Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

"CHÚNG TA VỀ TRƯƠNG" (5)



Sau khi thăm quan nhà ăn và ký túc xá sinh viên, anh em chúng tôi lại được Thày Hiệu trưởng   cùng cán bộ nhà trường đưa vào thăm khu xưởng trường. Mấy dãy xưởng khá lớn, không còn lụp xụp như trước đây đâu. Bên trong, từng bộ phận, các thiết bị thực tập đã được đổi mới, chưa nhiều lăm, chắc tới đây nhà trường còn phải đầu tư nhiều. Rất tiếc đang là giờ nghỉ trưa, nên chúng tôi không được tiếp xúc với cán bộ công nhân trong xưởng.

Đã có nhiều những thiết bị hiện đại phục vụ thực tập






Nhưng các thiết bị cũ, truyền thống thì cũng còn nhiều.



Tuân và Dũng còn hí hoáy định đóng điện làm việc riêng, nhưng may mà cầu dao tổng đã cắt.
Đứng trong sân xưởng, tôi lại nhìn về khu kí túc xá sinh viên, cố tìm riêng cho mình một hình bóng thân quen nào đó.

 Tiếp sau, chúng tôi lại đi thăm quan khu nhà C. Đây là khu một tầng, mái ngói giành cho giáo viên, cán bộ công nhân viên làm chỗ ở. Bây giờ các dãy nhà vẫn thế, sập sệ nhiều rồi. Nhà trường bán lại cho các thày cô giáo, các thày cô giáo bán cho nhau hay chỉ để làm vườn. Phần lớn đã di chuyển ra gần đường quốc lộ, sinh hoạt thuận tiện hơn. Nhân thể, chúng tôi ghé vào sân bóng lớn của trường. Vẫn còn nguyên hình dáng cũ, vẫn còn nguyên những kỉ niệm sôi động và thầm kín ngày nào, những gốc cây, những cột điện và cả những vạt cỏ nhầu nhầu nửa xanh nửa vàng. Có bạn nào có những kỉ niệm về chúng hãy mạnh dạn kể lại đi cho các cựu sinh viên mà gần 40 năm về trước chỉ là các cô cậu mới biết yêu và rất ham yêu.
Trên cái sân bóng cũ này, đoàn chúng tôi đã quyết định tổ chức lại một trận đá bóng mini. Nhưng không kiếm được bóng, hơn nữa đã trưa muộn, nên chúng tôi quyết định chỉ dựng lại một vài hình ảnh tượng trưng thôi.

Trên sân bóng lớn


Phía sau chúng tôi là cầu môn



Không có bóng để đá, tất cả đành vào giữ gôn vậy.

Trưa đã muộn quá rồi, nhưng mỗi anh em chúng tôi vẫn muốn được thăm quan tiếp vừa để hiểu hơn, vừa để lấn lá thêm nữa với cái mảnh đất đầy kỷ niệm trong đời sinh viên, nhưng không được, chủ nhà đề nghị và đưa chúng tôi đi ăn trưa. Trong bữa trưa thân mật, chúng tôi, cả chủ, cả khách - gọi thế thôi, tất cả đều là một nhà mà - còn chuyện trò, tâm sự và chia sẻ nhiều chuyện lắm,
Sau bữa ăn, chúng tôi lại quay về trường, cùng ngồi lại lâu nữa trong phòng họp để tiếp tục chuyện trò. Chúng tôi nói với nhau những gì, xin nhường lời cho Trần Thanh Tuân, trưởng đoàn hôm ấy tâm sự với các bạn.

Chuẩn bị vào bữa ăn trưa
Trong bữa ăn, chúng tôi tâm sự nhiều lắm, Trần Thanh Tuân cao hứng, hát cho mọi người nghe bài hát Cơ Điện.


Rồi giờ chia tay cũng đã đến, hai bên chủ khách tặng quà nhau và những cái bắt tay thân thiện.

Tạm biệt nhé, ngôi trường và những người bạn thân yêu của chúng tôi. Hẹn gặp lại nhé.

