Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

NẶC DANH - HÁO DANH HAY TRÁCH NHIỆM VÔ DANH

BBT - Các bạn đọc thông báo trên trang bìa và cho ý kiến!

Nguyễn Văn Tiền - Lớp K13MB09:09 Ngày 20 tháng 12 năm 2013
Cảm ơn bạn Nguyễn Văn Tiến  - Lớp K13 MB rất nhiều! Bài viết của bạn thật chí tình, chí lí và thật đúng lúc, đúng chỗ. Tôi đã nhiều lần định viết bài về đề tài này, nhưng chưa làm được, một phần chưa đủ dữ liệu, một phần còn cả nể, dù sao tôi cũng là chủ biên Blog nên ngại có người cho là mình cực đoan. Tuy thế tôi cũng đã rất dứt khoát với những bài viết cố ý "nặc danh" và phá bĩnh rồi. Tôi đồng tình với bạn và chắc chắn phần lớn bạn bè chúng ta đồng tình với bạn: "Nặc danh là vô lại" - BBT
Chúc bạn mạnh khỏe, chúc tình Cơ Điện mãi keo sơn.

Hình ảnh ngày ấy, khu nhà A vừa là kí túc xá vừa làm lớp học của trường Đại Học Cơ Điện

Nhân đây xin thông báo sớm với các bạn, sang năm 2014, "Blog K8" sẽ đổi tên thành "Blog Những người bạn Cơ Điện" nhằm mục địch để trang Blog này trở thành trang chung của những ai yêu thích Blog , đặc biệt là dân Cơ Điện cũ và mới, trong đó có K8
Có một danh nhân nói: Nhân loại kính trọng ai ngang với những gì người đó cống hiến cho nhân loại. Nếu anh giấu đi tên gọi thật của mình, để an toàn, để không ai đụng vào, thì anh chỉ được “xí xóa” mà thôi. Còn để được tôn vinh ư? Vậy anh đã làm được cái gì cho mọi người, mà đến ngay cả một cái tên gọi cũng còn tiếc?!...

Làm người có một tên gọi, giống như cái danh tự nhiên đặt cho các đồ vật, nếu không tự mình “đặt lại” hay “tiến bộ” tên cho mình thì có khác gì các đồ vật. Đây là một bất hạnh lớn nhất kiếp người mà nhiều tác giả Trung Hoa gọi là “vô lại”. Vô lại, nghĩa đen là một âm thanh vang lên không vướng phải vật phản âm như vách núi thì sẽ không có tiếng vọng. Âm thanh đó đã im bặt vào vô nghĩa. Còn con người, nếu ai đó không có tài, có đức, có công, gặp người khác chỉ đem đến phiền toái, người ta không hề muốn gặp lại kẻ đó, thì đó là đồ vô lại.
Người ta còn có câu, “cọp chết để da, người chết để tiếng”. Một đám bèo trôi trên sông, nó trôi qua chẳng để lại vết tích gì, đó là vô lại. Nhưng một khúc cây may mắn đã thành phao cứu một mạng người, người ta quí trọng nó, đem về tạc thành bức tượng để kỷ niệm, nó không hề vô lại mà để lại dấu vết trong tham vọng tồn tại cả ngàn năm. Tương tự, cọp dù chết nhưng da của nó còn quí lắm khiến người ta muốn truy tầm. Còn người chết vì có nhiều việc làm xứng đáng đã để lại tiếng thơm muôn đời.


Bất hạnh lớn nhất của cuộc đời là “vô lại”, điều đó cũng đồng nghĩa với “vô danh”, và cũng gần “vô vị”, chính thế mà có rất nhiều người thà mạo hiểm để kiếm danh còn hơn sống nhạt nhẽo để trở thành vô vị...

Con người muốn làm sáng danh mình để rạng rỡ tổ tiên ông bà hay quê hương hơn thế là tổ quốc, rồi cao hơn là thế giới là một khao khát rất chính đáng, bởi lẽ người không khao khát tô điểm ý nghĩa thâm sâu cho tên tuổi của mình sẽ đánh mất hy vọng hướng về lý tưởng cải thiện và nâng cao chính tầm vóc của cá nhân cũng như con người. Nhưng ở đời luôn luôn có “chính danh” “bêu danh”, và “nặc danh”. Chính danh là một điều chính đáng nên chẳng có gì để chê trách cả. Nhưng có những kẻ không có tài để nêu danh thì nổi tiếng bằng cách “bêu danh”, tức là trưng cái xấu, cái bẩn, cái đáng sợ, cái đáng tránh xa ra để nổi danh...

