Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

HẠ LONG ƠI !

                                                       
Trần Thanh Tuân
Chiều tối Hạ long vừa rồi kì lạ.
Hơn trăm con người gọi anh, chị, gọi bác, cháu um lên, vồ vập tay bắt mặt mừng  mà quen biết gì đâu mấy, tận đâu mãi Cẩm phả, Bãi cháy cùng về.
Họ về gặp nhau để kỉ niệm ngày lập trường ĐH Cơ Điện 6/12.
 Mặt mũi cứ phơi phới cả lên, cứ như được tiêm thuốc kích thích. Gìa trẻ gái trai, giám đốc to nhỏ, về hưu hay mới ra chưa việc làm, có tất. Cái long trọng bị đánh dạt ra ngay, thay  vào là tình thân ái đượm mùi T Ba Nhất. Vui ồn ào náo nhiệt, nhưng không lộn xộn, vẫn nếp na đâu vào đấy. Thông điệp rõ ràng là lo cho nhau theo năng lực và vui đi.
Các bài diễn văn tẻ nhạt không có, thay vào là cảm xúc thơ ca, rồi hát. Giọng nói méo mó đầy xúc động của bác K3 chen cùng tiếng oanh K24. Tiếng hát vút cao của bạn K8 cùng hòa tiếng trầm hùng K12. Nhìn dàn đồng ca của gần 30 em K33 tôi vui lây cái khí thế hừng hực như lửa cháy ấy.
Ngất ngây men say. Đám trẻ vây quanh các bác già ,các bác già thích như bạn trẻ. Tôi và ba anh Hội trưởng CĐ ba tỉnh may mắn dự như là khách, hòa ngay vào khí thế ấy. Không thì chết!
Về Sài gòn rồi, trong không khí mát mẻ trời Nam bên tách cà phê, tôi nhớ lại chuyến đi ra Bắc lần này đầy tình cảm dạt dào khắp mọi nơi. Sướng âm ỉ trong lòng, làm cho mắt sáng hơn lên.
Trong đó có một hình ảnh, tôi nhìn thấy gần như ở những nơi đã qua, tượng trưng cho Cơ Điện mình. Thôi thúc viết ra.

