Tái tê lòng, tôi nhớ đến người em
Chiều ấy, hoàng hôn trên đường dã ngoại
Miền Trung hoang dại áo lính sờn vai
Đồi hoa tim bên đường |
Căn nhà gỗ, đơn sơ không cánh cửa
Một mẹ già, một sơn nữ ngây thơ
Cứ tròn mắt dõi theo đoàn quân ấy
Như muốn tìm thứ gì đó thiêng liêng
Tôi ghé hỏi, mế ơi tìm chi vậy?
Chẳng trả lời, nước mắt mế tuôn rơi
Lòng ái ngại quay sang người Sơn nữ
Nói đi em, nói rõ xem nào!
Dạ anh ơi, mế muốn tìm con mế
Lính lâu rồi, mà chẳng thấy về chơi
Tôi hỏi lại, Lính hay bộ đội?
Em trả lời, lính ngụy đó anh ơi.
Giọt nước mắt mế chảy dài xuống ngực
Mắt xa xăm sơn nữ đứng bặm môi
Như có gì đau nhói ở trong tôi...
Nếu em gái của mình là sơn nữ?!
Nếu em gái của ta là sơn nữ
Đã lâu rồi ta chẳng về chơi
Và mẹ già ngóng trong đoàn bộ đội
Bóng người con mang sắc lính bên kia
Linh hồn ta hẳn nghĩ nhiều về mẹ,
Gọi mẹ ơi, mai con mẹ sẽ về,
Xin trời đất đừng trơ như gỗ đá,
Chỉ vì ta, chiến thắng kẻ bên kia?
Linh hồn ta hẳn nghĩ nhiều về mẹ,
Gọi mẹ ơi, mai con mẹ sẽ về,
Xin trời đất đừng trơ như gỗ đá,
Chỉ vì ta, chiến thắng kẻ bên kia?
Hoa Sim Tím là nguồn cảm hứng cho nhiều thi sĩ, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà văn . Ở đây BT Quang nhớ Hoa sim tím khu đồi địa đạo, hoa sim tím của người con gái miền Trung . Tình yêu của BT Quang đẹp như hoa sim tím ngày nào ...Hôm qua BT đi Bắc Giang, hoa sim tím bên đồi đã đánh thức tình yêu của BT trỗi dậy !
Trả lờiXóaĐọc thoáng qua một lượt tôi thoáng cảm được nỗi xúc động của tác giả-của 1 anh bộ đội trên đường hành quân năm xưa trước tình cảnh một bà mẹ và nguời em gái của người lính bên kia- mà thật ra khi ấy phải nghĩ và nói là mẹ của kẻ thù - tác giả tự đặt câu hỏi cho mình và cho người đọc nếu mình là "linh hồn " người lính ben kia hoặc là anh bộ đội khác thì có chạnh lòng xúc đông như tác giả trước biểu cảm của tình mẫu tử....hay là vô cảm như gỗ đá?- Tôi luận như vậy...chứ thực ra: cả bài thơ mọi ý tứ tụ gợi cả vào 2 khổ cuối- Tiếc rằng 6 câu trên của 2 khổ này đọc là hiểu ngay, nhưng 2 câu cuối cùng làm cho bạn đọc giật mình, khó nghĩ vì đang phải nhập vai khó đóng- vai linh hồn một lính nguỵ lại phắt chuyển thành vai "người chiến thắng" thì e rằng khó có câu trả lời chung theo gợi ý của tác giả lắm!
Trả lờiXóaAnh bộ đội Cụ Hồ, bên kia: những người do lịch sử xô đẩy mà thành lính nguỵ . Họ đều là những đứa con, họ đều có mẹ, họ đều là lính- nhưng họ khác nhau về vai trò lịch sử nhiều lắm - ai cũng biết vậy nhưng viết về họ mãi chẳng hết và vì quá quen thuộc nên viết không rõ vẫn nhận ra..nhưng chẳng nên chủ quan dễ dãi có thể làm mờ vai trò lịch sử của họ đi ...mà điều đó chắc chắn nằm ngoài mong muốn của tác giả, của chúng ta!
Chào TMO
XóaĐây là một bài thơ lạ mình cũng đọc nhiều thơ và cũng làm rất nhiều thơ thật khó tách khỏi âm dương ,Trên trần gian họ ở 2 chiến tuyến xin kể các bạn cùng suy nghĩ về 2 sự kiện mình đã gập và bao nhiêu năm nay nó đi vào tâm khảm mình không thể nào quên
- Vào năm 1996 khi ấy mình đi nghe cặp song ca nổi tiếng của Sài gon xưa : Chế Linh và Thanh Tuyền hát ở Mátxcơva lần đầu tiên được nhìn thấy những ca sĩ từ bên kia chiến tuyến và nghe Chế Linh nói đại ý là : Cuộc đời tôi không bao giờ và chưa bao giờ dám nghĩ là có một ngay được đến thủ đô của Liên xô và được bà con người Việt chào đón , những năm 70 chúng ta LÀ NGƯỜI CỦA 2 CHIẾN TUYẾN VÀ TÔI ĐÃ HÁTngay trên chiến trường .tôi đã chứng kiến những người con máu đỏ da vàng ngã xuống Hơn 20 năm đã trôi qua và hôm nay tôi sẽ hát những bài "dành cho những người vừa nằm xuống chiều qua "....Anh vừa hát vừa khóc chúng tôi cũng khóc đến khi Thanh Tuyền hát Chị cũng khóc .Những bài như Thư của lính ,Mười năm cách biệt ,Ngựa hoang , Chiều tím hoa sim....
