NgườiHòngai
Năm ngoái mình đã rất thích bài thơ này tuy hiểu còn mù mờ (vốn dốt thơ). Vô tình mới đây đọc bài
của chính tác giả-Nguyễn Thúy Quỳnh- kể có người quá thích bài thơ nên cho in
phóng to khổ 1,6mx1,2m treo ở phòng khách. Kết quả bị học trò cũ trở bút khiến
người đó thân bại, danh liệt (cách chức
Bí thư Chi bộ, cách chức Hiệu trưởng).
Mình đăng bài với hy vọng được các thầy đồ, bạn đọc xa gần bình
thêm cho rõ nghĩa:
THẦY TÔI
Nguyễn Thúy Quỳnh
Nguyễn Thúy Quỳnh
Một đời tích nghĩa nhân
Thầy tôi đóng con đò đưa người qua sông Chữ.
Thầy tôi đóng con đò đưa người qua sông Chữ.
Kẻ thất học đi qua
Sau một năm
Cầm rìu chặt đò làm đôi
Thầy ngậm ngùi đóng con đò mới.
Sau một năm
Cầm rìu chặt đò làm đôi
Thầy ngậm ngùi đóng con đò mới.
Kẻ tiểu nhân đi qua
Sau mười năm
Vung búa chặt đò làm ba
Thầy dằn lòng đóng con đò mới.
Sau mười năm
Vung búa chặt đò làm ba
Thầy dằn lòng đóng con đò mới.
Người tâm phúc đi qua
Sau ba mươi năm
Trở bút một lần mà đò tan vạn mảnh.
Sau ba mươi năm
Trở bút một lần mà đò tan vạn mảnh.
Tôi về tìm thầy
Có người bảo lên sông Ngân mà hỏi,
Có người bảo thầy vẫn chèo đò đưa thiên hạ qua sông
Những mảnh vỡ lặng câm
găm trong ngực.
Sông Chữ ngầu ngầu đang khóc
- Thầy ơi...
Có người bảo lên sông Ngân mà hỏi,
Có người bảo thầy vẫn chèo đò đưa thiên hạ qua sông
Những mảnh vỡ lặng câm
găm trong ngực.
Sông Chữ ngầu ngầu đang khóc
- Thầy ơi...
Mình là một nhà giáo, đọc bài này bị động lòng đấy Thọ ơi. Vì chưa có thời gian để viết nên chỉ tóm lược thế này thôi
Trả lờiXóa- Tư tưởng bài thơ đúng nhưng hơi quá.
- Cách ẩn dụ của bài thơ là tuyệt vời, nếu đoạn cuối thêm phần lạc quan thì hoàn chỉnh.
Lúc nào rỗi mình sẽ bình thêm.
Là chuyện thật về thầy giáo của tác giả.
Trả lờiXóaTiếp nữa là chuyện của một thầy giáo miền trung đã rất thích bài thơ này.
Theo mình nghĩ khổ thơ:
Người tâm phúc đi qua
Sau ba mươi năm
Trở bút một lần mà đò tan vạn mảnh.
chính là tâm điểm và một tập san Quảng Nam ngày 11-11-2011 đã có lời như sau:
"Mời suy ngẫm một bài thơ ứa máu "Thầy tôi "của Nguyễn Thuý Quỳnh đăng trên báo Văn nghệ Quân đội"
Sau một năm, trò phản thày đó là kẻ vô học, học cũng như không, thất học.
Trả lờiXóaSau 10 năm, quên trường, quên bạn, quên đạo lý, đó là kẻ tiểu nhân, có học nhưng không có thức
Sau 30 năm, những kẻ được coi là tâm phúc, những kẻ được coi là có cả "trí" lẫn "chí" vẫn phá tan cái nền giáo dục căn bản của cha ông tổ tiên bằng chước sách, bằng nghị định hay luật pháp. Không còn là việc của cá nhân nữa rồi, là hậu quả của cái gì đó lớn hơn rất nhiều, nghiêm trọng hơn rất nhiều. Điều này đã, đang xảy ra với chúng ta và mọi người đang cố gắng thay đổi "Toàn diện và triệt để"
Phải chăng mấy chữ "Cải cách toàn diện và triệt để" giống như cái chữ "Thày ơi" hay cái câu"lên sông Ngân mà hỏi" trong câu thơ. Điều này hơi bi quan, vì thế mình muốn thay bằng cái gì đó "lạc quan" hơn nhưng cũng khó lắm đấy.
Mình suy nghĩ như vậy đấy Thọ ạ.
Tôi đã đọc bài thơ này ở đâu đó một lần .Câu chuyện mwownk chuyện thầy để nói lên nhân tình -thế thai ngày nay .tôi hiểu ý là kể dốt nó phá hai ít bởi nó dốt ,Kẻ càng có học nó phá hai càng lớn bởi nó chẳng coi ai ra gì.
Trả lờiXóaBài thơ này đã đăng trên Blog K10. Tác giả là em ruột của Chân...thật. Trở bút 1 lần mà đò tan vạn mảnh là như Quang nói có nhiều ý đúng. Cái ý ngầm sâu xa của câu chuyện có lẽ đến tác giả cũng không lường được. Tôi thì còn nghĩ người tâm phúc là có tâm thật nhưng lại không có tài, đi theo một ý tưởng mù quáng nào đó mà định xây dựng cái mới nhưng lại thành ra phá tan bao nền tảng tốt từ ngàn đời, rồi cái mới mãi đến hết thế kỷ này chưa chắc đã xây xong!.
