Trần Thanh Tuân
Trong
các câu chuyện của Ba kể cho thời thơ ấu tôi nhớ mãi chuyện này. Nay viết ra như
món quà Noel dâng tặng bạn bè thân yêu.
***
Trong căn nhà nhỏ ngăn nắp của giáo sư Q, bà vú già
đang mải mê lau nốt những chiếc cửa sổ cuối cùng. Bà muốn tất cả phải sạch, đẹp
để ngày mai đón Chúa về. Ngày mai Noel, mà ngày mai bà phải về quê. Bà về cùng
xóm đạo của bà rước Chúa, lễ trọng này không thể vắng mặt.
Nơi đức tin đã trở thành vĩnh cửu |
Bà đã chuẩn bị sẵn tất cả, chỉ còn mỗi món bít tết,
món ấy phải ăn nóng mà gíao sư rất thích món đó vào dịp Noel. Bà đã chỉ cho ông
làm nhiều lần. Bà làm cho ông có đến hai mươi năm rồi, coi ông vừa là chủ, vừa
như cậu em trai. Thương ông hơn bốn mươi rồi mà chưa có đám nào ưng ý, cứ suốt
ngày trong phòng thực nghiệm say mê với ốc vít, bánh răng tháo ra, lắp vào chẳng
biết để làm gì. Có khi cả tháng ông không ra khỏi nhà. Vài ông bạn có đến chơi
cũng chả giúp được gì, chán mấy ông ấy lắm toàn nói chuyện Máy móc, Điện đóm. Vừa
làm bà vừa lẩm bẩm, khổ thân, bữa trọng cả năm.
Bữa tối vừa xong, bà vú mang cho gíao sư chén nước vối
nóng ông ưa dùng và nói nhỏ nhẹ, thưa ông mai là Noel, ông cho phép sáng mai
tôi xin về quê đi lễ. Giáo sư ngạc nhiên, ồ, đã đến Lễ Noel rồi ư? Nhấp miếng
nước, lúc sau ông đứng lên mở tủ đưa cho bà vú chiếc áo dài mới và nói : tôi biếu
vú mặc đi lễ cho đẹp, vú cứ về đi, chơi vài ngày rồi thong thả lên cũng được.
Bà vú mân mê chiếc áo, cảm động cám ơn, khẽ nói: Ông
à, ngày mai tôi đã chuẩn bị hết cho ông rồi, chỉ còn món bít tết thì ông phải tự
làm. Sáng mai ông ra góc ngã năm, ở đấy có hàng thịt bò tươi của anh tiểu thương
chột một mắt, tôi vẫn thường mua. Ông ấy bán thịt ngon, cân đủ có uy tín lắm,
ra muộn sợ bị hết, ông nhớ đi sớm nhé.
Bà con giáo dân đi lễ nhà thờ |
Sáng hôm sau ông giáo sư theo chỉ dẫn của bà vú, men
theo mấy con phố, vừa đi vừa ngạc nhiên vô cùng trước sự tấp nập của của phố
phường. Nhà nhà trang trí đẹp, các loại đèn thi nhau nhấp nháy rực rỡ. Mọi người
ăn mặc đẹp đủ màu sắc hân hoan chuẩn bị đón Noel. Vừa đi vừa ngơ ngác ngạc
nhiên, ông đứng trước hàng thịt bò lúc nào không biết.
Ông đứng thích thú quan sát anh bán thịt bò lành nghề.Tay
anh ta thoăn thoắt con dao, cắt miếng này, xẻo miếng kia, làm vừa lòng tất cả
những người đến rồi đi. Vãn khách, anh bán thịt thấy cái ông đeo kính kia sao
không mua mà cứ đứng nhìn cái gì ở mình, lại còn cười cười nữa. Rếch việc, anh
chăm chú pha thịt, tay lại thoăn thoắt, từng miếng, từng miếng đâu ra đấy. Chùi
tay vào tạp dề, anh bán thịt ngước lên lại thấy cái ông giáo sư kia tủm tỉm cười
nhìn mình.