18 nhận xét:

  1. Thật đã mắt nhìn loạt ảnh của Quang về chuyến đi mơ ước của các bạn. Có ý nghĩ nếu có đến cũng không được thăm nhiều như thế.
    Có bóng thật chắc không đá nổi 5 phút.
    Nhà máy tớ hồi khó khăn lắm (bây giờ còn khó hơn ) tổ chức giải bóng mini, mấy kỹ sư vào dạng ham đá bóng lúc đó còn trẻ hơn mấy bạn bây giờ hăm hở tưởng ngon ăn chân chạm tới bóng mà sút ngoài ý muốn, lần sau bóng lăn qua chỉ đứng nhìn vì có chạy cũng chẳng tới…

    Trả lờiXóa
  2. Chào Thọ, bọn mình đã lâu không đá bóng to như vậy, nhưng bóng nhỏ thì vẫn chơi đấy, một tuần 3 buổi tennis còn lại là bóng bàn, trừ khi bận. Chúc ngày mới an lành

    Trả lờiXóa
  3. Chúng tôi đi vào xưởng với tâm trạng nôn nao của cái thuở ấy, của cái hậm hực tiếc nuối trong lòng. " Những kỉ niệm để nhớ về xưởng trường không phải ở xưởng to hay bé, nhiều máy móc hay nghèo nàn mà ở chỗ kỉ niệm đi về trong đêm sương lạnh xứ Thái với những cô bạn gái cùng lớp cùng trường. Chao ôi, trong đêm khuya trên con đường gập ghềnh chỉ nghe côn trùng rên rỉ, mờ mờ loạng nhoạng có người bạn gái đi bên cạnh mà cứ run lên. Nhiều khi bấm chặt ngón tay cái trấn tĩnh mà vẫn cứ bồi hồi, trống ngực giã huỳnh huỵch. Vượt qua cái đận bung biêng ấy thì đã về đến kí túc xá rồi. Tiếc hùi hụi. Không nói được câu nào có cánh, hoặc có cô nào ngã mà xông vào đỡ lên.Tối mai lại thế lại ân hận trách mình là hèn nhát.

    Chúng tôi lướt qua khu máy móc hiện đại. Chăm chăm đi vào khu máy móc cũ xưa. Bốn mươi năm lăn lộn với đời lũ nghịch ngợm chúng tôi thấy máy Khoan là quan trọng. Tôi thích khoan đứng còn Dũng Bờm thích khoan nằm ngang. Mặt tươi hơn hớn. Chả thế mà thằng L.X.Rao K9 IA còn sáng tác một bài hát về khoan hay lắm. Nó khoan khỏe, khoan khắp muôn nơi.

    Trả lờiXóa
  4. Chưa kịp ghi chú mắt mũi kèm nhèm lộn nút, phải thêm:đoạn văn trên có một phần trích trong Tạp san K9 bài Ca 3 của N.T.L.
    Còn cái hình vu vơ thứ ba là: Quang nó tiếc vì nhớ cái bụi cây này gần xưởng, ngày ấy trong bóng đêm khuya mờ ảo tuổi đôi mươi cô bạn bên cạnh sợ ma vít chặt tay nó xuống...
    Đi gần hết cuộc đời nó vẫn thấy... còn đây !

    Trả lờiXóa
  5. ...."bắt đầu từ 2013 việc giảng dạy chương trình đào tạo kỹ sư Chế tạo máy và Điện tử bằng tiếng Anh bằng giáo trình nhập khẩu từ Hoa kỳ."
    Các sinh viên học hệ này sẽ thực tập ở đâu nhỉ. Ở Mỹ với dàn máy hiện đại, tự động hóa hoàn toàn, để về vứt vào ký ức hay thực tập trên dàn mày mà có từ hồi trường Cơ Điện để lại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nặc danh à, nhìn vào dàn máy hiện đại CNC màu trắng của Tây Đức ấy rồi hãy nói. Chúng tôi về Xưởng không đi tìm cái không gắn với kỉ niệm, chỉ xem qua tự hào thôi. Vâng, gia công chi tiết trên máy CNC thì bạn biết rồi, kể ra đây làm gì.