Còn dạng cuối cùng là “nặc danh”. Tôi biết có một nhà báo kia viết báo cả đời bằng bút danh, anh ta chẳng bao giờ bị chê cả, vì có ai biết đó là bài của anh ta đâu mà chê; nhưng đến lúc về hưu anh ta ngậm ngùi thốt lên: “Cả đời tôi viết báo mà không ai biết cả! Cũng chẳng có một tên gọi chính thức nào thuộc về mình!” Có một danh nhân nói: nhân loại kính trọng ai ngang với những gì người đó cống hiến cho nhân loại. Nếu anh giấu đi tên gọi thật của mình, để an toàn, để không ai đụng vào, thì anh chỉ được “xí xóa” mà thôi. Còn để được tôn vinh ư? Vậy anh đã làm được cái gì cho mọi người, mà đến ngay cả một cái tên gọi cũng còn tiếc?!....

Người đời nói “danh chính ngôn thuận”, nếu ta không có danh chính thức thì làm sao có trách nhiệm trong lời nói? Nếu ta không đăng ký thi đấu thì làm sao tổng duyệt được sức lực của bản thân mình, để rồi đòi hỏi người khác phải thế này thế kia? Một lần chúng tôi trao đổi với những người làm trang mạng cũng như đăng tải những comments, họ bảo: Chấp làm gì đám không có hồ sơ xuất xứ. Đến cái tên họ còn không dám có thì chúng ta đối thoại với ai? Bàn đến vấn đề quốc gia đại sự hay văn chương nghệ thuật, nếu chúng ta chỉ rặt những comments không trách nhiệm, muốn lao vào cầu danh được chăng hay chớ kiểu cà lơ thì làm sao có thể phục vụ một dân tộc hùng cường và một nền văn học nghệ thuật đỉnh cao lành mạnh?! Xin những người comment cũng chính danh cho. Cám ơn nhiều!
Nguồn: Cảnh sát toàn cầu - http://chungta.com/tulieu/tu-lieu-tra-cuu/nac_danh-hao_danh_hay_trach_nhiem_vo_danh/default.aspx

33 nhận xét:

  1. Tôi lại cho là khác, cũng có những còm nặc danh đưa ra những ý kiến trái chiều (vì trái chiều nên họ phải nặc danh), nhưng những ý kiweesn nặc danh ấy nhiều lúc cũng để chúng ta phải ngẫm kỹ.
    Cũng có những tên đàng hoàng, thậm chí còn kèm theo cả chỉ dẫn như CCB, Như CSV khoá này, khoá nọ, nhưng tìm hiểu kỹ thì lại không có những con người thật mang tế đó, đấy cũng là một dạng nặc danh.
    Vì vậy, không nên đánh đồng và xoá tất cả những nặc danh, cũng như để lại những cái tên dởm
    Và ví đưa ra quan điểm trái chiều này, nên tôi lại phải nặc danh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại sao trái chiều lại phải nặc danh nhỉ. Trong một coments vào bài nào đó của Blog K10 tôi cũng coments trái chiều nhưng có sao đâu, mọi người cứ phang ý họ tôi phang ý tôi. Tới lúc thấy hay quá lại tự nhiên im, tiếc mãi đấy. Tôi đã gọi cho tác giả bảo tao tiếc cái bài của mày quá, lẽ ra phải tranh luận cả năm mới bóc được cái hay ngầm chứa trong đó. Tôi cũng muốn trái chiều lắm mà nhìn mãi chưa ra , chứ có là chơi liền sợ gì mà phải nặc niếc gì .

      Xóa
  2. Vô lại , vô danh , vô vị , khác nhau hoàn toàn . Không thể như VLC của Hùngđâubac được .

    Trả lờiXóa
  3. Không thể nói nặc danh là vô lại được , nếu hiểu nặc danh là vô lại , với tôi người đó hiểu chưa sâu sắc , văn hóa chưa cao .

    Trả lờiXóa
  4. Tiến! chỉ giùm anh bức ảnh trắng đen em đứng chụp là ở góc nào, anh ko hình dung đc. bức anh gần gữi quá
    bài viết của em hay, quan điểm thẳng thắn.
    Thội kệ người ta. chỉ yêu cầu NẶC Danh khi đưa quan điểm phản biện, trái chiều, như một phóng sự, nhưng không động chạm vào Mọi người. nhà văn, nhà báo lộ danh còn chết tươi nữa là nặc danh, vì vậy họ sinh "Bút danh", mà blogelà của chúng ta, việc gì phải dấu tên, mỗi Tổng thư ký BBT là có quyền bính, nhưng cũng chỉ vác máy ảnh chụp phong cảnh, các cô gái đẹp, bốc lửa, mùi mẫn post lên mạng cho anh em mình thưởng thức. không bút chiến, không tham chiến, chỉ kêu gọi cái tình cơ điện mọi nơi ấm áp và bình an.
    Anh em mình xem phóng sự nhiều kỳ về một chuyến về Trường cũ của anh Tuân và các anh K8-K9, quá vui đầy tình người, tình anh em chiến hữu, là những csv, mình có cơ hội được cảm nhận cái của chúng ta. không thể giả (Hối lộ) cho các anh ấy bang tiền bạc được.
    Chúc Tiến và gia đình chuẩn bị đón năm mới vui vẻ và anh phúc.
    Chúc đại gia đình CSVCD đón xuân ấm áp, .