Ông
giáo sư giơ một ngón tay lên vẻ thành kính, anh bán thịt thấy vậy giơ luôn hai
ngón tay về phía gíao sư. Dừng trong giây lát gíao sư nhíu mày, giơ ba ngón tay.Tiện
tay cầm con dao anh bán thịt băm xuống mặt thớt và giơ nắm đấm lên cao. Giáo sư
sững người giây lát rồi ngạc nhiên cười phá lên thật sảng khoái, cười thật lâu
xem chừng đắc ý, cái đầu gật gật. Quên bẵng chuyện mua thịt, ông quay ra bà bán
lê mua vài quả đi về, đang đi thấy anh bán thịt chạy theo dúi vào tay một nắm ớt
nói tặng ông.
Giáo
sư cảm động bắt tay anh cám ơn và vui vẻ đi về nhà. Anh bán thịt quay về hàng,
vừa đi vừa đá vào khoảng không trước mặt, có vẻ giận dữ.
***
Bên gốc cây Bàng cạnh đấy một nhà báo chứng kiến từ
đầu đến giờ không hiểu chuyện gì vừa xảy ra giữa hai người. Lạ quá.
Bản năng nghề nghiệp mách bảo có chuyện gì gay cấn,
thú vị đây. Rất nhanh anh theo chân vị giáo sư kia và biết được chỗ ở của ông.
Tạt vaò quán cà phê gần đấy ngồi, anh xòe một ngón tay, hai ngón tay, ba ngón
tay, và nắm đấm, nghĩ ngợi. Anh cứ xòe ra cụp vào đếm mà không lý giải nổi.
Bụng bảo dạ đợi bác bán thịt dọn hàng về phải hỏi
cho ra nhẽ. Anh nôn nao ngồi đợi trong gió lạnh se se.
Thấy chỉ còn vài miếng nhỏ, anh đến hàng thịt bò
nói, bác cho tôi mua hết số thịt còn lại này. Vừa trả tiền anh vừa nhẹ nhàng hỏi
bác câu chuyện anh chứng kiến giữa vị gíao sư và bác. Như gãi vào chỗ ngứa, ông
bán thịt trố mắt nhìn anh, ông một tay chống nạnh, tay kia quơ ra trước bức
xúc:
Tôi
bán thịt ở đây hơn chục năm trời, không có điều tiếng gì. Bà con yêu quý mua
đông, hàng hết nhanh, thấy vậy là mình có phước độ trì. Hôm nay cố bán nhanh để
còn dọn dẹp đón Noel cùng với mọi người, dù tôi không theo đạo. Thế mà có cái
ông đeo kính cứ đứng không mua, nhìn kĩ như soi mói điều gì. Lúc thấy ông ta
giơ một ngón tay lên, cười mỉm, tôi nghĩ nó không mua, chê mình một mắt chắc là cân điêu đây.Thế bác giơ hai ngón tay
lên là làm sao? Ông bán thịt bặm môi. Nó có mắt như mù. Tôi giơ hai ngón tay
lên để nói là một mắt tao bằng hai mắt
mày!
Lúc
giáo sư kia giơ ba ngón tay lên, bác hiểu ông ấy nói gì? Anh không biết à, nó bảo
giữa hai ta vẫn chỉ có ba con mắt. Mẹ
kiếp. Điên tiết tôi cắm con dao xuống và giơ
nắm đấm lên. Vớ vẩn, bố đấm vỡ hàm bây giờ!
Lão
này ghê gớm, không sợ, coi chuyện cũng chỉ như quả lê ngọt dịu kia thôi. Bực
mình tôi dúi cho nắm ớt, cho mà biết còn cay nữa con ạ ! Rõ bực mình, có Chúa
chứng giám.
Thì ra thế ! Nhà báo vui mừng.
Vội vã mang đến tòa soạn bản thảo, anh hớn hở với
món quà Noel đặc sắc Chúa ban bất ngờ. Bỗng anh đứng chững lại rồi quay đầu chạy.
