V.Sinh
Này, ra đây anh bảo, em cứu thằng Khánh (K10I), nếu không nó tăng ka mất. Tối nay em phải vào nhà CÔ GIÁO PHƯỚC xin cô
nâng điểm môn sức bền cho thằng Khánh, nửa môn sức bền nó cũng đi đứt.
Một
hôm, trong giờ nghỉ giữa tiết học của môn sức bền, hôm nay bị kéo dài nhiều hơn,
cô Phước hỏi chuyên tôi, Em quê ở đâu nhỉ, dạ em quê ở Kim Thành, Hải Dương .
Thế là cô và em cùng đồng hương Hải Dương . Nhà cô ở khu tập thể gia đình giáo
viên trên đường vào khu địa đạo, hôm nào
chủ nhật em vào chơi nhé . Bây giờ ta vào học thôi.
Thấp thoáng những dãy nhà A ba tầng ngày ấy |
Là một cô giáo dạy sức bền. Cô người tầm
thước trung bình, giọng nói chắc và thanh. Môn sức bền của cô đã cho cô, cho tôi
và cho nhiều nhiều sinh viên có được sức bền dẻo dai trong cuộc sống, tồn tại và
phát triển đến ngày nay. Là cô giáo dạy sức bền cũng như bao thầy cô giáo khác
của trường ĐHCĐ cô dành hết tâm huyết để dạy và chỉ bảo cho sinh viên. Cuộc sống
vô cùng khó khăn cô không nản, cô đã giành nhiều thời gian ngoài giờ để phụ đạo
thêm cho học sinh.
Vào đây em. Dạ, em đến thăm thầy. Sao em biết
gia đình cô ở đây mà đến. Em có người nhà ở khu tập thể Bộ tư lệnh bảo vệ lăng
nói chuyện qua qua và biết cô.
Chồng cô bị tai nạn xe máy, giờ đây bất tỉnh
chỉ nằm một chỗ. Nhìn Thầy rồi nhìn Cô tôi lặng đi trong giây lát.
Đã 40 năm xa mái trường ĐHCĐ, xa cô, tối nhớ
cô nhiều. Qua trang Blog K8 cùng bạn cơ điện xin kính chúc cô sức khỏe!
CÔ GIÁO PHƯỚC của chúng ta.
Các thày, các cô giáo của Đại Học Cơ Điện ngày xưa đã gắn liền với cuộc sống và sự nghiệp của anh chị en cựu sinh viên Cơ Điện chúng ta nhiều lắm. Họ cũng là những con người đang sống trong một cái xã hội chúng ta đang sống, có hạnh phúc, có khổ đau. BBT có một đề nghị thế này: Mọi người hãy viết những kỷ niệm về các thày các cô đi, cả vui, cả buồn, vì đó là cuộc sống, cuộc sống của chúng ta mà.
Trả lờiXóaChính là cô Trần Mai Phước - giáo viên bộ môn SBVL, cô sở hữu mái tóc dài hiếm có, vẻ mặt hiền từ và phong cách nhân hậu độ lượng lắm- Cô có anh trai là Phó Tông BT báo ND nối tiếg Trần Mai Hạnh. Cô Phước để lại trong tâm tưởng, ký ức rất tốt đẹp của bao khoá,lớp SV Trường Cơ Điện! Cảm ơn VS đã gợi lại hình ảnh của một cô giáo của chúng mình từ cách đây mấy chục năm và ngay bây giờ...
Trả lờiXóaCô Phước dạy SBVL đã cho mình bài học thật hay
Trả lờiXóaHôm trả bài thi SBVL cô Phước hỏi đi hỏi lại Em nghĩ kỹ chưa mình nghĩ mãi và khẳng định Em nghĩ kỹ rồi và thâm tâm nghĩ mình nắm chắc 5 đ thế mà hôm nhận bảng điểm N H N 2đ mình lên gặp cô ngay Cô cười rất tươi và bảo Nếu Nhĩ thiết kế cầu thì chắc chắn cầu đổ xuống sông trời ơi té ra mình đánh đấu ngược + thành - thế là phải thi lại .Cô bảo Em nhanh nhẹn nhưng cẩu thả phải cẩn thận hơn lẽ ra bài thi lại của em được 4đ nhưng thi lại chỉ được 3đ thôi bài học thời non trẻ nhớ mãi .Mãi mãi cám ơn Cô đã cho Em bài học thủa Sinh viên
Thời thơ ấu đọc Dế mèn phiêu lưu ký của cụ Tô Hoài có câu " Tuổi trẻ thường lầm cho những cử chỉ ngông cuồng là tài ba " có ai giống mình không ta
Đọc bài này của Sinh thấy vừa đúng viết về một nhân vật : Cô Phước dạy sức bền,
Trả lờiXóaVà diễn tả tình cảm thầy trò năm tháng gian khó ngày xưa và sự kính trọng đến tận bây giờ.
Trùng đến ngạc nhiên với bài của bác Luân Đen.:Chuyện về cô giáo dạy Sức Bền của tôi
Hưởng ứng blog vận động viết về ngày 20-11 - Nguyễn trọng Luân
Đây là điều hay của nhân vật mà nhiều người muốn viết.