    Trả lờiXóa
  5. Đọc comment bên phải, nhìn sang trái mắt cứ rưng rức, tức qúa Quang ơi. theo tôi Lysa hơn 100 bức ảnh hoa HOÉT long thong, cần nâng cấp chụp, chuyển sang chụp anh NUT di ha.ha.ha........ viết thế này thế nào cũng bị anh Thái lớp phó học tập phê bình là mất quan điểm, không tâp trung học tập, còn BT Viên Thuận Hòa thì Cười mỉm. cười ĐỂU HE.HE.HE........

    Trả lờiXóa
  6. Đúng, cái chính là chúng ta vui vẻ, chúng ta tìm đến nhau và chúng ta thải bớt strees, ở cái tuổi này, trong một cái thời buổi nhiễu nhương này mà lại phải tranh luận xuôi chiều với trái chiều để tranh giành cái gì nhỉ thì thật là vô thức. Còn ảnh nud ư, PV Hòa ơi, mình có cả kho, Nud nghệ thuật nên đừng sợ lớp phó HT phê bình. Bắt đầu từ năm 2014, trang Blog này sẽ là của chung các bạn Cơ DDieenjj, chúng ta sẽ cùng nhau chọn, tìm con đường đi cho riêng nó. Hôm qua gửi ảnh Lysa 2 theo mail đã nhận được chưa?

    Trả lờiXóa
  7. Đã nhận được ảnh lysa II. mình hỏi mọi người ở vũng tàu thích xe hay người trong xe. tụi "dê tơ" trả lời: là thích làm chiếc ghế trong xe, cười hic.hic.hic,
    việc đổi tên bloge có nên không? vì đã có một (https://dhcodien.wordpress.com/) bloge DHCD rồi, theo tôi anh không đổi, "hữu xạ tự nhiên hương", người ta có quan tâm thì tên gì họ vẫn đọc, vẫn coi là niềm chung-riêng, còn không thì chẳng bao giờ, có thay tên đổi họ, thì công vẫn là Công, gà vẫn là gà, tôi nhận thấy số lượng anh em đôc giả tăng lên rõ rệt, tăng nhanh. các khóa khác họ cũng gửi bài, comment đến với chúng ta, thế là vui rồi. không rõ ý BBT thế nào? .
    Chào Tổng thư ký BBT

    Trả lờiXóa

  8. @PHAM HOA k8MA,

    Bức ảnh chụp ký túc xá trên là dãy nhà tầng : ngoài cùng bên phải Ảnh là nhà 3 tầng A3 - ký túc xá của dân " MÁY" còn nhà 4 tầng bên trái là nhà A5 - ký túc xá của dân điện ( K9I, K10I và K11I ) trong những năm
    1976 -1978 .
    Nguồn gốc của bức Ảnh được Luân tách ra từ Ảnh chụp kỷ niệm sau khi bảo vệ tốt nghiệp của
    K9I - tháng 9 /1978. Bạn xem bức ảnh kỷ niệm tốt nghiệp của K9I chúng tôi ngày ấy.

    Khóa 9I cùng với Thày Thơm - Chủ nhiệm khoa Điện chụp tại khu ký túc xá kèm lớp học 9/ 1978

    [img] http://farm8.staticflickr.com/7418/10200346054_6244d61377_h.jpg [/img]


    Trả lờiXóa
  9. Hai ảnh trên là một. Mình sưu tầm ảnh này từ dân Cơ Điện (không nhớ từ ai), Ảnh trên bị cắt phần dưới. Cảm ơn Luân K9IA.
    Còn việc đổi tên là để mở rộng cánh cửa, thu nhỏ sự độc quyền và mở rộng chủ đề. Blog sẽ là một sân chơi cho và chỉ cho những ai thích vào với bạn bè chứ không để tranh cãi, cũng không để so sánh K nọ với K kia. không để thể hiện cái "một mình tôi" . . Không thay thế cho Blog Cơ Điện. Sẽ có bài phân tích sâu hơn vì sao đổi tên. Mong các bạn thông cảm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. @ Quang K8MA,

      Bạn mở rộng trang để có thêm người đọc và người viết cũng phù hợp với yêu cầu mới. Sẽ ủng hộ Blog bài khi trang mới khai trương.
      Bức ảnh ký túc xá trường là L gửi cho Quang để minh họa cho chuyện - Sao chỉ mình nó " phạm qui " đã đăng hôm 1/8/13. và cũng đã gửi cho Sơn " K10 I " xin làm kỷ niệm đấy.