Hạ Long hôm nay


                                                         ***
Không hiểu sao chuyến đi vội vã eo hẹp thời gian này tôi cứ nhất quyết phải ra Hạ long. Không lí giải được cho chính bản thân mình. Người bạn chí cốt của tôi ở Hạ long đã đón ở sân bay Nội bài, đã cùng vi vu mấy ngày lên trường. Âý vậy mà tôi cứ đòi về Hạ long. Cho tới khi bước vào cổng nơi diễn ra cuộc gặp mặt Hội Cơ Điện Hạ long, nhìn thấy anh tôi mới biết mình về Hạ Long vì nỗi gì.
Bắt tay thật chặt và ôm ghì lấy nhau. Hơi ấm từ anh và đôi mắt sáng ngời kia gây xúc động mãnh liệt trong lòng, ngay lúc đó tôi quyết định hủy kế hoạch về Hải phòng đêm nay. Mấy chục năm rồi lần nào ra đây tôi cũng tìm cách ngồi với anh, ít thì dăm phút cà phê.
Đàn ông có nhiều cách kết thân rất lạ. Chúng tôi tuy cùng tuổi nhưng không học cùng lớp, cùng khóa, không quán xá cùng, không cùng quê và mỗi thằng làm việc một nơi xa nhau vài nghìn km. Ấy vậy mà thân nhau từ thuở nào không rõ, như trời bảo thân nhau vậy thôi. Có lẽ quý nhau từ 40 năm trước, khi gặp nhau một vài lần dí dỏm dăm ba câu vu vơ ngày còn học ở trường, lúc anh sang chơi với người đồng hương cùng phòng tôi. Anh học trên tôi một lớp, tôi để ý anh vì cái vẻ đẹp trai, thư sinh, và học giỏi có tiếng của anh. Qua những câu chuyện kể của bạn bè về nhau, phục tài nhau mà thân cũng nên. Ngồi đâu với bạn bè bốn mươi năm qua tôi cũng hay xoè ngón tay đếm, và nhắc tên anh, cứ như không nhắc đến cái tên ấy thì thiếu gì ghê gớm lắm.
                                                                 ***
Đêm Hạ long chúng tôi ngồi với nhau nghe rì rào sóng vỗ, bên tách cà phê. Không dễ gì mẫu đàn ông kín đáo như anh trải lòng. Tôi biết về anh nhiều qua bạn bè , nhưng những cái thầm kín rất riêng tư thì có trời mới bắt anh nói ra. Hôm nay một ngày như thế, trời bảo anh nói tôi nghe.
Một khúc hát tự hào với nhiều giai điệu trầm bổng éo le của cuộc đời, lặng lẽ bao nhiêu năm nay, từ anh vang ra. Tôi vui mừng được đón nhận. Tôi tự hào về sự linh cảm của mình trong chuyến đi này, cái linh cảm bắt gữi của quý trong đời.
Tách cà phê nghi ngút khói quện vào gió Đông làm câu chuyện của chúng tôi thêm vị da diết.
Câu chuyện mở ra, một thời gian khổ của XH mà tất cả chúng ta phải chấp nhận.
Là một kĩ sư trẻ tài năng , do có nhiều sáng kiến cải tiến anh chỉ phải là kĩ sư thực tập có sáu tháng chứ không phải hai năm như mọi người. Hơn mười năm tận tụy với sáng chế, cải tiến nhưng công việc nhàm chán với những sản phẩm quá đơn giản không cuốn hút được anh. Gian khó thế thời cứ ập về cùng đói rách bào mòn nhiệt huyết của mọi người, anh không thoát khỏi cái vòng xoáy ấy. Cái thời ai cũng phải bám vào nhà nước dù lay lắt. Được làm trong cơ quan nhà nước ở trung tâm công nghiệp này quả là vấn đề nan giải.
Thế mà anh từ quan, trân trọng và thân ái xin về. Dù rất không muốn nhưng lãnh đạo cơ quan cũng ngậm ngùi chia tay người kĩ sư yêu quý của mình. Họ trân trọng quyết định sau bao đêm không ngủ của anh.  Anh về nhường cái chỗ cho bao người khác đang lạy lục cần đến.
Mỗi người có một cách nhận thức riêng về cống hiến và thụ hưởng trong quá trình vận động sinh tồn.
Anh về, đứng vững và vươn lên bằng đôi chân và trí tuệ mình. Anh đã vươn lên theo cách của mình, cách của lòng tự trọng, của một trí thức quả cảm. Chấp nhận thử thách. Bão tố một thời dồn lên đôi vai mảnh dẻ ấy. Anh đã gồng mình chịu trận đến ngày chiến thắng, chiến thắng âm thầm mà vang mãi trong lòng bạn bè trong đó có tôi.
Bươn trải với đời, từ hai bàn tay trắng , vốn gom góp chỉ mua được cái bình ắc quy nhỏ, dỏm. Anh làm tất cả để mưu sinh, từ công việc thiết kế của kĩ sư đến đứng máy gia công chi tiết của công nhân. Nhiều lần vất vả anh phải mang chi tiết máy đến những chỗ có máy để gia công nhờ. Anh tiện, doa, phay…như một công nhân lành nghề bậc cao ( tiền đâu lúc đó mà thuê nhân công), không né tránh thử thách gian lao. Anh làm phục vụ nhu cầu của dân, kiếm tiền, chắt chiu lo toan cho cuộc sống vợ con, từng bước dựng xây một sự nghiệp.  
Gần hai chục năm vất vả tảo tần, nhưng hiên ngang không phải cúi, cầu, đã tạc ra một con người khí phách trong thân hình mảnh mai, có đôi mắt cương nghị.
Nhìn cơ ngơi hoành tráng ngày nay của anh tôi thấy thật vững vàng cho hôm nay và là điểm tựa chắc chắn cho thế hệ mai sau. Tôi mừng cho thế hệ tương lai con cháu anh có người cha, người ông như thế.  

Những gương mặt Hạ Long
  
                                                            ***
Ở một góc khác cuộc đời tôi khâm phục ý chí, nghị lực và tư cách của anh. Tôi buồn đi, anh buồn ở lại.
Gió biển nhè nhẹ thổi về làm mấy sợi tóc xòa che lên vừng trán cao, tôi ngắm khuôn mặt thanh tú của anh đã hằn những vết nhăn cuộc đời. Nhìn đôi mắt toát ra vẻ chân thành của anh và sự hân hoan của vợ con anh khi tiếp chúng tôi, hai bàn tay tôi tự nhiên nắm vào nhau, lòng tôi trào lên một niềm tin : tôi may mắn có người bạn như anh, vâng, tôi cho là đã thân lắm rồi trong cuộc đời. Một người Cơ Điện ở Hạ long.

