Đã sắp đến ngày TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22/12. Dịp này năm ngoái, các Blog Cơ Điện nhộn nhịp những bài viết về người lính, về tinh thần và khí thế hào hùng của những anh bộ đội Cụ Hồ và về các anh sinh viên Cơ Điện mặc áo lính. Trong cái hào hùng đó có cả sự tiếc nuối và cả chút dỗi hờn thời cuộc đã phần nào quên đi cái hiển vinh chiến công của các anh Lính trong cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược. Âu cũng là thời thế, Ấy thế mà năm nay, cũng những ngày này, im lặng, im lặng đến ngạc nhiên. Vì sao vậy?...
Riêng tôi, tôi hiểu lắm cái lý lẽ đơn giản mà từ xưa các cụ nhà mình đã nói rồi, "Con sâu bỏ rầu nồi canh". Ai cũng nhìn thấy, nhưng phần lớn đều chỉ muốn bỏ qua. Một thế hệ lớn lên trong sự kiêu hãnh của các cuộc chiến tranh chống Đế Quốc lớn, lớn lên trong những chiến thắng hào hùng vang dội năm châu. ấy thế mà bây giờ lại chỉ muốn cho qua, chỉ muốn im lặng ...
Nói thế thôi vẫn có những khí phách lớn, họ xứng đáng được ngợi ca, họ sống ngay bên cạnh chúng ta, họ cũng chính là những người bạn thân thiết hàng ngày của chúng ta. Gần gụi lắm.
Tuy nhiên tôi vẫn muốn nhắc lại câu nói "CON SÂU BỎ RẦU NỒI CANH", hậu quả của nó đã được dự báo lâu rồi
Mời các bạn xem thêm bài viết bên trang Blog K6 của anh Nguyễn Trọng Luân. Anh Luân ơi, những câu nói trên tôi muốn dành cả cho anh.
Thăm thành lũy nơi biên ải
Lời BBT: Chúng tôi vừa nghe trên VTV có Lại Văn Sâm đang kể về làm chương trình kỉ niệm 70 năm QĐND sẽ phát trtực tiếp trên các sóng truyền hình cả nước. Chương trình rất hoành tráng và tốn kém. Nhưng nghe Sâm nói "từ sau năm 1975 QĐ ta bước vào thời kì xây dựng HÒA BÌNH và bảo vệ Tổ quốc" và không có một phần chương trình nào nói về 2 cuộc chiến tranh mà hàng vạn, hàng chục vạn quân nhân chúng ta đã thành liệt sĩ và thương binh cả. Nên khi thấy có bài viết này của một CCB đại học Cơ Điện trên mạng, chúng tôi xin mang về đây để phần nào hương hồn các liệt sĩ chống Tàu bớt hưu quạnh. Chúng tôi, những người đọc bài này không bao giờ quên các đồng đội, như thành phố bên sông Kỳ Cùng không bao giờ thôi là chiến lũy hào hùng chống quân xâm lược phương Bắc, bảo vệ yên lành phần lãnh thổ bên trong đất nước!
Giữa ngày rét. Nhưng không thể không đi sau khi nghe điện thoại của ngươi bạn lính từ thủa Tây nguyên. Mày lên với tao đi xem con đường mấy chục năm trước tao và mày leo xe Thái nguyên qua Bắc Sơn về nhà tao rồi chúng mình đi biền biệt theo chiến tranh....
Nghe bạn nói ,mà nao nao thế là đi. Gặp nhau toàn lính Sinh viên thời năm 69/70. Trời lạnh thé mà mấy thằng với nhau nhìn nhau đã thấy ấm. Ngồi với nhau một ngày tối lại xuôi Hà nội. Thành phố bạn tôi biên ải mờ trong sương trắng
VIẾT Ở THÀNH PHỐ SÔNG KÌ CÙNG
Tôi ngẩn ngơ tìm nàng Tô thị
Bế con đi đâu từ ấy đến giờ
Con đường bụi cứ mờ lau cỏ
Ai chở mía về gió bấc tím biên khu
Ta dừng lại cầu Khánh khê chiều vắng
Thương Mế già bán quýt ngó về xa
Có một thủa quân qua sông trăng sáng
Tiếng súng rền sườn núi buốt sương sa
Hoa lau trắng sao mà hoa hiền thế
Sông yêu ơi sao tên gọi Kỳ Cùng
Những chợ phiên tìm đâu Si và Lượn
Đêm buông sương Phai vệ lúng liếng cười
Ta chưa kịp cùng em lên pháo đài cũ
Đã thấy lòng thổn thức tự ngàn xưa
Mấy ngàn năm gan góc hồn biên ải
Lạng Sơn ơi chàm sẫm áo đến giờ
Thành phố lẫn những hoa và đá
Những chợ đêm giọng cũ giọng Kì Lừa
Ai hát Lượn mía Tam lung ngọt thế
Để trắng ngần hoa Sở tóc ngẩn ngơ
Ta gặp bạn mấy chục năm xa cách
Tiếng Lạng sơn cười vang cả rừng già
Người của núi ngực vồng như lửa bếp
Soi nhìn về phía những ngày xa
Đêm xứ Lạng cứ như là cổ tích
Dấu cha ông đuổi giặc ống đồng
con đường kẻ thù khiêng nhau về biên giới
lau trắng buồn bụi vẫn trắng chiều hôm
Ơi thành phố dựa lưng vào vách núi
Dang tay ngăn cho tiên tổ yên bình
Sông vẫn chảy ngàn năm quanh bờ cõi
Cánh áo chàm hiền như thể bình minh
Anh bỗng thấy mình thành con trẻ
Khi cùng em về thành phố có Kì Cùng
Giờ mới hiểu tổ tiên mình là thế
Yêu đến cùng ngọn núi dòng sông
Một chiều ở TP sông Kì Cùng
6/12/14
Nguyễn Trọng Luân - CCB K5 CĐ
Hay!
Trả lờiXóa" Sông yêu ơi sao tên gọi Kỳ Cùng ?
Trả lờiXóa....
Anh bỗng thấy mình thành con trẻ
Khi cùng em về thành phố có Kì Cùng
Giờ mới hiểu tổ tiên mình là thế
Yêu Đến Cùng ngọn núi dòng sông.!"
Từ cái tên sông độc đáo " Kỳ Cùng" bao người nghe chỉ thấy khô cục- Vậy mà người lính Cơ Điện NTL đã khơi dậy thành nguồn thơ sâu sắc lãng mạn mà trên hết là tình yêu con người, yêu mảnh đất vùng biên thiêng liêng .. Cảm tưởng như Anh không làm thơ mà anh chỉ nói ra cảm xúc chan chứa trong lồng ngực anh thôi mà lại rất thơ..Thật tuyệt- thế là lại có thêm luận giải mộc mạc đáng yêu: Kỳ Cùng là đẹp tột cùng, là yêu đến cùng nữa đấy !?