      Xóa
  6. Sân bóng đá biết bao kỉ niệm. Vẫn cái mặt sân gồ ghề năm nào chứa chan tình. Anh Dũng Khòng K8 ôm vai nhớ đến trận banh K8-K9 và vẫn ấn tượng cú sút chân trái của TV, anh bảo thị phạm lại quả sút phạt góc vào cầu môn. Tôi thì nhớ cú sút khác năm cuối trúng mặt thủ môn, anh Nguyễn Đình Chiến ( K5-K9) máu mồm máu mũi bật ra, em Hà Thể công ( K10; K11) gì đó lao vào băng bó thế nào mà gắn chặt hai trái tim đến suốt đời.
    Thằng Sơn Râu lại lôi trí nhớ ra chuyện kinh người. Năm ấy chúng tôi hay đá bóng về nhà ăn muộn. Có bữa cả bọn về các chị nhà ăn vét cho xoong canh khoai tây, ăn ngon lắm canh khoai tây nấu với đỗ đen, đứa nào cũng nghĩ thế. Ăn gần hết S.phát hiện không phải đỗ đen chúng mày ơi!, nó cầm thìa vớt nhẹ tay :cứt chuột ! bấy giờ mới nhìn kĩ ,thế là thi nhau nôn, mà có nôn ra gì đâu.
    Kỉ niệm cứ thế tràn về. Bưởi dí dỏm hỏi Trung đi bên cạnh, cái góc sân,chỗ mày giở thư bạn gái chìa khoe tao xem bạn gái tả : anh ơi! trăng lên lù lù ....là chỗ nào? Trung đỏ mặt, mày vẫn nhớ à? Tả vậy thì Hàn Mặc Tử còn phải nhớ nữa là tao!

    Trả lờiXóa
  7. Ảnh cuối 2 nhân vật từ trái qua phải tôi nhớ : Hai người này đều học lớp tôi . Người thứ nhất người Hà Nội , học ít mải chơi nhiều , hay chơi đàn , song lưu ban . . Người thứ 2 , tên Hải ,k7 xuống lớp tôi , sau lại xuống tiếp k9 , . . Hai con người này có cá tính khác với bọn tôi , dân thành phố hay coi thường dân nông thôn . . .

    Trả lờiXóa
  8. Sinh nhớ được 1/2.
    Người đầu là Dũng Bờm K8MB về K9MB đấy, ngay năm đầu. Xuống K9 thì ban ngày mải chơi ban đêm phải về cày không thì batihut. Còn người cạnh Dg là Đoàn K9 , nay chuyên cấp thoát nước.

    Trả lờiXóa
  9. Nhìn xưởng trường Tôi thấy nó "chậm tiến " quá các bạn ạ. Máy gia công vạn năng từ thời LX cũ, mà nhìn xa vẫn thấy cái máy mài 2 đá LX mà nhớ bạn Hiệp " ta va rít" ( đồng chí ) lớp K9ia làm vỡ đá mài nên phải " đúp " rồi ra trường sớm.
    Xưởng mới với 3 cái máy thế hệ CNC chưa làm việc . không biết các KS máy 1 năm nữa mới thực tập với máy này thì e chậm quá ( Luân làm ở Viện ỊM đã triển khai máy hệ CNC từ năm 1998 rồi , đã dùng máy doa hiện số để gia công hệ dàn thủy lực nâng Otô cho bạn Hồng K8 - thành viên đoàn đến thăm trường )
    Chậm quá ..... ừ nhưng chậm còn hơn không ? bao giờ thì đươc SV được học sử dụng máy này nhỉ ? tớ mà đi thì sẽ hỏi thẳng HTr THẾ câu hỏi này ....

    Nhìn cái sân bóng thì ... " Buồn " vì mặt sân xấu quá, cỏ còn không có nữa. Ngày trước SV chúng ta " đói" suốt ngày tìm " ăn" nhưng vẫn đá bóng đều, cả sân trường và sân " cut' nữa, vẫn thích thể thao
    Bây giờ SV cũng đã no hơn nhưng chắc chúng nó bận .... " em" và game nên bỏ sân bóng đá rồi .....

    Mấy anh K8 & k9 có kiếm được bóng chắc cũng chả hâm nóng được cái không khí thể thao của trường đâu nhỉ ?
    Tếu táo vài dòng tâm sự nhân được xem phóng sự với lòng nhiệt tình và " hết lòng " của Quang .

    Trả lờiXóa
  10. Bác Luân Trg ơi! tụi SV hiện nay nó đá bóng ở sân ngoài, sân ngoài thì đẹp, có cỏ, phẳng gần ktx. nhiều sân nhỏ mini nữa. Sân bóng rổ, bóng chuyền.v.v.v cái sân mình chơi ngày xưa bây giờ chì để tập quân sự.v.v..v bây giờ mà đá thì đi cấp cứu ngay thôi.
    Bây giờ chúng nó khó khăn hơn mình nhiều. Game, hút, quán bar, sex, internet đủ chiêu trò dụ dỗ Ngày xưa mình mỗi cái đói rách thôi. Các anh các chị bảo vượt cái nào khó hơn vượt mình?