                                                                                                   Sài gòn10/12/2013.

12 nhận xét:

  1. Cám ơn tình cảm của bạn với Hạ long!
    Bạn làm tôi phải viết về người bạn đã nhắc đến trong bài này mặc dù trước đó không có ý định .
    Đọc những gì viết về mình hắn sẽ khó chịu và cáu lắm nhưng chả sao vì đó là một người Cơ Điện mà bạn bè tự hào.

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn văn Nhân k22mlúc 15:39 23 tháng 12, 2013

    Ở Tp Vinh chúng em cũng thấy mấy anh chị giông thế này, anh TVCách, anh Lê Ngọc, anh Cương.v.v.v. chỉ thay tên HLg là V và một tí thôi là đúng mấy anh í rồi. Các anh K11, K12 cũng vậy, còn K22 chúng em thì cũng đa phần như vậy, xong cũng còn vất vả lắm, không biết bao giờ mới xây được cái nhà vững, tránh bão gió. Đọc bài này thấy mạnh lên được thêm và hi vọng.

    Trả lờiXóa
  3. Có phải anh TV viết về anh Kỳ Thiết Bảo K11ma không vậy? gần như đúc , có điều anh B.chán về là do xếp trên là bạn người miền Nam, phân biệt đối xử vùng miến. Trên truyền hình hay có phỏng vấn anh B.về máy tự động gia công do anh sáng chế. Anh này bây giờ có xưởng to, nhiều máy công cụ lắm,

    Trả lờiXóa
  4. Anh Cường càng ngày càng giống anh Dũng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có phải là 2 anh em không vì thấy có họ "trác"

      Xóa
  5. Nguyễn Thế Tịnh k27lúc 18:13 24 tháng 12, 2013

    Cháu xin phép các bác, vì thấy anh K22 dám vào nên cháu cũng mạnh dạn góp vài í với các cô các chú. Cháu K27 hiện đang làm đồ inox, ghế đu, bàn ghế, giá để hàng.v.v.v lúc được lúc ế, vốn vay, vốn chiếm dụng nhưng tuyệt đối sòng phẳng. Đọc được bài này, cứ nghĩ là tác giả viết về chú Võng xếp Duy Lợi thần tượng của cháu.Nhưng nói Hạ long thì không phải rồi, nhưng cháu thấy như được động viên vì mình làm ra tiền nuôi vợ con một cách chân chính. Chưa dám so với ai nhưng cũng tàm tạm lo cho vợ con đủ.Cạnh tranh quyết liệt, mình hơn một tí vì biết vận dụng tiết kiệm từng cm inox, từng que hàn, từng ca làm của công nhân và phải chăm nom thợ cho tốt, không có nó đi ngay chỗ khác. Cố gắng xoay sở thôi và cũng được ngủ ngon. Thỉnh thoảng xem blog cũng sáng được một ít và tự nhủ cố lên.

    Trả lờiXóa
  6. Bác TV đã gây được hiệu ứng CĐ rất hay, vì K nào cũng nhận là có người y chang, vậy là Anh TV không muốn nói rõ tên lại là điều hay đấy chị Thọ ạ.Qua phóng sự này thấy người CĐ minh giỏi quá cơ, tỉ lệ thành đạt cũng khá dù làm đúng nghề hay không đúng nghề

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng thấy vậy, không muốn nêu rõ tên để người cơ điện nào cũng thấy nhân vật của Tuân là bạn mình, là người mình rất trân trọng để mà tự hào.

      Xóa
  7. Nguyễn Văn Tiền - Lớp K13MBlúc 05:53 26 tháng 12, 2013

    Bài viết của bác Tuân (K9) tôn vinh những Kỹ sư Cơ Điện dám nghĩ, dám làm, vươn lên thành đạt bằng trí tuệ, bằng nghi lực, bằng chính bàn tay khối óc của mình. Những con người như vậy thật đáng trân trọng.

