Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

CHUYỆN VỀ K8MA - KỲ 7

(Kỳ 7 - THI TIẾNG NGA) - Quang K8MA


    Một chuyện vui nữa cũng về việc học cái môn tiếng Nga. Đó là chuyện của anh Tuất. Anh là cán bộ đi học, đã lớn tuổi, có gia đình rồi. Tôi không nhớ nhà anh ở đâu, hình như cũng bên Gang thép. Anh bị tai nạn lao động hay sao mà lại đi tập tễnh, anh không được khỏe lắm. Anh cũng rất hòa đồng với bọn trẻ chúng tôi. Và vì thế chúng tôi thấy anh gần gũi và luôn sẵn sàng giúp đỡ anh, nhất là trong việc học hành. Nghe nói anh mất rồi. Thôi xin phép hương hồn anh để kể lại một chuyện vui về anh. Hy vọng dưới suối vàng anh cũng phải bật cười.
Trần N. Hà, Phạm M. Đạo, Chu Thịnh, Ph. Quang và Hải (què) năm 2000

K8MA thi tiếng Nga. Không như bây giờ, hồi đó các trường Đại học toàn thi vấn đáp. Cứ một thày một trò, hỏi, hỏi, nói, nói thày thấy được là cho đỗ luôn, và vì thế nên cũng ítcái trò xin điểm xì xèo như bây giờ.
    Khi đến lượt anh Tuất vào thi, bọn trẻ chúng tôi đã túc trực bên ngoài, đợi anh ném đề ra để làm giúp anh rồi lại ném vào. Mọi việc suôn sẻ. Anh lên trả bài. Dáng đi tập tễnh nhưng nét mặt lại rất tự tin. Không tự tin sao được, bài làm do các tay cự phách nhất nhì lớp làm giúp, chắc chắn phải đúng rồi. Mà tiếng Nga chứ có phải Toán đâu, cứ cầm bài đọc một nèo thế là xong. Và anh đọc, đọc rõ to cái bài dịch, tôi không nhớ toàn bộ nội dung nhưng đại thể thế này “Trong quá trình tính toán thiết kế máy, người ta phải căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật…” Còn anh anh đọc thế này “Trong quá trình thiết kế máy lam đa, ta phải đặt ra các thông số kỹ thuật…” Khi Cô hỏi "lam đa" là gì, anh ngắc ngứ rồi nói lí nhí, "lam đa" là thông số kỹ thuật của máy. Cô hỏi lại: Thế anh đọc như vậy anh có hiểu gì không ? Anh không trả lời. Cô lại bảo anh đưa bài viết cho cô xem, rồi cô bật cười to, cô nói chữ này là chữ “người” viết theo kiểu chữ hán (chữ nhân) chứ không phải là “Lam đa”. Khổ quá, người ta đã dịch hộ, chỉ việc đọc lại mà cũng không xong. Nhưng thôi tiếng Nga tôi cho anh đạt, để thời gian cho anh học thêm tiếng Hán. Về học thêm tiếng hán đi nhé.
    Thế đấy thi cử thời loạn cũng có nhiều cái hay đáo để.

7 nhận xét:

  1. Chà! Về quê mà cũng vẫn có bài xuất bản phục vụ cho blog kia đây. Xin bái phục tinh thần phục vụ.
    Chuyện từ học tiếng Nga phải sang học tiếng Hán rất di dỏm, bây giờ đọc lại vẫn cười ra tiếng Mán!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một chuyện vui nữa cũng về việc học cái môn tiếng Nga. Đó là chuyện của anh Tâm. Anh là cán bộ đi học, đã lớn tuổi, quê của anh ở Nghệ An và Anh biên chế ở Tổ 2 lớp K8MA.Hồi đó lớp mình cô Tú giảng dậy, Cô là người con gái Thành Nam, Đường Cổng Hậu, gián vóc to béo nhưng rất duyên và trắng, Cô có điệu cười tủm hiện lên khuôn mặt hai má lũm đồng tiền, vì cô trẻ nên các Anh ở K4 đi bộ đội về cùng học với K8 rất hay trêu ( Điển hình là Anh Cớ người Hả Phòng). Một hôm kiểm tra bài sinh viên phải thực hiện đọc và dịch từ khóa từ nga ra việt, Anh Tâm là người được kiểm tra, yêu cầu của Cô rất nhiều từ nhưng Tôi nhớ nhất là Anh Tâm phải đọc và dịch từ sau:Перпендикулярный ( Tiếng Việt là Đường vuông góc) và đọc phiên âm tiếng nga là Pe rờ pen di ku li a r nưu)thì Anh Tâm phiên âm như sau đọc như sau:Đè Đè Đè pẹn dí ku ri a rờ nưu, khi đọc dứt lời cả lớp cười phá lên và lúc đó Cô Tú mặt hồng ửng, nhưng Cô chỉ vài giây sau Cô lấy lại được thế cân bằng và Cô nói:Từ này Anh phiên âm tiếng Việt thì Tôi và bạn của anh đã biết Anh đang làm công việc gì rồi và từ nay Anh đừng có phiên âm giống người Nga nữa Tôi và các bạn của Anh cũng khó hiểu lắm và chẳng hiểu đâu.( Tin trên Tôi nhầm tên đính chính đúng là Tâm)
      Còn chuyện thi cử ở trên là Anh Cớ Hải Phòng thì đúng hơn.