    Trả lờiXóa
  11. Mặc dù đã có 11 nhận xét rồi, song mình vẫn mong ngóng một bài còm của một cha K8 về tình bạn bè về cái sân bóng và về cái cột đèn hay cột gôn gì gì đấy. Hắn đã hứa sẽ viết, ấy thế mà đến giờ vẫn chưa viết. Thôi, nội dung chuyện mình được nghe rồi. Nó ngượng không giám viết thì mình viết thay cho nó vậy.

    Sau hai mươi mấy năm ra trường, bạn bè lần đầu tiên có cơ hội gặp lại. Chao ôi vui quá, nhiều xúc động lắm. Chuyện xửa, chuyện xưa, chuyện gần đây, chuyện bây giờ cứ tranh nhau nhau tuôn ra ồng ộc, rồi cười, cười nhỏ, cười to, cười lăn long lóc, và cả khóc nữa, khóc nhỏ thôi, không không có lời. Nước mắt cứ ứa ra mà miệng vẫn cười.
    Ấy là chuyện chung, bao giờ cũng vậy, trong cái chung là cái riêng. Nói khác đi, Nhiều cái riêng đã góp vào thành cái chung. Bây giờ là cái riêng đây này, nhưng cái riêng không được đặt tên thì nó vẫn là chung, tôi cứ kể cho mọi người nghe.
    - Bạn ơi sao bao nhiêu năm qua bạn không liên lạc với tôi, chắc bạn bè quên nhau rồi?
    - Nhưng liên lạc bằng cái gì. Hồi ấy ra trường, mỗi đứa một nơi, địa chỉ mập mù, điện thoại không có, thông tin thì không.
    - Ừ, vì thế mà đến nay đứa nào cũng chồng vợ cả rồi, tiếc nhớ ngày xưa quá
    - Ừ, nhưng thôi đừng tiếc nữa, chỉ nhớ thôi là đủ.
    - Bạn còn nhớ gì nào?
    - Lâu quá, nhiều quá nhớ hết, nhưng cũng quên hết rồi.
    - Thế bạn còn nhớ cái cột điện ở góc sân bóng kia không?
    - ....
    - Nhớ không?
    - Ừ mình vẫn nhìn thấy nó, hình như nó vẫn thế, không khác đi tý nào, nhưng...
    - Nhưng sao?
    - Tình yêu nào mà chẳng có cái cột điện... thôi đừng tiếc nữa...

    Trả lờiXóa
  12. Đề nghị bác Luân trắng viết coments, khi đứng ở góc sân bóng gần nhà thày Gíap nhớ lại năm ấy các bác chỉnh tvi và xoay ăng ten hộ thày mà bay mất nguyên đàn bồ câu, chứ không TUVIDA sẽ kể đấy, vợ thày làm ầm lên mà thày ỉm đi đấy!

    Trả lờiXóa
  13. Bây giờ mới nhìn thấy có Đoàn-Dũngbờn -Tiến Hp ...tiế là hôm đó tôi có việc nhà ở xuân Mai nên không tham dự được.

    Trả lờiXóa
  14. Xưởng trường hiện nay rất rộng rãi ,cao thoáng mát , SV đến thực tập cảm thấy thoải mái . Có ai thấy cái máy tiện đứng 18 Tấn ở đâu không nó là một trong 3 chiếc máy cái hiện đại nhất Việt nam lúc ấy đấy

    Trả lờiXóa

  15. Về đàn bồ câu thày Giáp - Luân nhớ lúc đó K9I đang còn bên nhà lá - địa bàn " hoạt động " là chợ Tba nhất, quán nước bà Bảo ( bà béo), và đàn gà của ' Xưởng " thôi. Nếu lính " máy' không khua khoắng thì Chắc là nó " đói " ( như SV ta ) bay tìm thức ăn nên " lạc " đấy - TV không nắm rõ nên hay ngờ tội các bạn ...

    H Tiến : Máy tiện đứng ở Cty Công cụ số 1 ( Cơ khí hà nội ) có thể gia công được chi tiết ĐK 3,2 m ( dao hông) và tới ĐK 3,5m khi dùng dao đứng . Chi tiết lớn nhất đến 6 tấn - Còn máy nặng từ 25- 30 tấn đấy.
    Máy của Séc viện trợ cho VN trang bị từ thời năm 70 đấy, nếu của trường giờ mới có 18 t vẫn là " chậm " rồi ..

