặc mâu thuẫn riêng nên giải quyết ngoài blog. Việc góp ý bài viết bạn Quang cũng nên xem về từ ngữ đối với những người đã có tuổi để tránh hiểu sai.
Trả lờiXóaChiến tranh chấm dứt hai bên còn có thể bắt tay nhau cũng như mình nghe kể lại khi Hiệp Định Pa ri được ký kết, cả bộ đội mình và quân VNCH nhảy khỏi chiến hào ôm chầm lấy nhau hò reo ...
Rất mong các bạn sớm giải quyết và cho qua đi nếu sự việc đã vào quá khứ, xin hãy tôn trọng tiêu chí ban đầu Blog K8 đã đưa ra.
Bạn Oánh làm thơ hay vậy sao bây giờ mới tham gia? Bạn hãy đăng nhiều bài nữa để các ông già bà lão K8 thưởng thức nhé!