      Xóa
  10. Cảm ơn Mr luan K9Ia, đã cho tôi một hình dung xưa, tôi đã định hình đc rồi, nơi căn phòng dân máy chúng tôi hồi xưa, còn bức ảnh phía dưới, nói thực không nhận ra ai hết, vì ảnh nhỏ, và quá lâu, mặc dù K9Ia mấy thằng nghệ an-hà tĩnh tôi biết hết

    Trả lờiXóa
    Trả lời


    1. @P.V. Hoa ,

      Bạn chỉ cần nhìn ra thầy Thơm thôi - CN Khoa Điện thời đó . Thày ở hàng đứng , thứ 6 từ trái sang, áo sơ mi trắng và duy nhất tóc trắng ( bọn SV còn lại đều đầu đen cả mà )
      Bây giờ phía trước nhà 4 tàng này đã xây thêm 1 nhà 4 tầng nữa, còn khi xưa ( 78 ) nó trên cùng về phía chợ T ba nhất ngang với nhà A3 của Máy.
      Nếu bạn muốn tìm người quen bên K9i cho biết tên để Luan có thể chỉ giùm bạn.



      Xóa
  11. Lớp k10IB cũng có 1 ảnh chụp y như K9 chụp như thế này. Chắc hôm đó cùng 1 phó nháy. Ảnh đã được đăng ở Ky yếu K10 năm 2009 cũng là tấm ảnh duy nhất cả lớp chụp trong 5 năm học. Hồi đó chụp ảnh vẫn là việc xa xỉ đối với sinh viên

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. @ Doson,

      Không rõ là Sơn đang nói Ảnh nào chứ hai bức Ảnh trong cùng bài viết này là " Môt" - chỉ khác là có người và không có người do Luân đã tách và xử lý lại thôi . Và nó gắn kết và thuộc về K9 với thời khắc lịch sử chụp K9I cùng thày THƠM khi vừa bảo vệ tốt nghiệp xong ngay dưới ký túc xá kèm lớp học của mình.
      Ảnh của K10 trông " GIÔNG GIỐNG " thôi _ sẽ có điểm khác vì sẽ mang những đặc điểm của K10 mà.





      Xóa
    2. Lớp em có chụp một anh y chang ảnh K9 của anh chụp mà , cũng góc đó, cảnh đằng sau như vầy. Không tin anh cứ lấy quyển ky yếu k10 năm 2009 ra xem thì thấy ngay mà.

      Xóa

    3. @ Doson,

      Sơn cứ Post lên đây để mọi người cùng nhìn lại ảnh lịch sử của K10 CĐ và sẽ rõ thôi mà . . ( Khóa khác Không có kỷ yếu của K10 nên không xem được )

      ( Sơn hãy chụp lại rồi gửi lên nếu không có File ảnh ).

      Xóa
  12. Cám ơn bạn NGUYỄN VĂN TIỀN K13MB đã trải lòng qua bài viết Nặc danh này.
    Chính nặc danh đã làm buồn Blog anh em ta nhiều lần cả ba bốn trang Blog Cơ điện.
    Bức xúc thật lòng và cũng phải cay đắng lắm mới viết ra được như vậy. Bạn viết ra để bảo vệ sự yên vui chân thành của xóm làng CĐiện mình, với cái tâm sáng ấy bạn đã nói dùm cả cho bao nhiều người yêu Blog chúng ta.
    Xin bật mí với cả làng Cơ Điện: Nguyễn Văn Tiền K13mb là kĩ sư thành danh của Hội CĐ Tp HCM, anh là nhà sản xuất, cung ứng các loại máy ép thủy lực có cỡ ở đây. Anh rất nhiệt tình với CĐ chúng ta, luôn ở trong nhóm người hàng đầu tham gia tài trợ về tài chính và công sức rất tích cực cho các đợt quyên góp giúp đỡ bạn bè khó khăn,bệnh tật, đau yếu, hay các cuộc vui liên hoan. Luôn tỉm tỉm cười và ít nói.
    Của quý của Hội Cơ Điện Tp HCM.

    Trả lờiXóa
  13. Đề nghị : 1. Mõ Blog đưa coments trên của PVHòa thành một entry riêng để anh em rộng đường bình luận , tránh lạc đề với entry này.
    2. Mõ sửa dùm tên tác giả bài này, ngay ở phần giới thiệu NVTiền chứ không phải NVTiến.
    Cám ơn nhìu nhìu.

