NGƯỜI LÍNH Ở CHỐT BÃI MÍT – TÍCH TƯỜNG ( Tiếp )
Nhưng giờ trợ giúp cho lính trên chốt là việc
cần gấp. Mấy lính tiểu đội tôi nghe chuyện, sốt sắng về hầm lấy lương thực,
nhưng cũng chỉ dồn được 2 ruột tượng gạo.
- “ Em cần cho 4 người , cho em thêm” – cậu
nói.
Tôi dẫn cậu ta theo đường hào xuống chốt bộ
binh. Gặp nhau ở chốt, nhóm trưởng Hùng lắng nghe và cử người nhanh chóng thực
hiện yêu cầu tiếp tế . Nghĩ đến tình cảnh
ở chốt, chúng tôi dồn luôn cho cậu
mấy nắm cơm để lính có ngay bữa tối.
Đứng bên ngoài hầm bộ binh, vẫn thấy cậu ta
nhìn quanh- Tôi hỏi , ‘ Còn cần gì nữa ? ”.
-
Không
đủ rồi anh ạ, cậu ta khẽ nói trong khi vẫn nhìn đâu đó về phía đường mòn.
Trời tối hẳn, nhóm tiếp vận của tiểu đoàn
cùng cậu ta được qua sông đầu tiên.
Để an toàn tôi cho xuồng vòng vào chốt “ Bãi
mít” rồi mới đưa người của đơn vị mình về bến vượt thường ngày.
Không rõ chúng tôi đã qua sông được mấy chuyến,
nằm sát mép sông chờ nhóm tiếp vận trở lại. Sương đã phủ đầy mặt sông nhìn qua
ánh pháo sáng chiếu thưa thớt – Chắc cũng quá nửa đêm rồi , đêm nay đi nốt chuyến này là nghỉ.
Tôi
đang nghĩ thầm thì chợt có tiếng
chân rồi bóng người tiến lại gần.
-
Các anh ơi, em là lính giữ chốt,các anh
cho người sang ngay không thì mất chốt - người lính nói nghèn nghẹn trong đêm.
Có chuyện gì vậy ? – tất cả chúng tôi ngồi
bật dậy vây quanh người lính.
- Em biết các anh qua sông ở bến
này, em chốt ở bãi kia, chúng em vừa được các anh tiếp tế ” . Vừa nói cậu vừa
chỉ tay về hướng bãi mít.
Khi
ánh pháo sáng bừng lên, tôi thoáng thấy
khuôn mặt người lính. Một lính trẻ , khuôn mặt bầu – Không phải người lính vượt sông lúc chiều.
- Chốt
của chúng em chỉ còn lại 4 người, mấy ngày nay địch đã tiến hành thăm dò, chuẩn
bị tấn công nên lính giữ chốt rất căng
thẳng. Hồi chiều muộn, có 1 người của bọn em qua sông để xin tiếp tế. Mang được
lương thực về chốt, bảo em mang cơm lên điểm trực ăn, các anh ấy hội ý với nhau
rồi sẽ cử người thay ca. Em chờ đến đêm mà không thấy
đổi trực, về hầm thì cả 3 người đã đi rồi, giờ chốt chỉ còn lại mình em. Em
nghĩ chỉ có ra báo các anh, cho người sang giữ chốt ngay thì mới kịp ”. Người
lính nhấn giọng khi nói câu cuối.
-
Qua
sông gấp để báo cáo tình hình. Tôi khẽ ra lệnh.
Người lính cùng nhóm chúng tôi trong chuyến
vượt sông đặc biệt. Dưới cột pháo sáng lơ
lửng, cậu ngồi yên lặng, còn
chúng tôi hối hả như muốn bay qua sông ngay lúc này – Chốt Bãi mít đang bỏ trống.
Cùng tôi có mặt trong chiếc hầm chỉ huy của
C trưởng bộ binh, tuờng trình tóm tắt tình hình đã xảy ra tại chốt. Với giọng rắn
rỏi ngừơi lính nhấn mạnh rằng có thể địch
sẽ tấn công chốt trong những ngày tới.
Tin
khẩn đã được báo đi. Trong lúc chờ lệnh từ tiểu đoàn, tôi ngắm nhìn ngưồi lính.
