CẢM NHẬN VỀ MỘT BÀI THƠ
NgườiHòngai
Bài thơ “Người em miền trung’
của Phùng Quang làm tôi lan man nghĩ tới nhiều chuyện.
Mình có đứa bạn dạy văn, đam mê đọc vẫn còn tới bây giờ.
Nhiều học sinh trưởng thành quay lại thăm cô và có đứa gần như là thành viên
trong gia đình. Không biết trong số đó có ai cảm nhận được cô giáo mình có tâm trạng
thế nào khi giảng những bài văn về lòng yêu nước, về người chiến sĩ cộng sản…trong
khi vẫn đau đáu khắc khoải về người cha mà đến lúc này cô đã không còn hy vọng được
biết mặt, biết tin. Người cha là đại úy ngụy khi cô chào đời đã di cư năm ấy. Đất
nước thống nhất, qua bao đêm không ngủ, bức xúc rồi mẹ cô với chấp thuận của chồng
- một người lính hải quân nhân hậu – quyết định vào nam vào thăm họ hàng. Khi
trở ra tóc bà bạc trắng và không ai nghe bà nói một lời nào về cha cô, là dấu
chấm hết cho mọi hy vọng và ông mãi mãi là người cha mà cô đã không thể biết mặt,
không biết một chút nào về cuộc đời.
Xem chương trình “ Tổ quốc nhìn từ biển “ tôi cứ bị ám
ảnh hoài về vẻ mặt khắc khổ của Hoàng Sa
– đứa con được sinh ra sau 2 tháng người cha chết trong trận chiến đấu bảo vệ
chủ quyền biển đảo tháng 1 năm 1974.
Vào ngày kỷ niệm chiến thắng bên những niềm vui là nỗi
buồn đau vô cùng tận về những đứa con đã mất ở hai bên chiến tuyến, về người thân là những dân lành vô tội đã mất giữa hai làn đạn…
Nghe kể khi Hiệp Định Pa ri được ký kết bộ đội mình và
lính VNCH nhảy lên bờ hào ôm nhau hò reo, không biết trong số đó có bao nhiêu
người còn sống đến ngày 30/4/1975?
Người tù binh Mỹ trong bức ảnh được nhà thơ Tố Hữu viết
bài thơ “O du kích …” mấy chục năm sau đã lần tìm về gặp cô du kích nhỏ năm xưa
trong ngôi nhà lá vách đất và được vợ chồng họ tiếp đón bằng khoai luộc, chuối
vườn – cuộc sống họ vẫn còn vất vưởng, gian nan.
Người phiên dịch ngăn lính Mỹ “ đừng đốt, trong đó đã
có lửa rồi…” và quyển nhật ký được người lính bên kia cất giữ sau bao năm đã
gây tiếng vang trong một hội thảo…
Những sĩ quan hải quân, cựu binh Mỹ quay trở lại Việt
Nam thập niên 90 với mong muốn được gặp riêng người sĩ quan Việt cộng chỉ huy trận
đánh vào buổi chiều ngày tháng năm ấy trên mặt trận...mà họ thán phục là quá xuất
sắc.
Khi Bác Hồ mất, bà con lập ban thờ nơi công cộng, người
sĩ quan cộng hòa lặng lẽ đi qua ngả mũ và giải thích vì đó là một người được người
Việt mình ngưỡng mộ…
Là cả một sự trân trọng.
Mong rằng đừng có khoáy sâu thêm nỗi đau, đừng có gây
hằn thù mà hãy thân thiện hướng tới cuộc sống hòa bình để lúc nào cũng cùng chung cảm
nhận mình đều là người Việt.
Đúng vậy. PQ đã có một hành động tuyệt vời. Một xúc cảm lắng đọng thành bài thơ hay. Xin thắp một nén hương thêm cho những người lính đã ra đi vì Tổ Quốc.
Trả lờiXóaĐây là một ảnh cách đây tròn 3 năm, tháng 7 năm 2011, mùa hè đỏ lửa biểu tình chống Trung Quốc:
Trả lờiXóa[img]http://3.bp.blogspot.com/-XalFZ64NaW8/TizYuJMPriI/AAAAAAAACC4/S4RSA6OlooQ/s400/Dung+24-7+A.jpg[/img]