Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

SAU MỘT THẾ KỶ TRONG ĐÓ CÓ GẦN 60 NĂM XHCN VIỆT NAM RA SAO?

"Xã hội Việt Nam sau một thế kỷ, sự lố lăng vẫn còn nguyên?"

(Dân trí)- Tái hiện lại trên phim xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 với tất cả sự học đòi, trưởng giả, những lố lăng, vong quốc… đạo diễn- NSƯT Phạm Nhuệ Giang chia sẻ, “Thế mới biết nhà văn Vũ Trọng Phụng thật tài. Xã hội ông miêu tả thời ấy như vẫn còn nguyên…”.

Đạo diễn NSƯT Phạm Nhuệ Giang và chồng là NSND Nguyễn Thanh Vân vừa hoàn thành dự án phim Trò đời, bộ phim được viết kịch bản dựa trên 3 tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Vũ Trọng Phụng là Số đỏ, Kỹ nghệ lấy Tây và Cơm thầy cơm cô. NSƯT Nhuệ Giang cho biết, nữ đạo diễn đã làm bộ phim này với tất cả sự yêu kính, trân trọng dành cho cố nhà văn Vũ Trọng Phụng và các tác phẩm của ông.
Đọc kỹ những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, NSƯT Nhuệ Giang tâm đắc nhất là sự bi hài của xã hội thời ấy đã được khắc họa sinh động trong từng nhân vật, từng số phận. Và càng đọc, nữ đạo diễn càng thấy “thấm” khi những vấn đề xã hội Vũ Trọng Phụng viết từ đầu thế kỷ 20 vẫn mới cho đến tận bây giờ. Sau một thế kỷ, những bi hài giữa hai xã hội (xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 và xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 21) vẫn có những sự giống nhau kỳ lạ.

8 nhận xét:

  1. Nhưng phim của Việt Nam Công tác tuyển diễn viên không được kỹ càng nên diễn viên không thể hiện được hết tâm trạng của nhân vật nên rất là chán khi chuyển thể những tác phẩm lên phim nhựa hay phim truyền hình.
    Anh Quang hướng dẫn em cách đưa ảnh và viết lời ghi chú lên blog với, em không biết.
    Em đã có còm cảm ơn Anh "Sinh điệu đà " ở trên mục ảnh nữ K10

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Để đưa ảnh vào bài còm làm theo hướng dẫn phía dưới, cụ thể như thế này:
      - Chọn ảnh và bấm chuột phải vào ảnh, chọn "sao chép URL"
      - Viết bài còm cho đến khi muốn đưa ảnh (hoặc chèn ảnh trước viết sau cũng được, nếu thế nên enter vài dòng trống rồi chèn ảnh.)
      - Đánh công thức[img]URL[/img] và enter là xong trong đó URL là dán cái "sao chép URL" vừa cóp lúc nãy. Còn chú thích thì bấm chuột phải vào ảnh đã còm chọn "thêm chú thích", nếu không được thì viết thành dòng riêng như văn bản thường.
      Nếu Sơn muốn lấy ảnh nhà A6, có 2 cách, lấy thẳng từ Blog: bấm chuột phải chọn "Lưu hình ảnh thành" dán vào Destop. hoặc gửi theo mail.

      Xóa
    2. anh Quang ơi, ảnh là ở trên máy tíhh của mình hay trên trang chia sẻ picture vì bấm chuôt phai vào nó ko thay hiện ra lênh sao chep url, kể cả trong tool xem ảhh và explore?

      Xóa
    3. URL chỉ có với những ảnh lấy từ trên mạng, nên nếu đưa ảnh do mình chụp hay ảnh nói chung phải đưa vào mạng đã, ví dụ đưa nó vào email chẳng hạn.

      Xóa
  2. Văn học , phim .. có những chuyện , những phim sau thế kỉ xem vẫn thích , vẫn mới . Thế tác giả , đạo diễn mới giỏi .Em Sơn quý mến , ngày về trường hôm xưa , anh có ghi được tấm hình của em , bây giờ nhìn lại thấy rất hay.Gửi tới hội K10 của em những lời tốt đẹp nhất .