Cậu lính trẻ, nhỏ nhắn, má còn lông tơ
như lính của tiểu đội tôi. – Điều gì đã khiến người
lính trong hoàn cảnh sống chết kề bên, dù chỉ còn một mình vẫn không thoái lui,
không bỏ chốt. Không chút dao động hay tỏ ra hoảng sợ - từ
nét mặt, cử chỉ và lời nói của người lính đã toát lên điều đó .
Lệnh
từ tiểu đoàn truyền xuống - C5 triển khai lực lượng và phương án tác chiến giữ
chốt. Lệnh chiến đấu ban ra. Tiếng đại đội
trưởng nói nghe khô khốc trong đêm. Những người lính bộ binh cùng vũ khí qua
sông triển khai chiến đấu tại chốt bãi
mít trước khi trời sáng.
Chẳng có mệnh lệnh trực tiếp nào cho chúng
tôi nhưng tôi cảm nhận được nhiệm vụ nặng nề đang đặt ra, thời gian không có
nhiều – trời sắp sáng rồi.
Đột ngột, C trưởng quay sang hỏi người lính
“ Cậu có về cứ đơn vị đêm nay không ? “
-
“
Em thông thuộc địa hình và bố trí hệ thống phòng thủ. Em sẽ dẫn các anh triển khai chiến đấu trên chốt này. Nhất định
không thể để địch chiếm được chốt” Người lính nói dứt khoát như đang ra lệnh
cho chính mình.
Nhớ lại việc lúc chiều, tôi bảo mang cơm nắm
cho người lính trong lúc chờ bộ binh tập kết ngoài bến vượt. Cậu ăn một cách chậm rãi, ngon lành – có lẽ
bây giờ cậu mới thấy đói.
Chúng
tôi với nhóm bộ binh tiền trạm cùng người lính tiếp cận vào chốt bãi mít. Xuồng chưa vào sát bờ, cậu đã lội xuống đẩy xuồng
theo lạch nước vào phía bờ thoải. Rồi
nhanh chóng cùng tốp lính tiền trạm lao nhanh vào bóng đêm, hướng về
phía hàng mít khẳng khiu trước mặt trong ánh pháo sáng và tiếng đại bác ùng
oàng trong đêm.
Chúng tôi hối hả chuyển quân, bầu trời phía
đông đã rạng ra, bình minh rồi.
Thông tin báo về tiểu đoàn : C5 đã chiếm
lĩnh chốt “ Bãi mít ” và sẵn sàng chiến đấu.
Ngủ thiếp đi sau một đêm căng thẳng và vất vả,
tôi bị đánh thức bởi tiếng đạn pháo, tiếng cối và tiếng súng bộ binh vang lên từ
bãi sông. Địch đang tấn công hòng chiếm
các chốt bên kia sông. Tiếng VO10 rú lên liên tục, bổ nhào xuống chốt Bãi mít. Trận chiến ác liệt theo dải đất
ven sông phía làng Tích tường đã kéo dài
suốt cả ngày.
Vừa chập tối, chúng tôi khẩn trương cho xuồng
chở tiếp viện và vận tải qua sông. Vừa tới bến sông, trong bóng tối nhập nhoạng
bóng những người lính chiến khiêng những
chiếc cáng tiến lại bến sông. Chỉ nhìn nét mặt họ tôi hiểu cuộc chiến đấu hôm
nay đã diễn ra ác liệt hơn thường ngày. Từ rìa cao của bờ sông, hai người lính
bị thương được dìu từ từ tiến đến xuồng. Họ dừng lại, nén đau chờ để cáng
thương xuống trước. Qua ánh sáng mờ mờ,
tôi nhận ra Hùng – nhóm trưởng bộ binh - đang chuyển chiếc cáng thứ hai xuống.
Lính
bị thương hay hy sinh. Tôi hỏi khẽ.
- Hy
sinh rồi – người lính còn lại của chốt Bãi mít hôm qua đấy. Anh ấy đã chiến đấu
ở hướng tấn công chính diện, chống lại một trung đội địch. Lúc bị thương nặng
ra hiệu muốn nhắn lại cho em điều gì nhưng em không thể đến được – địch đang tấn
công. Hùng nói nghèn nghẹn, môi bặm lại.
Chúng tôi yên lặng, nhấn sâu mái chèo đưa
thuyền gấp qua sông. Chỉ nghe thấy tiếng nước vỗ mạnh vào mạn xuồng chìm lấp đi
trong tiếng pháo nổ. Một nỗi buồn mênh mang trào dâng thấm sâu tận đáy lòng
trong từng người lính, trong đầu tôi đang vấn vương “ Người lính ấy đã muốn nhắn điều gì ? “
Thuyền cập bờ, những chiếc cáng được chuyển
đi. Tôi như người bị hút hồn chạy lao theo dừng chiếc cáng của người lính ấy.