Trả lờiXóaTrò yêu (tâm phúc) phản thầy, hại thầy khi thầy đã đi gần hết cuộc đời (30 năm).
Trả lờiXóaHay ở dùng chữ và thủ pháp nghệ thuật trong bài thơ.
Người thầy cả đời tích nghĩa nhân đó ghìm lòng, dằn lòng đóng lại thuyền khi kẻ thất học, tiểu nhân phá đò, nhưng khi người học trò có quyền thế kia "trở bút một lần mà đò tan vạn mảnh" đã không còn phản ứng của người thầy mà :
Những mảnh vỡ lặng câm
găm trong ngực.
Sông Chữ ngầu ngầu đang khóc
- Thầy ơi...
Thật tuyệt vời ở đoạn kết.
Tên bài THẦY TÔI đã là khẳng định sự tự hào của nhà thơ về người thầy của mình. Dòng sông Chữ - cách dùng từ rất hay ngụ ý sâu xa.
Mình đọc và thấy nể, ngưỡng mộ nhà thơ.
Thèm ai đó bình cho nghe mà không được.
Chân…thật có em gái đẹp và tài giỏi sao không có chàng Cơ Điện nào bén duyên?!!!
Đừng sợ kẻ thù ví sớm muộn nó cũng giết anh ,hãy sợ những người bạn thờ ơ xung quanh họ giết ta lúc nào ta không biết .Kẻ tiểu nhân ủ mưu 1 năm ,người quân tử trả thù 10 chưa muộn hôm nay biết thêm Kẻ tâm phúc sau 30 năm trở bút tất cả trở về cõi hư vô . Thầy xem bói sai chỉ làm khổ 1 người .Tướng bày trận sai chỉ thua một trận ,người cầm lái sai chỉ đắm 1 con đò còn lãnh đạo sai cả một dân tộc đắm chìm trong đau khổ đùng là
Trả lờiXóaDùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền
Cám ơn NHG đã sưu tầm bài thơ hay .Không còn gì để bình nữa
Thất học không nguy hại bằng thất đức..Đúng rồi ! Nhưng " những mảnh vỡ lặng câm" thì ...còn phải xem lại.! Người thày "cả một đời tích nghĩa nhân" để vừa đóng con đò, vừa " chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm" trên "sông chữ"... đâu phải chỉ có hết chở rồi lại chở để rồi một kẻ nào đó tưởng là "tâm phúc" thành phản phúc băm "con đò vụn nát thành van mảnh"!?, Các trò khác đâu mà chỉ biết "than ôi!" . Bài thơ thành công ở việc tạo dựng hình ảnh quá bất ngờ của tên phản thày nọ,gây được ấn tượng mạnh làm xúc động người đọc ..Nhưng không nhẽ những trò khác chỉ là những mớ hàng khô..., người thày mấy chục năm kia lại vẫn chỉ là người máy chở đò...!? Có thể có những tên trò trở bút phản thày nhưng tôi không tin những người ngồi đò , người lái đò cam chịu vậy! Bằng cớ đấy...mới nghe chuyện vậy mà chúng ta đã dãy nẩy lên rôi.. ! Dẫu sao thì bài thơ vẫn là điều gợi mở cho chúng ta suy gẫm ! Cảm ơn tác giả bài thơ, cảm ơn NHG !
Trả lờiXóaCảm ơn các anh chị đã chia sẻ về bài thơ này!
Trả lờiXóaĐược sự đồng ý của tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh (em gái thứ 5), em đã đưa lên blog K10 vào dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2011 và nhận được rất nhiều ý kiến hay về tính hiện thực và nhân văn của bài thơ. Điều này phần nào minh chứng cho sự tồn tại của nó trong lòng bạn đọc yêu thơ, trong đó có những bạn đọc cơ điện nhà mình. Người thầy trong thơ và nhân vật mà chị Thọ nhắc đến đều có thật trong cuộc đời này, nhưng cách "trở bút" của "người tâm phúc" đối với hai người thầy này hoàn toàn khác nhau! Nhưng suy cho cùng cũng là "đạo phản thầy" đi ngược lại truyền thống "tôn sư trọng đạo" của dân tộc, đáng buồn thay những câu chuyện đó đang diễn ra hằng ngày trên dải đất hình chữ S. Có lẽ sẽ còn rất lâu khi giá trị văn hóa của toàn xã hội được nâng lên, những chuẩn mực về đạo đức được chú trọng gìn giữ thì hình ảnh "Người thầy lái đò trên dòng sông Chữ" sẽ lại trở lại đẹp hơn xưa! Đó là điều mong muốn của chúng ta - “Những người tâm phúc không bao giờ trở bút phản thầy”, và đến lúc ấy bài thơ "Thầy tôi" mới hoàn thành sứ mệnh của nó!
Một lần nữa được tâm tình cùng các anh chị.
Lẽ ra thì Quang đã đưa tấm hình này để minh họa cho bài viết. Nhưng thú thật sự vô học và bất nhân thể hiện trong tấm ảnh vẫn chưa thấm vào đâu nên cứ băn khoăn. Sau khi có nhiều bài còm rồi thì thôi mình đưa lên đây như một minh họa cho một khía cạnh nào đó. Dẫu sao đây cũng là tính logic của một vấn đề tuy nó còn nhỏ nhoi.
Trả lờiXóa[img]https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t1.0-9/s851x315/1979602_1532952413637793_4588040300105473891_n.jpg?oh=39f0d532efa4723647eb2ae59104731a&oe=54FC0293&__gda__=1425812014_0cb459bc17535c2690cce348075a6cf1[/img]