Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

BẢN DI CHÚC. . .     

NgườiHòngai
Khi xem chương trình TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN” trên VTV thấy hàng chữ trong Viện Bảo tàng Đà Nẵng:

Một tấc đất của Tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác.
Ta cũng để lại lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu

 được ghi là của vua Trần Nhân Tông nên mình vào mạng và xin được đăng nguyên bài:

BẢN DI CHÚC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG
Trần Nhân Tông ( 陳仁宗; 1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm () là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam.

Ông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.

Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Về sau ông được gọi cung kính là “Phật Hoàng” nhờ những việc này.

Ông qua đời ngày 3 tháng 11 âm lịch năm 1308, được an táng ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế.

Ông đã để lại bản di chúc dặn dò con cháu, cũng là lời dặn dò cho muôn đời hậu thế nước Việt, gần ngàn năm qua vẫn còn nguyên chân giá trị!

" Các người chớ quên , chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ , trái đạo .

Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo .

Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là hoạ nước Tàu .

Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải .

Các việc trên , khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn .

Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước .

Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp .

Không thôn tính được ta , thì gậm nhấm ta .

Họ gậm nhấm đất đai của ta , lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái
tổ chim chích .

Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn : 

" Một tấc đất của Tiền nhân để lại , cũng không được để lọt vào tay kẻ khác " .

Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu " .




3 nhận xét:

  1. Con cháu nhỏ còn viết tung lên mạng cho muôn người đọc, còn viết ra để chụp ảnh phát đi từ Đà Nẵng - như vậy là dân Nam nhớ lời tiền nhân răn dạy đấy chứ! Vậy mà con cháu "nhớn" đôi khi lại nghe Tàu dụ lừa mà tin giao trứng cho quạ- thế bây giờ mới khổ chứ! Nhiều cái khó xử lắm, há miệng mắc quai mà! Việc gì phải học hành đâu xa, cứ học thuộc bài các cụ viết ra ngắn gọn, dễ hiểu vậy cũng tốt rồi , thế mà các cháu nhớn có học thuộc cho đâu!
    Cảm ơn Người Hòn Gai đã giới thiệu Bản di chúc ngắn gọn, thiêng liêng này cho mọi người được biết và tham chiếu!

    Trả lờiXóa
  2. Để thay lời com, Quang xin copy lại bài viết đăng trên Blog "Dân Trí" để mọi người cùng đọc
    (Dân trí) - Chỉ với 28 chữ, Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập của tổ tiên ta. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ, bài thơ còn là lời tuyên bố đanh thép về ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm. Nhân ngày Giỗ Tổ, xin đăng lại bản hùng văn bất hủ... .

    (Tượng đài Người anh hùng chống giặc ngoại xâm Lý Thường Kiệt)

    (Tượng đài Người anh hùng chống giặc ngoại xâm Lý Thường Kiệt)

    Nguyên bản chữ Hán

    南國山河

    南 國 山 河 南 帝 居
    截 然 定 分 在 天 書
    如 何 逆 虜 來 侵 犯
    汝 等 行 看 取 敗 虛

    Bản phiên âm:

    Nam quốc sơn hà

    Nam quốc sơn hà Nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.


    Bản dịch thơ:

    Sông núi nước Nam

    Sông núi nước Nam, vua Nam ở
    Rành rành định phận tại sách trời
    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

    Trả lờiXóa
  3. Bài Nam quốc sơn hà được làm nhằm khích lệ động viên quân sĩ trong cuốc chiến tranh Tống Việt lần thứ 2 (1075-1077). Nghe nói sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Ngoại trưởng Kissinger tới thăm Việt nam và có đến Viện Bảo tàng Lịch sử VIệt nam, nghe bản dịch bài thơ này ông đã thốt lên;" Đây là Điều 1 Chương I của Hiệp định Pari..."
    Lần tới thăm này được thưởng thức rượu nếp cái hoa vàng của vùng quê Nam định Ngoại trưởng đã thích thú ra mặt khi nhận hai chai rượu trong vắt nút lá chuối khô do Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ tặng.

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài hình ảnh, video, bài hát vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]