Kéo chiếc tăng che khuôn mặt người lính đã hy sinh. Đôi mắt đã nhắm lại- anh ấy
đã thanh thản ra đi, nhưng đôi môi vẫn vẫn đang khép hờ như còn lời muốn nhắn
nhủ .
Nhóm vận tải cúi người nâng cáng lên đi về phía đường mòn. Tôi cúi người,
lặng yên. Tiếng gió thổi qua đám cỏ lao xao nghe như lời của người lính “ Các
anh hãy giữ chốt bãi mít “. Tôi bặm môi,
gìm nén mình trong khắc khoải. Không ai trong chúng tôi biết được lời nhắn nhủ của người lính ấy, còn
tên của người lính nữa - tôi vẫn
chưa biết .
Những trận đánh bảo vệ các chốt ven sông ở
Tích tường – Như lệ diễn ra khốc liệt trong những tháng ngày cuối năm 72 và tháng đầu 73. Đơn vị của chúng tôi đã bảo vệ được những cứ điểm bên
sông đối diện với làng Tích tường cho đến ngày ký kết hiệp định hòa bình
1/1973.
Chúng tôi về thăm lại Quảng trị vào tháng
5 – kỷ niệm ngày giải phóng .
Rẽ vào nghĩa trang liệt sỹ, thắp nén
hương, cúi mình tưởng nhớ những người đã ngã xuống nơi đây. Rất nhiều ngôi mộ
vô danh. Theo làn khói hương đang lan tỏa, hình bóng người lính năm xưa dẫn đầu
đoàn quân xuyên qua màn đêm tiến về Bãi mít như đang hiện về - “ Em sẽ dẫn các
anh triển khai chiến đấu trên chốt này - Nhất định không thể để địch chiếm được chốt ”.
----- 5/ 2011 -----
*Tăng : Tấm ni lông dày trang bị cho từng người lính làm mái che, khoác che mưa hoặc làm phao để vượt sông v.v….
Nhân ngày 27/7 nói về người lính, những người đã trở về, những người ra đi mãi mãi, và cả những người trở về với mất mát một phần xương thịt.
Trả lờiXóaChúng ta tự hào về họ, chúng ta tự hào về những người lính, trong đó có ông cha ta, anh chị ta và có cả ta nữa.
Nhưng, bên cạnh sự tự hào đó còn nhiều nỗi đau. Có những nỗi đau giải thích được. Rồi nó sẽ nguôi ngoai. Có những nỗi đau không giải thích được. Nó cứ day dứt chúng ta mãi, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cầu mong cho lịch sữ tiếp diễn không phải chứng kiến những nỗi đau đó.
Các anh ra đi từ mọi miền đất nước
Để đến đây nằm xuống một nơi này
Sóng Thạch Hãn vẫn vỗ đêm ngày
Như cánh tay các anh với tìm vai mẹ
Các anh ơi các anh bình tâm nhé
Các anh mãi là con yêu quý của mẹ Việt Nam.
(Bài thơ được viết trong một chuyến ghé thăm Thành Cổ Quảng Trị, lâu rồi...)
Mấy hôm nay dịp 27-7 này đọc trên báo viết, báo hình- nhất là xem blog của bon mình và chiều nay trên đường đi về quê mình chợt giật mình khi nghiz rằng: có lẽ trên thế giới này không có đất nước nào có nhiều nghĩa trang liệt sĩ- nơi đặt những ngôi mộ của những người hy sinh vì nước trong thế kỷ 20- 21 này như ở nước Nam ta- và chắc chắn ta cũng giành kỷ lục về tỷ lệ Số Liệt sĩ trên Tổng dân số. Cái giá của độc lập tự do dân tộc không thể đếm định nổi và vì vậy không còn có thể nói là đắt mà là cao quí thiêng liêng vô cùng vô tận. Đi cùng nó cũng chính là nỗi đau thương mất mát vô cùng vô tận của hàng chục triệu gia đình nhiều thế hệ kế tiếp và khôn nguôi mãi mãi! Chúng ta kính cẩn cúi đầu kính viếng hương hồn các anh hùng liệt sĩ!