    Trả lờiXóa
  14. Theo tôi thì ko nên nặc danh ở 1 trang mạng dành riêng cho những người cùng một xuất xứ như đồng môn cơ điện, nặc danh chỉ nên ở chỗ khác.Nếu là người cơ điện ko cần nặc danh ở đây, nếu có biệt hiệu hay bút danh cũng cần có "nhãn hiệu trình tòa"

    Trả lờiXóa
  15. Không thể chụp mũ nên đầu :NẶC DANH là vô lại được , chỉ có bọn VÔ LẠI ! Thế còn các chiến sĩ VÔ DANH thì sao ? Còn VÔ VỊ hỏi phải nói .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sinh ơi, Sinh đọc kỹ lại bài viết trên đi, Nặc danh và vô danh khác nhau nhiều lắm. Nặc danh cố ý hay nặc danh sơ ý cũng khác nhau, mình vẫn còn nhớ, ngày xưa, các cụ hay chửi ngoa lũ con gái hay nghịch là "nặc nô". Sinh đọc cả cái thông báo trên bìa trang nữa nhé và cho ý kiến. Mình muốn Sinh đảm nhiệm BBT khu vực Hải Phòng đấy.

      Xóa
  16. Vô lại, vô danh, vô vị , nặc danh khác nhau.
    Kẻ vô lại tra theo từ điển là : kẻ du đãng, bất lương, không có nhân cách.
    Chỉ gây phiền toái khó chịu theo mình nghĩ là còn nhẹ
    Vô danh: không có tên, nghĩa khác là không biết tên. Bạn Tiền lập luận theo nghĩa câu vô danh tiểu tốt
    Vô vị : Sự nhạt nhẽo
    Nặc danh: giấu tên.
    Lập luận của nặc danh về một số người lấy tên không có trong các khóa cũng không ổn vì ít ra họ cũng tự đặt cho mình một cái tên cho dù không chính xác. Thời gian mới vào blog mình cũng đã tự đặt vài cái tên để com nhưng nội dung com không có ý xấu.

    Tham gia bàn luận về những vấn đề trên blog nhỏ này làm gì đến nỗi phải giấu tên. Các ý nghĩ trái chiều bao giờ chẳng có, không ai chê trách, nhiều lúc cần phải có để đi đến tận cùng chứng minh cho vấn đề đã trình bày như việc phản biện ...

    Thành ý của bạn Tiền trong bài viết trên ai cũng hiểu.

    Có lẽ nên dừng ở đây và BBT chịu khó dọn rác.
    Với blog mới người tham gia com phải có địa chỉ như com ở blog K10, ĐHCĐ...

    Trả lờiXóa

  17. Gửi các Bạn,


    Các bạn đang cho ý kiến có liên quan đến một số từ gốc Hán _ Việt . Để có thể hiểu và viết ý kiến của mình cho đúng nghĩa - tránh cho việc nêu ý kiến chệnh ngữ nghĩa
    Tôi thấy cần làm rõ các từ sau :
    Nặc danh - Vô danh - Vô lại - Vô vị

    Theo từ điển HÁN _ VIỆT nghĩa của từ đang dùng trên đây ( Một chữ HÁN đọc như nhau nhưng là các chữ khác và cũng mang với nghiã khác nhau )

    DANH - tên goi của người hay vật
    LẠI - lợi ích , nhờ cậy
    NẶC - Dấu không cho người khác biết
    VÔ - Không

    Ghép với nhau có các từ HÁN - VIỆT sau :
    Vô Danh ; không có tên, mọi người không biết đến , không có tiếng tăm gì
    Vô Lại : Nghĩa đen - Không có ích lợi, không nhờ cậy được
    Nghĩa bóng - người du thử, du thực ( người chẳng ra gì )
    Vô Vị : Không có ý nghĩa gì , không dùng vào việc gì - Không có mùi vị gì
    Nặc Danh : Dấu tên ( cố ý )

    Từ nguyên nghĩa của các từ, Với nghĩa gần giống nhau ta có thể xếp cụm từ đồng nghĩa :
    - theo nghĩa không có tên, mọi người không biết đến tên : VÔ DANH _ NẶC DANH ( khác là không cố ý và cố ý )
    - theo nghĩa không có ý nghĩa gì, không dùng vào viêc gì được : VÔ LẠI _ VÔ VỊ

    Từ nghĩa gốc Hán _ VIỆT này các bạn sẽ phân biệt rõ hơn nghĩa của từ và dùng cho đúng.
    Tôi ví dụ : Nếu viết NẶC DANH là VÔ LẠI thì không ổn theo nghĩa của từ ( không đồng nghĩa nhau) dễ dẫn đến tranh cãi không cần thiết .
    Khi phân tích cần hiểu cho đúng nghĩa của từ và trình bày đơn giản, dùng từ thuần VIỆT thì ý sẽ sáng rõ hơn , tránh sa đà vào ngữ nghĩa mà chưa chắc đã chính xác ,
    Vài ý kiến nhỏ , mong các bạn đọc và hiểu nhiều hơn .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Luân phân tích đúng và bạn Nguyễn Văn Tiền thì lại lấy tin từ một nguồn tin đáng tin cậy - Cảnh sát tàn cầu.
      Chỉ có điều cần làm rõ ở đây là cụm từ "nặc danh là vô lại" không phải định nghĩa tương đương của chuyện từ ngữ mà là định nghĩa theo tính chất sự việc. Giống như "lười học là xấu" hay "lao động là vinh quang" v.v.
      Mong mọi người đọc kỹ và bàn luận thêm cho thấu đáo.