    Trả lờiXóa
  16. Tôi không biết số phận của chiếc máy : Doa Tọa Độ bây giờ như thế nào nhỉ ?
    Được biết chiếc máy này được Hung Ga Ri viện trợ cho trường Cơ Điện , cùng với hộp Com Pa cực xịn ( bây giời tìm mua cũng không thấy .
    Chiếc máy Doa này được các Thày bộ môn : Công nghệ , Máy cắt ... ca ngợi hết lời , sinh viên khóa nào mà chẳng biết ( tôi về khoe với bọn bạn, học ở trường BK chúng nó mắt tròn mắt dẹt , đầy thán phục ). Nghe đâu cả nước lúc đó duy nhất trường Cơ Điện có nên phải đắp chiếu chỉ thỉnh thoảng mở ra khoe tí thôi . Có lẽ thời đấy chẳng có gì để gia công , có khi còn lúng túng khi vận hành ấy chứ lị !

    Trả lờiXóa
  17. Bác Luân không tham gia phi vụ ấy thì đúng rồi nhưng hình như cũng một vài chén thì có chứ, cái hội bảy chú lùn. Đây thì em viết hộ.
    Vào xẩm tối mùa đông năm ấy, tôi đang nằm nghe thằng T.Đ.Hải tâm sự về cô bạn gái học Y Khoa TBình của nó thì thấy mấy đứa K9 i vào nhà thày Gíap. Thấy chúng hí hoáy quay quay cái ăng ten, tôi và H. vào theo đứng nhìn, thấy cái chuồng bồ câu ở bên cạnh. Tôi bảo H.Múp cũng đang lơ lửng trên cao,mày thò tay vào xem có gì không? H.Múp vừa thò tay vào thì thấy mắt nó tròn xoe, đầu gật gật. Nó sờ thấy chim!
    Mắt nó trợn lên.Tay nó bóp. Nhẹ nhàng đưa xuống cho Nh. Tréc một chú nóng hổi, rồi chú nữa, im phăng phắc. Nhịp nhàng đưa xuống.Tôi chuyền cho T.Đ.Hải ấn vào túi áo đại cán. Thấy đã đầy T.Đ.Hải lủi ngay. Nh. kéo áo cho cân, mỗi bên hai chú, nhặt mấy cái lông rơi cho luôn vào túi Nh. cùng H.Múp cũng lủi luôn.
    Ba thằng chỉnh ăng ten chưa biết gì cứ hô quay sang phải, dịch bên trái tí nữa, cho đến lúc tiếng thày G. ở trong nhà vọng to ra: được rồi, được rồi. Chúng vô tư đi vào được thày mời ăn sắn uống trà, xem hết phim mới về. Khuya về lớp lại được xì xụp ăn cháo chim. Chẳng có chuyện gì xảy ra.
    Hơn hai mươi năm sau, tại Hồ Tây khi K9 kỉ niệm 20 năm ra trường, trong không khí vui tươi tràn trề kỉ niệm, các thày cô đều bắt buộc phải kể về một kỉ niệm với K9 thì thày Gíap lúc ấy mới kể : Chuyện kể vui thôi đấy nhé, về cái nghịch ngợm tuổi học trò các em. Tôi nhớ một tối nhờ ấy em K9i chỉnh hộ cái ăng ten mà mất nguyên đàn bồ câu. Thày cười :Các anh tài quá, không để lại dấu vết gì.
    Lúc ấy H.Múp mới đứng lên xin lỗi thày và kêu oan, chúng em lấy có 4 con. Thày bảo mất nguyên cả đàn cơ mà. Bất ngờ một anh K9 Sài gòn đứng lên : Thày mất nguyên đàn đúng rồi ạ, K9i nó lấy 4 con đúng rồi ạ. Tụi K9M chúng em 6 con nữa ạ.
    Thày lúc ấy mới thế a ! Các thày cô và cả Hội trường cười vang. Chúng tôi xin thày phạt, phạt thật nặng vào. Thày chỉ ôm lấy chúng tôi, cười hạnh phúc, nói nhỏ lúc ấy cô cũng làm ầm lên nhưng thày ỉm đi, bảo với cô: chim nó chuyển đàn. thày biết học sinh mình nghịch ngợm đây.
    Nay thày không còn nữa, chúng tôi vẫn nhớ tiếng cười vang vang hồ hởi của thày.

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài hình ảnh, video, bài hát vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]