    Trả lờiXóa
  8. Hồ Thế Quảng K24lúc 09:56 26 tháng 12, 2013

    Các bác cho cháu góp một í, truyện này như viết về chú Lê Ngọc học K9i. Chú Ngọc ở lại trường vài năm rồi về đài phát thanh truyền hình Nghệ an, chiến đấu thế nào mà họ đẩy đi xuống Phòng Công nghiệp huyện Quỳnh lưu, lại phấn đấu từ đầu, chú làm như công nhân lành nghề, tiện, bào, quấn máy biến thế gì làm tất leo lên chức trưởng phòng kỹ thuật, phó Ban Công nghiệp. Bỗng nhiên chú xin về, bỏ cả chức quyền, chú về lập xưởng làm biến áp đủ các loại bán khắp dải miền Trung. Chú cũng cao to,đẹp trai và rộng rãi. Bây giờ có hai,ba cái nhà, cả ô tô nữa, vi vu khắp nơi.

    Trả lờiXóa
  9. Cảm hứng đầu tiên về bài này của tôi từ hai năm trước là viết về T.Đ. Hải ở Nam định, N.T.Vân ở Đà nẵng và P.G.Hải ở Hòa bình, có một điểm chung là yêu nghề , giỏi về kỹ thuật, khái tính và nhiệt tình với bạn bè. Khi bắt đầu viết thì lại thấy rất nhiều anh em nữa học trường mình nay ở Sài gòn, Hà nội, Hải phòng và các tỉnh tôi đã qua và đã “ nhậu “ cùng. Có người làm đúng nghề, có người khác nghề, làm những thứ tự học trong thời gian bươn chải với đời, như làm bia, làm ống nước, diệt mối, làm bảo hiểm, quản trị cao ốc, ngân hàng, cả buôn vôi, buôn gas nữa.v.v.v Hội Cơ điện các tỉnh thì cũng gặp gần hết. Những người thành đạt dễ viết hơn, và dự định viết sau. Đến khi vòng quanh các Hội CĐ của chuyến đi vừa rồi, mà trạm dừng cuối cùng là Hạ long tôi mới có ý nghĩ phải lấy Hạ long làm điểm tựa chung. Người bạn Hạ long, Hội CĐiện Hạ long là cái để xuất phát, nói cho một cái chung tất cả.
    Vì viết kém nên có người thấy ”như úp úp mở mở, dương đông kích tây?” do vậy tôi phải đọc đi đọc lại bài viết của mình xem cái lỗi nó nằm ở đâu? Có như vậy không?
    Viết thế nào đây để anh chị em các nơi đều thấy mình và được động viên khuyến khích vượt khó khăn vươn lên trong hoàn cảnh là khó khi cầm bút. Nay lại bất ngờ thấy nhiều quá anh em CĐ ở mãi đâu đâu cũng hoàn cảnh éo le đang vươn lên mãnh liệt thì vui rồi. Tự thấy đây là bài viết kém vì bị cái tình nó lấn át, chưa có ý đưa vào bài mọi rủi ro vất vả cạm bẫy mà bạn mình phải vượt qua trong những năm tháng nhọc nhằn để vươn lên mới thấy cái giá của thành công, cũng có ý dạy con: mọi thứ có bây giờ không phải bố mẹ dễ dàng kiếm ra, các con phải cố mà học hành, chăm chỉ làm.
    Thực sự trong tâm mình tôi muốn các đàn anh đàn chị Cơ Điện hãy viết ra những kỉ niệm cay đắng đã vượt qua mấy chục năm ở đời để cho bạn bè, đàn em, các cháu đọc và rút kinh nghiệm tránh được vấp váp gian lao và động viên các em vươn lên mạnh mẽ trong hoàn cảnh khó khăn bây giờ. Đấy là mục đích. Rất mong sau bài này chúng ta được đọc các bài có giá trị như bài Một người Cơ Điện của Vũ Thị Thọ K8 mới đăng.

    Trả lờiXóa
  10. Tuân Vịt mới là người tài, viết hay, viết giỏi. Các bài viết của Anh rất mở, có nhiều cửa để vào. Còn bài "Một người cơ điện" nói về một con người cụ thể và khen theo cảm tính nên đọc để biết vậy thôi chứ rất khó comments.

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài hình ảnh, video, bài hát vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]