      Xóa
    2. Không biết "Nặc Danh" là ai, nhưng khi đọc bài viết mình đã đoan đoán ra tác giả, vì văn là người và người là văn mà - Nhân Văn, giai phẩm -Vì vậy mình có hai đề xuất với Tác giả thế này:
      - Hãy viết với cái tên thật, hoặc với bút danh của mình sau khi đã giới thiệu về mình với BBT.
      - BBT sẽ tổng hợp lại và đăng bài của bạn thành bài viết chính.
      Thế nhé!

      Xóa
  2. Trả lời
    1. Mình chưa tin đó là H.V.V67, vì đó là một cái tên "khó tin". Nhưng thôi cứ cho là như vậy. Mình muốn thỏa thuận thế này.
      Hiện tại, chuyện về K8Ma đã được 7 kỳ, và mình đã chuẩn bị tiếp nữa rồi. Nếu H.V.V67 hợp tác thì mỗi đứa sẽ viết một kỳ về bất cứ cái gì của K8MA, tất nhiên chuyện vui là chính. Nếu đồng ý hãy trả lời và mình sẽ nói tiếp cách gửi bài như thế nào để khi đăng lên trang chủ vẫn là mới toanh. Chờ bạn trả lời!

      Xóa
  3. Trần Văn Thái K8MAlúc 23:23 8 tháng 4, 2013

    Kỳ thi tiếng Nga kỳ một của K8 diễn ra cách đây 40 năm (Đầu năm 1973) nên sự chính xác về sự việc chúng ta nhớ lại sẽ không cao. Học sinh trả lời là Anh Dương Đình Tuất (Quê ở Phú bình - Thái nguyên, Anh bị hắc lào chữa bằng thuốc trừ sâu nên bị thọt), Cô giáo hỏi thi là Cô Phi (Hiện nay cô sống ở Thành phố Hồ Chí Minh). Tôi không nhớ hết nội dung của bài dịch, nhưng đoạn anh Tuất viết vào bài thi của mình: ... lam đa ta.... Cô Phi hỏi Lam đa ta là gì? Anh Tuất đáp: thưa cô là một từ chuyên môn kỹ thuật ạ, và hình như Anh Tuất đạt điểm trung bình.
    Bạn H.V.V67 ạ, các anh K4 tại thời điểm K8 vào trường các anh ấy đang ở chiến trường. Sau tháng 5/1975 các anh mới về học cùng. Anh Nguyễn Thành Tâm người Nghệ An là dự bị K7, Anh Lê Văn Cớ người Hải phòng, hai Anh cùng là bộ đội trước khi về học K8 nhưng không phải K4.
    Từ Перпендикулярный: là tính từ "thuộc về vuông góc" còn đường vuông góc phải thêm từ đường "li nhia" phía sau và đổi đuôi ưi thành ia (Giống cái)
    Tôi cũng như các bạn thôi, lâu quá rồi nên không thể nhớ chính xác được. Ta cứ mạnh dạn viết, nếu ai nhớ chính xác hơn thì góp ý thêm.
    Trong một bài viết với bút danh K8A có nói về bầu cử BCHCD 3 lần không ai có số phiếu quá bán thì chắc là chưa chính xác. Thời K8 ý thức của số đông đoàn viên không đến nỗi nào (Chỉ nhiều người lười học bài thôi), nên chỉ xẩy ra tình huống bầu 3 lần vẫn chưa đủ 5 người vào BCH thì đúng hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực ra, những chuyện về K8MA mình viết ra hiện tại không mang tính hồi ký hay sử ký gì cả, mà chủ yếu nhớ lại cho vui. Hơn nữa, có chỗ nào chưa chính xác các bạn còm thêm, mình sẽ sửa trong bản lưu. Hy vọng đến lúc nào đó có thể viết lại thành hồi ký được.
      Cái từ Перпендикулярный, tiếng anh viết như thế này : Perpendiculary, tính từ và danh từ đều là vuông góc (thuộc về vuông góc và sự vuông góc).
      Mình vẫn nhớ cái anh Thái Hòa Nghệ Tĩnh, anh ấy đọc lái đi là "đè lên bẹn dí cu lia dờ nưi" - Đấy là chuyện vui thôi nhé.

      Xóa

Dùng những mã code này để cài hình ảnh, video, bài hát vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]