Trần Thanh Tuân
Gặp mặt đầu năm tại Sài gòn, mấy bạn cùng nhắc đến ông luật sư Rob người Úc. Ông này sang VN làm ăn từ 1988 đến nay và là khách quen tiệm Pizza của mình. Nhiều lần trong khi trao đổi quanh ly bia ông đã nhận xét về cách làm ăn của người Việt. Trước đây vài tháng có đọc ở đâu đó trang tin cũng giống vậy của một người Thụy sĩ. Mình thấy có ích, tìm mãi mà không thấy nó đâu nên nhớ đại khái ý, mạn phép nêu ra đây cho anh em bàn chơi về sự khác biệt này.
Chẳng cần TỔ HỢP đâu, chúng ta lớn lên từ làng mà. |
1. Một gia đình người Việt khởi nghiệp may quần áo. Sau vài năm làm ăn tốt. Nhà bên cạnh thấy vậy cũng bắt tay vào làm. Các gia đình xunh quanh cũng bắt đầu may quần áo. Thế là có cả một khu phố, một làng cùng làm may quần áo. Gọi là làng nghề. Nhiều mặt hàng khác cũng vậy. Mặt hàng của họ na ná nhau, bao bì cũng giống nhau có khi chỉ khác một cái dấu nhỏ ở góc. Quy mô nhỏ lẻ như nhau. Gía mua nguyên liệu và bán sản phẩm cạnh tranh nhau không rõ ràng.
2. Một gia đình ở Úc may quần áo, làm ăn khá lên. Nhà bên cạnh thấy vậy nghĩ mình có thể cung cấp mẫu mã thiết kế quần áo mới và bắt tay làm. Các gia đình bên nhìn hai gia đình kia thấy có thể cung cấp máy móc, nguyên liệu, bao bì hoặc vận chuyển .v.v.v. Kết quả là từ một gia đình họ có một tổ hợp khép kín, phát huy được lợi thế của nhau. Từ đó khả năng chuyên môn hóa tăng dần, tạo ra được sản phẩm có chất lượng, có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
Năm 2002 tôi đã đến và chứng kiến cái làng Nokia ở Phần lan làm điện thoại y như vậy.
Sài gòn tháng 4.2015
Tối qua ngồi nghe TV thấy đưa tin hãng Ôtô Toyota Việt Nam họp thông báo kế hoạch SX năm 2015. Nhiều vấn đề, trong đó có dự kiến bỏ kế hoạch sản xuất, lắp ráp thay bằng nhập nguyên chiếc mặc dù tính đến thời điểm này Toyota là hãng Ôtô có tỷ lệ sản xuất nội địa cao nhất. Lý do sản xuất phụ trợ không được khuyến khích, không phát triển, không có lãi bằng nhập nguyên chiếc.
Trả lờiXóaNhìn cho cùng đấy là tư duy ăn xổi ở thì của cái gọi là nền công nghiệp Việt Nam.
Câu chuyện trên nói lên cái gì:
Trả lờiXóaKhông phải cứ thấy người khác làm gì mà bắt chước nguyên si như vậy là sẽ thành công. Nếu người Việt học cách làm của người Úc hoặc Phần Lan ở trên, cũng sẽ không thành công. Tại sao?
Làm gì, áp dụng cái gì cũng phải Việt hóa cho phù hợp với tính cách người Việt.
Ví dụ giải thích cho ý viết trên.
Trong một buổi trao đổi về sử lý tình huống có câu chuyện như sau:
Ở nước ngoài, các ngân hàng cho người nghèo vay tiền để kinh doanh. Họ không cho từng cá nhân (gia đình) vay một, mà cho một nhóm gia đình gần nhau vay (ví dụ 5 nhà hàng xóm với nhau), với điều kiện phải sử dụng đồng tiền đúng với dự án gia đình đã đề xuất, dự án này được công khai trong nội bộ 5 gia đình với nhau, các gia đình phải giám sát lẫn nhau, nếu 1 trong 5 gia đình đầu tư sai dự án đã được thông qua, thì Ngân hàng sẽ thu hồi tiền vay của cả 5 gia đình, nếu không trả sẽ truy tố ra tòa. Các gia đình đều nhất trí vay và giám sát thực hiện rất tốt, kết quả dự án cho vay đã góp phần xóa đói giảm nghèo nhờ sự giám sát chặt chẽ của cộng đồng.
Một ngân hàng Việt Nam thấy vậy, đem phương pháp này áp dụng ở Việt Nam.
Có 5 gia đình nghèo cùng được vay tiền và cam kết giám sát lẫn nhau. Sau một thời gian, họ phát hiện 1 gia đình không đầu tư tiền vào dự án như đã được thông qua, mà dùng tiền đó để đầu tư vào tiêu dùng (xây nhà, mua tivi, xe máy …)
Bốn gia đình còn lại họp bàn với nhau: Thế nào ngân hàng cũng sẽ đến thu nhà, thu xe của nhà kia và thu luôn tiền đã cho chúng ta vay theo cam kết, sau một hồi thảo luận, họ thấy theo cam kết, chắc chắn ngân hàng sẽ đòi lại tiền, còn nếu đã mua vật tư máy móc hoặc làm ruộng cũng sẽ bị thế chấp, tịch thu để trả nợ, vậy là chúng ta lại trắng tay.
Cuối cùng họ đi đến kết luận cần phải dùng số tiền được vay đi ăn chơi cho thoải mái, ngân hàng xuống sẽ không có gì để tịch thu, để đòi nữa, tịch thu được gì nữa đâu khi họ đã là nghèo, nhà tranh vách đất…
Kết quả ngân hàng mất trắng, một chính sách áp dụng máy móc của nước ngoài bị phá sản. Nghèo vẫn hoàn nghèo .
Đấy chính là cái kết luận của Mr Quang: “Nhìn cho cùng đấy là tư duy ăn xổi ở thì của cái gọi là nền công nghiệp Việt Nam”
Nhưng nhìn rộng là làm chính sách phải phù hợp với thực tế .
Không tào lao chút nào. Thấy đắng và cảm giác về tương lai thật mờ mịt. Có vô vàn bài học từ các nước khá hơn mình để đốt cháy giai đoạn. Manh mún và vụn vặt không phải chỉ ở dân thường ... Cả 2 ví dụ của bài nên phổ cập. Họ hơn hẳn mình về tư duy và cách làm. Mặt trái của làng nghề…
Trả lờiXóaCác Bạn ơi : về Vĩ mô đó là do chính sách và cách làm hay tư duy của Chính Quyền hay nhà Quản lý còn vi mô là do chính đầu óc hẹp hòi hay ganh tị hoạc cá nhân mà ra đấy .Đó chính là tư duy "sinh ra từ làng " tức nông dân hay tiểu nông mà ra thôi .Muốn xóa được cái dớp đó cần vừa từ lãnh đao vừa cả chính chúng ta nữa ...Nhưng khó lắm vì : già mất rồi -quen mất rồi nên khó thay đổi lắm
Trả lờiXóa