      Xóa
    2. . .. " Bất hạnh lớn nhất của cuộc đời là " VÔ LẠI " , điều đó cũng đồng nghĩa với " VÔ DANH " , và cũng gần " VÔ VỊ " . Thử hỏi các LIỆT SĨ vô danh cũng đồng nghĩa với VÔ LẠI ? . Hôm nay ngày thành lập quân đội , xin hỏi các anh CCB , các liệt sĩ VÔ DANH có VÔ VỊ không ?

      Xóa
  18. Mục đích người viết bài ai cũng rõ vì số đông đều khó chịu với nội dung com thiếu thiện chí mang tính cá nhân trên blog - nơi gặp gỡ chuyên trò của những người bạn cùng trường.
    Bàn luận sâu nữa lại là đúng sai vì việc giải thích từ như trên đã rõ nghĩa.
    Tôi đề nghị nên dừng ở đây.

    Trả lờiXóa
  19. Văn Sinh, bạn đừng khó chịu nữa!
    Dạo còn đi học được nghe kể về người lính đã chiến đấu một mình, đẩy lui các đợt tấn công rồi hy sinh và không một ai biết tên về người chiến sĩ đó . Ở nghĩa trang Pleiku có một khu mộ chiến sĩ vô danh, ở Phú quốc tù binh chỉ có số tù , có một số rất ít trong hàng ngàn người lính bị giam cầm có tên trên bảng treo cột ở nhà trưng bày …
    Tuần lễ vàng năm 1946, người qua đường lặng kẽ tháo nhẫn, hoa tai, dây chuyền…bỏ vào hòm không cần ghi danh tính như việc công đức bây giờ. Có người góp tiền tỷ cho trùng tu chùa nhưng giấu tên…
    Họ vô danh…đã để trong ta sự cảm phục, ngưỡng mộ…

    Trả lờiXóa
  20. " NẶC DANH -HÁO DANH HAY TRÁCH NHIỆM VÔ DANH "
    Tôi đã đọc tất cả các bài viết lấy tên : NẶC DANH trên các trang BLog ĐHCĐ , bLog CCB , Blog k6 , Blog k8 , Blogk10 . Cá nhân tôi thấy tất cả các bài viết đó không làm ảnh hưởng đến trang Blog , không làm nguy hại đến trang Blog . Tôi thấy những người chủ trang Blog chưa suy nghĩ kĩ , đã nóng vội đưa ra phát xét . .

    Trả lờiXóa
  21. Liên quan tới bài viết "Nặc danh - háo danh hay trách nhiệm vô danh"
    Xin cám ơn các Bác khóa trước vì lời chúc và lời khích lệ tới Em. Thực ra trong cuộc sống cũng như trong công việc, người "nặc danh " đâu đâu cũng có và luôn hiện hữu. Quan điểm về "NẶC DANH" thì mỗi người một chính kiến, tuy nhiên "NẶC DANH" là thế nào thì nên để công luận và pháp luật chỉ rõ.
    Em cũng không ưa gì những người"NẶC DANH". Nhân việc xem ký sự & ảnh "Chúng ta về trường". Đọc một số góp ý tham luận của người không xưng tên "NẶC DANH", góp ý kiến nhận xét không trên tinh thần xây dựng, thấy bức xúc, Em đã đăng bài viết của Bút danh Nguyễn Hoàng Đức (Báo Công An Nhân Dân) với tựa đề "Nặc danh - háo danh hay trách nhiệm vô danh". Vì số lượng từ khi đăng trong trang Web: http://k8xuavanay.blogspot.com. chỉ được không quá 4026 ký tự, vì vậy bài viết đã được lược trích.
    Xem nguyên văn bài viết "Nặc danh - háo danh hay trách nhiệm vô danh" tại: http://cstc.cand.com.vn/vi-VN/nguocsang/cainhinamban/2012/2/182931.cand

    Xin gửi lên thêm một bải viết khác nêu quan điểm về "NẶC DANH"
    NẶC DANH LÀ MỘT LOẠI GIẶC
    TS Nguyễn Quang A: Chính danh, bút danh, nặc danh và mạo danh