- Khi mình đi thăm Malaixia có khu tượng đài nổi tiếng Họ tạc tượng của những người con Malai đã hy sinh trong cuộc đấu tranh dành độc lập và cả những kẻ xâm lược đã ngã xuống trong cùng một bức phù điêu .Cô hướng dẫn viên giải thích là Hãy để các linh hồn được yên nghỉ và hy vọng rằng khi lên thiên đàng họ sẽ phù hộ cho chúng ta ......
Mình cứ nghĩ mãi và cho đến giờ đọc bài thơ lạ này Đây là bài thơ hay
Là một người lính Cụ Hồ cầm súng trực tiếp bắn nhau với lính cộng hòa năm 1972 ở Quang Trị ,tôi có ý kiến thế này :
Trả lờiXóaLúc đó chỉ có bắn đối phương thì mình tồn tại ,Bởi thế nên người lính nào cũng vậy ,thời đại nào cũng thế, dân tộc nào cũng chỉ có một hành động mà thôi : làm theo mệnh lệnh của cấp trên và tự bảo vệ mình.
Tuy đều chỉ là lính ,là người Việt và là công cụ nhưng cũng có khác nhau ở một điểm :
-Lính công hòa còn có lương cho gia đình có trang bị đầy đủ để chiến đấu và có thời gian về hậu phương,,,
-Lính Cụ Hồ vào chiến trường thiếu đủ thứ chỉ thừa cái chết luôn rình rập :bom ,pháo ,sốt rét thậm chí đói nữa
Bởi thế mọi sự so sánh đều khập khiễng
Ngay nay chiến tranh đã lùi xa ,Chúng ta đã nhận thức cũng thay đổi,nhưng ngay những người lính Cụ Hồ hy sinh hay còn sống ở các miền quê nghèo khó còn nhiều vấn đề nan giải lắm.
Vì thế cần tìm được tiếng nói chung ,cách giải quyết chung cho tất cả sẽ còn khó .Nhưng với tình máu đỏ da vàng rồi chúng ta sẽ xóa hết hận thù mà cùng nhau xây dưng nước non này cũng như bảo vệ không cho ngoại bang xâm lấn .
Cảm ơn các bạn đã có những cảm xúc về bài thơ tôi viết. Xin được nói thêm về xuất sứ cho cảm hứng của bài thơ.
Trả lờiXóaBắt đầu là bức ảnh hoa mua tím Quang chụp trên vùng đồi núi Sơn Động Bắc Giang. Quả thật bức ảnh đẹp. Những bông hoa nét căng trên nền đất, đá bị xóa mờ. chính cái nền mờ này gợi lên nét buồn mang mác đưa Quang về một kỉ niệm có thật năm xưa.
Năm 1979, đang trong quân đội, Quang đóng quân ở ngoại ô Nha Trang. Tại đấy mình quen thân một cô gái bản xứ. Một lần được em đưa về nhà chơi, nhà em là một vùng quê nghèo, nước uống hàng ngày là nước mưa đựng trong chum để ngoài sân trước.
Thấy nhà có khách, bà mẹ luống cuống bổ trái dừa và kêu con đi mua đá. Chắc chẳng có gì đáng nói cả nếu trong lúc ngồi uống nước nói chuyện với ông bà bố mẹ cô bạn gái, mình ngước nhìn lên thấy ở lưng cái cột nhà gỗ có một ban thờ nhỏ cùng một tấm ảnh người thanh niên trẻ. Hỏi ai đây ạ? ông bà không nói. Cô gái nói thay, dạ, anh trai em. Mà sao mất sớm vậy? Ảnh bị chết trận năm 75...Còn tôi, một trung úy Việt Cộng đang ngồi chuyện cùng bố mẹ người lính cộng hòa xấu số đó. Trước khi ra về, tôi đã thắp nén nhang cắm lên cái ban thơ dơn sơ ấy.
Tất cả đã giục tôi viết nhanh thành bài thơ "NGƯỜI EM GÁI MIỀN TRUNG".
Quang chỉnh sửa di vài từ ở 2 câu cuối như thế này đọc thấy nhất quán và dễ hiểu hơn rồi!
Trả lờiXóaĐúng như V.Sinh nhận định : Chỉ có TÂM HỒN sống với cảm xúc mãnh liệt mới viết được bài thơ trên . Chúc BT có nhiều bài thơ hay .
Trả lờiXóa