Trả lờiXóaChưa thể nói là đã Độc Lập và Tự Do đâu TMO ơi! Cứ nghĩ thật kỹ mà xem. Hôm nọ trên VTV1 còn phát 1 đoạn nói rằng chiến thắng Xuân 1975 mới chỉ Thống nhất được phần đất liền của Việt Nam thôi (mà thực chất vẫn mất 1 số đất với ông anh 16 tốt đấy) chứ còn trên Biển Đông có diện tích lớn gấp 3 đất liền của ta đã có thống nhất được đâu. Đất nước vẫn còn trong chia cắt và bị xâm lược đấy. Nhưng bây giờ người ta không hô hào hy sinh cả dãy Trường Sơn và đến người cuối cùng để giải phóng Đất nước nữa. Vì sao ư? Có lẽ vì họ đã quá giàu rồi....
XóaĐọc bài này khi mới đăng, không biết viết gì, chỉ thấy xót xa và chán ghét chiến tranh.
Trả lờiXóaChiến tranh liên miên trên đất nước này đã cướp đi bao sinh mạng, bao những người con ưu tú, bao những thanh niên còn hồn nhiên trong trắng nhưng đã ý thức trách nhiệm tự giác nhận lấy hy sinh...
Một ngày bình yên thật quá đắt!
Cám ơn anh Luân Trắng, một bài viết tuyệt hay về người lính. TV cảm nhận và trân trọng những hi sinh của các anh bao nhiêu càng căm giận lũ ăn bám, bán nước im lặng khi kẻ thù đến. Khi toàn dân phản đối mà chúng im như thóc. Không dắt dẫn dân tộc vào chiến tranh nhưng phải có chính kiến, thái độ dứt khoát. Tại sao phải im lặng ? Lịch sử nước mình có Triều đại nào hèn như vậy chưa ?
Trả lờiXóaHôm nay trên trang BBC có bài viết về 61 lão thành cách mạng viết thư ngỏ cho Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đòi từ bỏ con đường xây dựng CNXH và đòi thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
Trả lờiXóaĐứng đầu danh sách là một lão tướng- cuối cùng là con đẻ của ông, ở giữa vẫn là những nhân sĩ, trí thức, lão thành cách mạng, cá cựu chuyên gia thời thủ tướng nổi tiếng cách tân Võ văn Kiệt...Họ vẫn dũng cảm trình bày quan điểm rõ ràng minh bạch của mình tưowng tự cách làm của 72 người đề xuất thay đổi Hiến Pháp năm 2013 vậy! Hy vọng có sự trả lời đàng hoàng....dù biết rằng khó lắm. Dạng bài vậy sẽ bị qui tất vào là chhoongs Đảng- đồng nghĩa với phản quốc , gây rối và không được trả lời đàng hoàng...
Trả lờiXóaNhư thường lệ, văn anh Luân luôn có lửa, có tình, ngồn ngộn vốn sống được viết ra bởi một cây viết tài hoa và sắc lẹm như ánh mắt người lính trinh sát. Dù vậy, đọc câu chuyện này tôi chỉ thấy vị mặn chát của máu và nước mắt. Tôi xót xa cho những cuộc đời dũng cảm, tài hoa bị đánh cắp. Các anh đã cầm súng ai và bắn vào ai? càng nghẹn uất khi nhớ về vòng tròn bất tử cô đơn tuyệt vọng tại Gạc ma 1988. Giá như các anh ai cũng như ba người lính còn lại của chốt Gốc Mít, không biết chừng lịch sử lại có những trang khác. Chẳng ai muốn và có thể bắn vào quá khứ nhưng càng ngu xuẩn hơn nếu những kẻ hậu sinh không chịu học những bài học mà tiền nhân đã phải trả học phí bằng máu. Ôi quê tôi, cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ, văn chiêu hồn còn thấm giọt mưa rơi...
Trả lờiXóaĐây là Nguyễn Hữu Luân tức Luân Trắng chứ không phải Luân đen Nguyễn Trọng Luân đâu korolbo ơi. Cả 2 Luân đêì là những cây bút tài hoa của dân Cơ Điện đấy!
XóaỦa vậy hả anh Dũng, cám ơn anh, em đọc anh Luân đen nhiều mà đọc cái này vẫn tưởng của ảnh, bút lực của 2 anh đều rất đáng nể ạ.
Trả lờiXóa