Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

THĂM BẠN K8 Ở THÁI NGUYÊN

Ngày 29-7 sau khi hoàn thành công việc kiểm tra công trình ở Tân Cương Tôi vào  thăm Trường cũng như gặp Hiệu trưởng P Q Thế .(có bài bên K6 0 Tôi sang thăm P T Hoạch K6I-K8I ở đối diện cổng trường.sau đó Tôi và Hoạch lên thành phố Thái Nguyên thăm T Thanh K6 và Chu Thịnh K8 .
 Trước đó gọi điện liên lạc với cả Thanh và Thịnh đều không được,nhà thì nhớ lõm bõm .Kệ hai thằng cứ đi vì tôi muốn Hoạch dùng con CAMRY-2,4 còn mới lại ít đi của hắn cho oai thôi .


Hoạch lùi xe ra khỏi ga ra

BÃI BIỂN HẢI HÒA TĨNH GIA THANH HÓA


 Quang K8

Một bãi biển mới được đưa vào làm du lịch dăm năm nay. Nước biển trong xanh, bãi cát sạch thoai thoải, Sóng lúc triều dâng cũng không cao lắm, đủ để quyến rũ những người yêu biển thích đùa với sóng gió. Tuy nhiên vì còn là một bãi tắm non trẻ nên dịch vụ vẫn còn đơn sơ, chủ yếu là ăn uống và tắm biển. Giá cả hợp lý. Nếu bạn đi vào những ngày đầu tuần thì mọi thứ đều rẻ, chỉ có điều là sẽ vắng vẻ. Chỉ thích hợp cho những đôi tình nhân thích yên lặng.
Biển đẹp và đẹp lắm mỗi sáng khi các loại bè cá về bến. Du khách có thể cùng ngư dân kéo lưới, chọn cá. Cũng là một trải nghiệm thú vị. Sau đó là chợ cá tôm. Ngay trên bãi biển. Rất nhiều và rất tươi, giá cả phải chăng. Tuy nhiên chỉ là cá tôm nhỏ, những loài được đánh bắt gần bờ.
Chắc lâu nữa, các dịch vụ du lịch quần đảo Hòn Mê, khu công nghiệp Nghi Sơn, dạo chơi trên những ngọn núi Chay, Núi Thổi, núi Thửi hay vịnh Nghi Sơn rồi cũng sẽ có và hấp dẫn hơn du khách tìm đến.

Khách sạn Cao Nghuyễn, trung tâm hiện tại của bãi biển Hải Hòa.

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

CÔ HUỆ PHI

Chào Cô Huệ Phi
Em là Nguyễn Hữu Nhĩ K8MB. Hôm nay em đọc bài của Cô viết mà không nghĩ đã 40 năm qua rồi. không biết Cô còn nhớ em không, vì trong bài cô viết có chi tiết sửa nhà sau cơn bão. Em là người bị ngôi nhà đổ sập xuống người. Cả bức tường tre vách đất phủ kín.  Cô xông vào cào cấu bằng tay, rồi cô kêu rất to gọi mọi người trợ giúp. Em nằm bên trong nhìn ra mà không sao thoát ra được. khi lôi được em ra, cô khóc cứ hỏi liên tục  "Em có sao không?" rồi cứ xoa mãi đầu em, cô sợ em bị thương còn dấu cô …

Cô giáo Phi với các bạn K10 Đại Học Cơ Điện năm 2014 tại Hà Nội.

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

VỀ ĐI EM

  V. Sinh Kính tặng các anh K4 - Đại Học Cơ Điện

   Năm 1968, mình vẫn nhớ như in  chú Mẫn bộ đội thương binh an dưỡng tại làng. Một hôm, vợ chú đến thăm, rồi khi chia tay, chú cầm tay vợ chú nói VỀ ĐI EM, vợ chú chẳng thấy về cứ ôm chặt lấy chú trước cổng làng …
   Tám năm sau lớp K8MB đón K4 đi bộ đội về học cùng. Tôi cũng nhớ như in, trong số đó có anh tên Mẫn. Một hôm anh lên cơn sốt rét. Bọn trẻ chúng tôi thì ngơ ngác, còn các anh thì cứ rầm rập. Đúng là “con nhà lính”

Dáng đứng Việt Nam

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014


NGƯỜI LÍNH Ở CHỐT BÃI MÍT – TÍCH TƯỜNG ( Tiếp )