Chạy thục mạng.
Anh chạy đến nhà giáo sư.
Vui vẻ đón anh, giáo sư lịch sự hỏi có chuyện gì mà
thấy anh vội vã. Anh băn khoăn hỏi giáo sư chuyện xảy ra giữa giáo sư và ông
bán thịt bò khi hai người giơ một ngón tay, hai ngón tay, ba ngón và nắm đấm,
mong giáo sư giải thích cho những điều khó hiểu giữa hai người.
Giáo sư nhấp ngụm cà phê ôn tồn nói:
Tôi
thấy phố phường đẹp rực rỡ cờ hoa, mọi người vui tươi tràn trề, ngay cả đến bác
bán thịt bò cũng thật tuyệt vời, xã hội loài người đẹp đẽ quá. Noel về càng đẹp
hơn, tôi giơ một ngón tay là cảm ơn Chúa
đấy, chỉ có Người mới làm cho XH đẹp như vậy.
Thưa
giáo sư, bác bán thịt giơ hai ngón tay nghĩa là gì? Anh thấy không, bác bán thịt
trông vậy mà sâu lắm, bác giơ hai ngón
tay như bảo, có XH này Trái đất chỉ cần có hai lực lượng, đó là đàn ông và đàn bà.
Nhà
báo phấn chấn,thế giáo sư giơ ba ngón tay có nghĩa gì? Gíao sư chậm rãi, tôi suy
nghĩ nếu chỉ cần có Đàn ông và Đàn bà như vậy thì Tổ tiên ta cũng phải sướng rồi,
vì thế tôi nghĩ cũng phải có Chúa. Giáo sư xòe từng ngón tay và nói, Đàn ông, Đàn bà, và Chúa.Tôi giơ ba
ngón tay là như vậy.
Dạ
thưa giáo sư, thế còn nắm đấm giơ lên cao?
Vâng mọi người phải đoàn kết lại, cuộc sống có cả ngọt ngào, có cả cay đắng nữa |
Giáo
sư trầm tĩnh,nghiêng đầu khe khẽ nói, hay là ở chỗ đó. Ba ngón tay vẫn chưa đủ,
vì Chúa cũng có lâu lắm rồi.Bác ấy cắm con dao xuống thớt, giơ nắm đấm lên cao dứt khoát: Có Đàn ông, Đàn bà, có Chúa và có bất
cứ ai nữa… mọi người phải đoàn kết lại.
Nắm đấm là như vậy, dứt khoát vậy,tôi thấy đúng ,rất đúng!
Còn
quả Lê,quả Ớt thì… cuộc sống thật ngọt ngào khi đoàn kết lại, nhưng vẫn còn cả
cay đắng nữa!
Sài gòn 1/12/2013 – Trần Thanh Tuân.
Trong tất cả các chuyện Tuân viết , mình thấy bạn viết chuyện này hay nhất , giản dị , sâu sắc , ý nghĩa .
Trả lờiXóaCùng một sự việc nhưng anh bán thịt thì nhìn ra những điều xấu xa còn ông giáo sư thì nhìn ra bao nhiêu lòng tốt. Vậy thì chúng ta hãy nhìn nhau bằng những ánh mắt yêu thương cho xứng với danh các kỹ sư đại học chúng mình nhỉ. Mà nhìn cuộc sống nhân văn như giáo sư thế, chắc sống cũng được "nhiều" hơn!
Trả lờiXóaNói sao nhỉ, Bài viết của Tuân hơi lan man, nhưng tựu chung có 3 ý lớn sau:
Trả lờiXóa- Ý thứ nhất: Những sự tốt đẹp của xã hội phần lớn do Chúa Trời tạo lên. Để mổ sẻ điều này sẽ tốn nhiều giấy mực, tốn nhiều thời gian lắm. Quang chỉ nói gọn trong một câu thế này thôi. Khi lòng tin có thì việc khó cũng thành công. Đức tin nơi Chúa trời từ lâu đã trở thành vĩnh cửu và vì thế mọi thành công trong một xã hội tiên tiến đều mang đậm bóng dáng Chúa Trời. Ngược lại khi mất lòng tin thì mọi việc thất bại.
