Nguyễn Duy Vân K9
Kính gửi anh Quang !
Để góp phần sinh động phong phú trang blog của k8 ĐHCĐ, xin gửi anh tấm hình hai ông phỗng đứng canh cây khô "ngay mà chết đứng" ở khu vực voi đá ngựa đá xã Chương dương, Đông Hưng, Thái Bình.cùng những đoạn thơ vịnh về tấm ảnh này do Vân sưu tầm. Cũng rất mong mọi người cùng cảm nhận và có thể nêu lên nhận xét dí dỏm, hài hước, thật thà hoặc ẩn dụ ...cùng nhau thưởng lãm vui vui...
Hai ông Phỗng Đá canh giữ một cây khô chết đứng. |
" Canh chừng độ lá còn xanh
Nắng mưa cưa cắt-trụi cành,khô cây
Hai ông trấn mãi chốn này
Hẳn mong đất mẹ có ngày hồi sinh ?! "
" Đời rằng: chỉ chết cây nghiêng
Sao đây cây đứng- bỗng nhiên...khô chồi ?
Hai ông phỗng hiểu lẽ đời :
"Cây ngay- dẫu có chết rồi, còn ngay !"
"Giữ làm chi mãi : Cây khô ?
Khiến ông phỗng đứng... hóa cho miệng đời ...
Ước gì,lại một mầm tươi
Vút xanh,che rợp nụ cười hai ông ! "
" Vườn xanh, mát bóng Tây ,Đông...
Cây khô mãi để hai ông giữ gìn ?
Không tin ,để mắt mà nhìn :
Hai ông Phỗng -khát khao tìm ... mầu xanh ! "
VANKHIMIC (sưu tầm)
Này cây, cây đang đứng giữa đời
Trả lờiXóaCớ sao chết đứng hỡi cây ơi
Có phải vì đời "đơ" như phỗng
Nên cây chán sống, cây về trời???
Đây là nỗi khổ, nỗi bất hạnh, coi thường sự sống của người dân Chương Dương-Đông Hưng -Thái Bình . Cũng như người dân thủ đô Hà Nội, mày ra lệnh thì tao chặt !
Trả lờiXóaTheo lẽ tự nhiên cây cũng có thể chết, cây trong rừng cũng bình thường chết nếu không đủ dưỡng chất phát triển bộ rễ. Lẽ rất bình thường. Riêng cây khô ở Đông hưng thì đã khô mười mấy năm rồi nhưng dân Chương dương quyết không chặt và họ đưa hai ông tượng đá cầm binh khí về đặt hai bên bảo vệ cây. Muốn đào chặt cây thì phải bứng hai ông tượng này trước. Âu cũng là ý của dân.
Trả lờiXóa