       Nhưng giờ trợ giúp cho lính trên chốt là việc cần gấp. Mấy lính tiểu đội tôi nghe chuyện, sốt sắng về hầm lấy lương thực, nhưng cũng chỉ dồn được 2 ruột tượng gạo.
-   “ Em cần cho 4 người , cho em thêm” – cậu nói.
Tôi dẫn cậu ta theo đường hào xuống chốt bộ binh. Gặp nhau ở chốt, nhóm trưởng Hùng lắng nghe và cử người nhanh chóng thực hiện yêu cầu tiếp tế . Nghĩ đến tình cảnh  ở chốt, chúng tôi dồn luôn cho  cậu mấy nắm cơm để lính có ngay bữa tối.
Đứng bên ngoài hầm bộ binh, vẫn thấy cậu ta nhìn quanh- Tôi hỏi , ‘ Còn cần gì nữa ? ”.
-      Không đủ rồi anh ạ, cậu ta khẽ nói trong khi vẫn nhìn đâu đó về phía  đường mòn.
Trời tối hẳn, nhóm tiếp vận của tiểu đoàn cùng cậu ta được qua sông đầu tiên.
Để an toàn tôi cho xuồng vòng vào chốt “ Bãi mít” rồi mới đưa người của đơn vị mình về bến vượt thường ngày.
Không rõ chúng tôi đã qua sông được mấy chuyến, nằm sát mép sông chờ nhóm tiếp vận trở lại. Sương đã phủ đầy mặt sông nhìn qua ánh pháo sáng chiếu thưa thớt – Chắc cũng quá nửa đêm rồi ,  đêm nay đi nốt chuyến này là  nghỉ.
Tôi  đang  nghĩ thầm thì chợt có tiếng chân  rồi bóng người tiến  lại gần.
-       Các  anh ơi, em là lính giữ chốt,các anh cho người sang ngay không thì mất chốt  -  người lính nói nghèn nghẹn trong đêm.
     Có chuyện gì vậy ? – tất cả chúng tôi ngồi bật dậy vây quanh người lính.
 -   Em biết các anh qua sông ở bến này, em chốt ở bãi kia, chúng em vừa được các anh tiếp tế ” . Vừa nói cậu vừa chỉ tay về hướng bãi mít.
  Khi ánh pháo sáng bừng lên, tôi  thoáng thấy khuôn mặt người lính. Một lính trẻ , khuôn mặt bầu – Không phải người lính  vượt sông lúc chiều.                                                   
  -    Chốt của chúng em chỉ còn lại 4 người, mấy ngày nay địch đã tiến hành thăm dò, chuẩn bị tấn công nên lính giữ chốt  rất căng thẳng. Hồi chiều muộn, có 1 người của bọn em qua sông để xin tiếp tế. Mang được lương thực về chốt, bảo em mang cơm lên điểm trực ăn, các anh ấy hội ý với nhau  rồi sẽ  cử người thay ca. Em chờ đến đêm mà không thấy đổi trực, về hầm thì cả 3 người đã đi rồi, giờ chốt chỉ còn lại mình em. Em nghĩ chỉ có ra báo các anh, cho người sang giữ chốt ngay thì mới kịp ”. Người lính nhấn giọng khi nói câu cuối.
-      Qua sông gấp để báo cáo tình hình. Tôi khẽ ra lệnh.
Người lính cùng nhóm chúng tôi trong chuyến vượt sông đặc biệt. Dưới cột pháo sáng lơ  lửng,  cậu ngồi yên lặng, còn chúng tôi hối hả như muốn bay qua sông ngay lúc này – Chốt Bãi mít đang bỏ trống.
Cùng tôi có mặt trong chiếc hầm chỉ huy của C trưởng bộ binh, tuờng trình tóm tắt tình hình đã xảy ra tại chốt. Với giọng rắn rỏi ngừơi lính  nhấn mạnh rằng có thể địch sẽ tấn công  chốt trong những ngày tới.
      Tin khẩn đã được báo đi. Trong lúc chờ lệnh từ tiểu đoàn, tôi ngắm nhìn ngưồi lính. Cậu lính trẻ, nhỏ nhắn, má còn  lông tơ như  lính  của tiểu đội tôi. – Điều gì đã khiến người lính trong hoàn cảnh sống chết kề bên, dù chỉ còn một mình vẫn không thoái lui, không bỏ chốt.  Không chút  dao động hay tỏ ra hoảng sợ  -  từ nét mặt, cử chỉ và lời nói của người lính đã toát lên điều đó . 
      Lệnh từ tiểu đoàn truyền xuống - C5 triển khai lực lượng và phương án tác chiến giữ chốt. Lệnh chiến đấu ban ra.  Tiếng đại đội trưởng nói nghe khô khốc trong đêm. Những người lính bộ binh cùng vũ khí qua sông triển khai chiến đấu  tại chốt bãi mít trước khi trời sáng.
Chẳng có mệnh lệnh trực tiếp nào cho chúng tôi nhưng tôi cảm nhận được nhiệm vụ nặng nề đang đặt ra, thời gian không có nhiều –  trời sắp sáng rồi.
Đột ngột, C trưởng quay sang hỏi người lính “ Cậu có về cứ đơn vị đêm nay không ? “
-      “ Em thông thuộc địa hình và bố trí hệ thống phòng thủ. Em sẽ dẫn các anh  triển khai chiến đấu trên chốt này. Nhất định không thể để địch chiếm được chốt” Người lính nói dứt khoát như đang ra lệnh cho chính mình.