    Các “học giả” nếu có uy tín thực hãy dùng tên của chính mình và chịu sự phán xét của dư luận cũng như của cuộc sống đời thường.
    Người tự tin luôn dùng tên thật của mình, đấy là chính danh. Các nhà văn, nhà báo đôi khi dùng bút danh, tên dùng trong các bài viết.
    Một người có thể có vài ba bút danh cho các thể loại khác nhau, nhưng bút danh của các nhà văn nhà báo tử tế thường ổn định và báo giới biết rõ tên thật của tác giả đó. Các nhà hoạt động chính trị trong vòng bí mật cũng thường dùng bút danh để tránh bị nhà cầm quyền truy bức, nhưng khi thắng lợi và nắm quyền thường họ dùng tên thật.
    Với sự phát triển của thông tin mạng, trên thế giới ảo, ai cũng có thể viết, có thể làm nhà báo, nhà văn theo cách của riêng mình.
    Các nhà báo, nhà văn vẫn thường dùng bút danh quen thuộc hay có bút danh mới cho thế giới mạng. Những người viết tử tế vẫn ứng xử như xưa. Bút danh nổi tiếng có thể trở thành tên gọi “thật” của một con người cụ thể và bạn đọc thậm chí không biết tên khai sinh của họ là gì. Đấy là cách dùng có ý nghĩa cao đẹp của bút danh.
    Một bài viết nặc danh là bài viết không có tên người viết. Thường những người thấp cổ bé họng và sợ cấp trên trù dập hay dùng cách nặc danh để viết các đơn tố cáo thượng cấp của mình hay những người quyền thế. Không hay, nhưng có thể hiểu được cách làm của người viết, nhất là của những “dân đen”.
    Tồi tệ hơn và pháp luật cũng cấm, là việc mạo danh, tức là dùng tên của người khác để làm những việc mờ ám. Thế nhưng, hiện tượng này ngày càng phổ biến. Việc này cần phải nghiêm trị.
    Việc dùng bút danh theo hướng gần với nặc danh và mạo danh là hiện tượng còn nguy hiểm gấp bội. Hiện nay, nhiều khi bút danh lại biến thành công cụ để che giấu tung tích thật của người viết. Vì họ sợ bản thân cái nội dung họ viết, sợ bạn đọc biết đích thực họ là ai. Cách dùng bút danh này đã chuyển sang thái cực xấu.
    Nếu chúng ta muốn xây dựng một xã hội tử tế, báo chí chính thống nên tránh xa hiện tượng này.
    Các “học giả” nếu có uy tín thực hãy dùng tên của chính mình và chịu sự phán xét của dư luận cũng như của cuộc sống đời thường.
    Nguyễn Quang A THEO BEENET. Nguồn từ trang Web: http://yume.vn/cuulongjewelry/article/nac-danh-la-mot-loai-giac.35D32EBF.html

    Trả lờiXóa
  22. Trước hết xin lỗi BBT và tác giả entry, tôi đã định viết ngay ý kiến khi đọc bài này từ khi mới ra nhưng vì bận quá nên quay lại trễ, vấn đề này đã khép, nói tiếp kể cũng hơi vô duyên. Tôi cũng sẽ không bàn luận như dưới đây nếu đây là bài viết của bạn Tiền. Nhưng vì đây là của tác giả NHĐ nên tôi mạn phép góp thêm vài ý kliến. Tôi biết tên Nguyện Hoàng Đức (không biết có phải đúng là người viết bài này không vì tôi cũng không co nhu cầu đọc toàn bài trên "Cảnh sát hooàn cầu"). NHĐ mà tôi biết vốn là 1 sỹ quan an ninh sau lại nổi tiếng là một nhà bình luận VH , triết học.v.v. Tuy nhiên bài viết này theo tôi là dở, quá dở, rất dở. Cũng có thể do bạn Tiền trích dẫn đã làm mất logic của bài gốc. Tuy nhiên tôi chỉ bàn luận trên ngữ cảnh bài trích này trên blog. Tôi hiểu thiện ý của bạn Tiền với mục đích chính là phản bác những comments "NẶC DANH" vô trách nhiệm trên blog, đó cũng là ý kiến mà tôi đã hơn một lần nhắc trên blogk10. Tuy nhiên bài này đã ôm đồm quá nhiều khái niệm, đôi khi lẫn lộn, so sánh không cùng thứ nguyên nên gây nên những phản ứng ngược (như ý của bác V.Sinh). Đối lập với những NẶC DANH chỉ nên là khai niệm CHÍNH DANH (Danh chính ngôn thuận). Những khái niệm VÔ LẠI, VÔ VỊ, BÊU DANH, TÀI ĐỨC.v.v. hoàn tooàn không liên quan. Những khái niệm về sử dụng BÚT DANH, VÔ DANH, KHUYẾT DANH.. dù có liên quan nhưng hoàn toàn không thể đánh đồng với NẶC DANH, VÔ LẠI được. Bài viết của TS Nguyễn Quang A mà bạn Tiền đưa vào comment mới đúng chủ đề và có lý, có tình. Tôi thử nêu lại những klhái niệm của NHĐ và bình luận ngắn của mình để các anh chị và các bạn tham khảo:
    (còn tiếp)


    (Trịnh Công Vương K10Ma)

    Trả lờiXóa
  23. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  24. (phần tiếp)
    THỬ BÀN LUẬN XUNG QUANH NHỮNG KHÁI NIỆM CỦA NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
    (ý kiến của Korolbo trong ngoặc đơn)