    Trả lờiXóa
  3. "...sự học đòi, trưởng giả, những lố lăng, vong quốc…" không phải XHCN mà chế độ nào cũng còn chỉ khác về cung bậc. Đừng gán mang tính chính trị như vậy.Phim hay thời nào cũng có nhưng có bền lâu không mới là giá trị đích thực.
    Công nghệ làm phim của Mỹ có phim kịch bản do một nhóm làm, người đề xuất ý tưởng rồi nhóm xây dựng nội dung, phim hoàn thành đem chiếu tại rạp mà khán giả được thuê gồm các thành phần xã hội khác nhau. Họ ghi hình khán giả, đoạn phim nào khán giả ngủ gật, đi VS ...sẽ được xem xét dựng lại. Chưa nói đến các chuyên gia về chuyên môn các lĩnh vực. Xem lễ trao giải những phát biểu của họ tự nhiên không gò cứng, khuôn sáo...
    Có phim xem không chán như "Huyền thoại mùa thu" và các phim tâm lý, hành động, cao bồi, viễn tưởng...nhạc phim hay, tính nghĩa hiệp, tình bạn, tình yêu ...và cả hài hước thật sự là giải trí và có ý nghĩa với đời sống tình cảm con người.
    Chỉ một đám cháy nhưng ở đó từ nạn nhân tới những người ứng cứu là cả một xã hội, thật giỏi khi khắc họa tính cách nhân vật mà cuộc sống của VN không thiếu. Lịch sử dựng và giữ nước là một kho tiềm tàng nhưng văn học nghệ thuật đã không có tác phẩm tương xứng.

    Trả lờiXóa
  4. Các anh K4 nói : Một cô nàng nghiền sách quên cả ăn , quên cả tình yêu . Ai có thể tán được người con gái này đây . Nhiều cánh tay giơ cao . . nhưng rồi lại rút hết . Có một người dũng cảm , không giơ tay nhưng lặng lẽ tiến tới , giờ đây , mãi tới tận bây giờ , hôm qua tôi được biết đó là chàng T , quê ở TP HD , yêu nàng say sưa , nói chuyện , đi chơi , đến nhà . Đôi TÌNH CƠ ĐIỆN không thành . . .

    Trả lờiXóa
  5. Bạn cùng lớp đến nhà lần duy nhất và chỉ năm sau mình thành bà nội. Không có chút gì để là đôi tình Cơ Điện.
    Mình có thời là mọt sách và khi mắt kém đã tuyệt giao văn hóa đọc.
    Hồi nhỏ cứ tờ có chữ là mình xem, báo hiếm nên từ bài xã luận trang nhất đến các mục nhỏ trang 4 báo ND là xem hết. Truyện hiểu và không hiểu đều xem và khi đã lớn xem JênErơ của SáclốtBrônti mới biết là đã xem hồi lớp 2 nhưng tập đầu nhớ mỗi tình tiết cô gái khi còn nhỏ ở với cậu mợ hay bị phạt giam trong buồng đỏ và tập sau là người đàn bà điên nhảy từ trên lầu xuống lúc hỏa hoạn. Mình ấn tượng khá lâu với chuyện buồn và ghét chuyện kể về sự khổ vì ớn cảm giác nặng nề.
    Vào năm thứ 2 đợi tầu ở ga Gia lâm, có một tên cao lớn tự giới thiệu dân Bách khoa đi thăm chị gái và hắn thao thao bất tuyệt về những truyện đã đọc, hắn chuyển đề tài liên tục từ tiểu thuyết văn học tới trinh thám...chỉ lúc mình nói với hắn nhân vật chính trong "Vượt qua lưới thép" có mặt ở "Hầm bí mật trên bờ sông En bơ" hắn mới ngừng. Hắn ngạc nhiên rồi nói chưa gặp ai đọc như mình, hắn xin địa chỉ, mình nhìn hắn như từ trên trời rơi xuống, như chưa hề có cuộc nói chuyện...hắn tần ngần rồi lên tầu sau khi nằn nì mà không được. Mình biết hắn là dân nghiền đọc, thích được chia sẻ về những gì đã xem và không có ý kia, chỉ là mình ngại lỡ hắn lò dò đến trường mình không biết nói sao.
    Chắc hắn cũng như mình không quên lần gặp đó.
    Không biết bây giờ hắn còn đọc nữa không, cũng có thể hắn đã đi lính vì những năm tháng đó còn chiến tranh, có thể hắn đã ở lại nơi nào đó trẻ mãi không già và có thể…còn mình đã xa truyện từ lâu lắm rồi, có viết lại cũng chỉ là mang máng khi chợt nghĩ đến.

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài hình ảnh, video, bài hát vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]