- Ý thứ hai: Mỗi tầng lớp dân cư có tri thức khác nhau và vì thế nhìn nhận xã hội, nhìn nhận sự việc khác nhau. Tuy nhiên Giới trí thức với kiến thức KHKT cao hơn, họ là động lực cho sự phát triển XH. Trong cuộc sống hàng ngày họ nhìn sự việc với nhân sinh quan tốt đẹp hơn cao cả hơn. Nhiều người cho rằng tầng lớp lao động thực tế hơn, cụ thể hơn vì họ nhìn sự việc bằng chính miếng cơm, manh áo, bằng chính những đồng tiền bán hàng, bán thịt, bán sức lao động. Đấy không phải thực tế mà đấy là sự kém thua so với cách nhìn của giới KHKT, họ là động lực cho sự phát triển XH, cho văn minh hiện đại. Có vẻ như là lí thuyết, có vẻ như đãng tâm, đãng trí, nhưng chính những cái đó làm lên sự tiến bộ Xã Hội loài người, đặc biệt trong giai đoạn hiện đại này. Tôi đồng ý với ý kiến của anh ĐVD rằng tư duy của giới trí thức (ông GS) cao hơn giới lao động (anh bán thịt). Khác hẳn giới LĐ, giới tí thức không lấy tiền làm mục đích, không coi tiền là phương tiện duy nhất để thành công. Điều này đang là một căn bệnh nan y trong xã hội ta.
Ý thứ ba: Một xã hội, có đàn ông, có đàn bà, có chúa, có sự đoàn kết của mọi người mới thành xã hội. Khi tiếp xúc, giao lưu với người phương Tây ta thấy rất rõ quan điểm này. Họ không giấu giếm tham vọng, dục vọng và họ không trối bỏ nghĩa vụ làm người cũng như nghĩa vụ công dân, mọi việc công khai, rõ ràng minh bạch, lao động và hưởng thụ. Tuy nhiên cuộc đời luôn có hai mặt, ngọt bùi và đắng cay. Chẳng có cái ngọt bùi nào không có đắng cay và chẳng có cái đắng cay nào không có ngọt bùi.. Tất nhiên đã là con người thì phải có ý thức tự vươn lên, vươn tới cái ngọt bùi để giảm đi cái đắng cay. Đừng như anh bán thịt dúi nắm ớt vào tay ông kỹ sư...
Quang viết hay lắm, sâu sắc. Cảm ơn bạn
XóaEm đồng ý với ý kiến của anh Sinh. Bài còm của anh Quang như một bài giảng chính trị cao cấp của Học viện Nguyễn ái Quốc . rất khúc triết
Trả lờiXóaCảm ơn Sơn, nhưng mình không có ý định giảng chính trị, mà chỉ để nói lên cái chủ đề tư tưởng trong bài viết của Tuân. Và không biết khi viết, Tuân có ý định như thế không?!
XóaCác anh các chị ơi đơn giản là Orica..ông thợ thịt lúc đó giống như Acsimet nhảy ra khỏi chậu và hô lên ..Tìm ra rồi..
XóaBài này gửi đến anh em vài suy tư.
Trả lờiXóaBa nhân vật của tác phẩm có một XH thu nhỏ. Ai cũng hoàn thành xuất sắc việc của mình và biết lo cho người khác. XH nhân văn là ước ao của XH mình bây giờ. Cùng một sự việc, người có học thì nhìn sự việc nhân văn hơn người ít học.
Đầu tư cho con học hành là con đường duy nhất đúng cho hôm nay và mai sau. Hy vọng với sự đoàn kết chúng ta sẽ có một XH an lành. Thầm ao ước: vh khuyến khích hơn là vh chỉ trích .