    -"Làm người có một tên gọi, giống như cái danh tự nhiên đặt cho các đồ vật, nếu không tự mình “đặt lại” hay “tiến bộ” tên cho mình thì có khác gì các đồ vật. Đây là một bất hạnh lớn nhất kiếp người mà nhiều tác giả Trung Hoa gọi là “vô lại”.
    (câu này rất lủng củng và vô nghĩa)

    - Còn con người, nếu ai đó không có tài, có đức, có công, gặp người khác chỉ đem đến phiền toái, người ta không hề muốn gặp lại kẻ đó, thì đó là đồ vô lại.
    (đây là một định nghĩa nhảm nhí về "vô lại")

    - Người ta còn có câu, “cọp chết để da, người chết để tiếng”. Một đám bèo trôi trên sông, nó trôi qua chẳng để lại vết tích gì, đó là vô lại. Nhưng một khúc cây may mắn đã thành phao cứu một mạng người, người ta quí trọng nó, đem về tạc thành bức tượng để kỷ niệm, nó không hề vô lại mà để lại dấu vết trong tham vọng tồn tại cả ngàn năm. Tương tự, cọp dù chết nhưng da của nó còn quí lắm khiến người ta muốn truy tầm. Còn người chết vì có nhiều việc làm xứng đáng đã để lại tiếng thơm muôn đời.
    (Phần này ngoài những thí dụ rắc rồi buồn cười về "vô lại" , tác giả cón lẫn lộn khái niệm "danh" trong "công danh", ""danh hiệu" với "danh" trong "danh xưng". Mời đọc câu "Làm trai sống ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông").

    - Bất hạnh lớn nhất của cuộc đời là “vô lại”, điều đó cũng đồng nghĩa với “vô danh”, và cũng gần “vô vị”, chính thế mà có rất nhiều người thà mạo hiểm để kiếm danh còn hơn sống nhạt nhẽo để trở thành vô vị...
    (câu này cũng lủng củng, tối nghĩa, lẫn lộn khái niệm)

    - Nhưng ở đời luôn luôn có “chính danh” “bêu danh”, và “nặc danh”. Chính danh là một điều chính đáng nên chẳng có gì để chê trách cả. Nhưng có những kẻ không có tài để nêu danh thì nổi tiếng bằng cách “bêu danh”, tức là trưng cái xấu, cái bẩn, cái đáng sợ, cái đáng tránh xa ra để nổi danh...
    (lại thêm những định nghĩa cầu kỳ mà vẫn sai)

    - Còn dạng cuối cùng là “nặc danh”. Tôi biết có một nhà báo kia viết báo cả đời bằng bút danh, anh ta chẳng bao giờ bị chê cả, vì có ai biết đó là bài của anh ta đâu mà chê; nhưng đến lúc về hưu anh ta ngậm ngùi thốt lên: “Cả đời tôi viết báo mà không ai biết cả! Cũng chẳng có một tên gọi chính thức nào thuộc về mình!”
    (Với nhà báo việc sử dụng bút danh là bình thường chứ không phải là "nặc danh" còn bút danh ấy có được lưu tên hay không lại là một chuyện khác phụ thuộc vào năng lực của tác giả và chất lượng bài viết chứ không phải cái tên. Tham khảo các bút danh của bác Hồ, Nguyễn Văn Linh, Thép Mới...)

    - Người đời nói “danh chính ngôn thuận”, nếu ta không có danh chính thức thì làm sao có trách nhiệm trong lời nói?
    (cả bài được mỗi câu này có nghĩa)

    - Một lần chúng tôi trao đổi với những người làm trang mạng cũng như đăng tải những comments, họ bảo: Chấp làm gì đám không có hồ sơ xuất xứ. Đến cái tên họ còn không dám có thì chúng ta đối thoại với ai? (Không đúng. Chúng ta hoàn tooàn có thể tranh luận về nội dung của các comments miễn là nó đúng chủ đề và có văn hóa mà không cần quan tâm đến ai là tác giả. Tấm áo không làm nên thầy tu, tác giả "chính danh" mà bàn luận càn quấy, thiếu xây dựng và vô văn hóa có đáng được quan tâm bằng những tác giả "nặc danh" nhưng bàn luận có tính trí tuệ, tính xây dựng và có văn hóa? Việc để tên thật hay nick name là tùy ở mỗi người và họ đều có lý do cần được tôn trọng. Những bàn luận vô văn hóa hay thiếu tính xây dựng dù có tên (thật/giả) hay không (đúng ra thì là VÔ DANH/KHUYÉT DANH sẽ dễ được chấp nhận hơn, nhưng do mặc định của phần mềm trang Web mà nó có tên NẶC DANH chứa đầy bóng tối) có được hiện diện trên trang mạng hay không là do sự quyết định của BBT/Admin)

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài hình ảnh, video, bài hát vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]