Nhớ lại việc lúc chiều, tôi bảo mang cơm nắm cho người lính trong lúc chờ bộ binh tập kết ngoài bến vượt.  Cậu ăn một cách chậm rãi, ngon lành –  có lẽ  bây giờ cậu mới thấy đói.
     Chúng tôi với nhóm bộ binh tiền trạm cùng người lính tiếp cận vào chốt bãi mít.  Xuồng chưa vào sát bờ, cậu đã lội xuống đẩy xuồng theo lạch nước vào phía bờ thoải. Rồi  nhanh chóng cùng tốp lính tiền trạm lao nhanh vào bóng đêm, hướng về phía hàng mít khẳng khiu trước mặt trong ánh pháo sáng và tiếng đại bác ùng oàng trong đêm.
Chúng tôi hối hả chuyển quân, bầu trời phía đông đã rạng ra, bình minh rồi.
Thông tin báo về tiểu đoàn : C5 đã chiếm lĩnh chốt “ Bãi mít ” và sẵn sàng chiến đấu.
      Ngủ thiếp đi sau một đêm căng thẳng và vất vả, tôi bị đánh thức bởi tiếng đạn pháo, tiếng cối và tiếng súng bộ binh vang lên từ bãi sông. Địch đang tấn công  hòng chiếm các chốt bên kia sông. Tiếng VO10 rú lên liên tục, bổ nhào xuống  chốt Bãi mít. Trận chiến ác liệt theo dải đất ven sông phía làng Tích tường  đã kéo dài suốt cả ngày.
Vừa chập tối, chúng tôi khẩn trương cho xuồng chở tiếp viện và vận tải qua sông. Vừa tới bến sông, trong bóng tối nhập nhoạng bóng những người lính chiến khiêng  những chiếc cáng tiến lại bến sông. Chỉ nhìn nét mặt họ tôi hiểu cuộc chiến đấu hôm nay đã diễn ra ác liệt hơn thường ngày. Từ rìa cao của bờ sông, hai người lính bị thương được dìu từ từ tiến đến xuồng. Họ dừng lại, nén đau chờ để cáng thương  xuống trước. Qua ánh sáng mờ mờ, tôi nhận ra Hùng – nhóm trưởng bộ binh - đang chuyển chiếc cáng thứ hai xuống.
 Lính bị thương hay hy sinh. Tôi hỏi khẽ.
-       Hy sinh rồi – người lính còn lại của chốt Bãi mít hôm qua đấy. Anh ấy đã chiến đấu ở hướng tấn công chính diện, chống lại một trung đội địch. Lúc bị thương nặng ra hiệu muốn nhắn lại cho em điều gì nhưng em không thể đến được – địch đang tấn công. Hùng nói nghèn nghẹn, môi bặm lại.
     Chúng tôi yên lặng, nhấn sâu mái chèo đưa thuyền gấp qua sông. Chỉ nghe thấy tiếng nước vỗ mạnh vào mạn xuồng chìm lấp đi trong tiếng pháo nổ. Một nỗi buồn mênh mang trào dâng thấm sâu tận đáy lòng trong từng người lính, trong đầu tôi đang vấn vương “  Người lính ấy đã muốn nhắn điều gì ? “
     Thuyền cập bờ, những chiếc cáng được chuyển đi. Tôi như người bị hút hồn chạy lao theo dừng chiếc cáng của người lính ấy. Kéo chiếc tăng che khuôn mặt người lính đã hy sinh. Đôi mắt đã nhắm lại- anh ấy đã thanh thản ra đi, nhưng đôi môi vẫn vẫn đang khép hờ như còn lời muốn nhắn nhủ .
     Nhóm vận tải cúi người nâng cáng lên đi về phía đường mòn. Tôi cúi người, lặng yên. Tiếng gió thổi qua đám cỏ lao xao nghe như lời của người lính “ Các anh hãy giữ chốt bãi mít “. Tôi bặm môi, gìm nén mình trong khắc khoải. Không ai trong chúng tôi  biết được lời nhắn nhủ của người lính ấy, còn tên của người lính nữa -  tôi vẫn chưa  biết .
     Những trận đánh bảo vệ các chốt ven sông ở Tích tường – Như lệ diễn ra khốc liệt trong những  tháng ngày cuối năm 72 và tháng đầu 73.  Đơn vị  của chúng tôi đã bảo vệ được những cứ điểm bên sông đối diện với làng Tích tường cho đến ngày ký kết hiệp định hòa bình 1/1973.
      Chúng tôi về thăm lại Quảng trị vào tháng 5 – kỷ niệm ngày giải phóng .
Rẽ vào nghĩa trang liệt sỹ, thắp nén hương, cúi mình tưởng nhớ những người đã ngã xuống nơi đây. Rất nhiều ngôi mộ vô danh. Theo làn khói hương đang lan tỏa, hình bóng người lính năm xưa dẫn đầu đoàn quân xuyên qua màn đêm tiến về Bãi mít như đang hiện về - “ Em sẽ dẫn các anh  triển khai chiến đấu trên chốt này - Nhất định không thể để địch chiếm được chốt ”.
Dòng sông Thạch hãn vẫn chậm chậm chảy uốn mình qua  doi cát ấy, ánh nắng đầu hè chiếu những tia nắng vàng xuống mặt sông theo làn gió thổi, ánh lên tia sáng nhảy nhót như đang cười . Gió từ dưới sông thổi lên bãi, những cành lá rung trong gió như  bàn tay vẫy chào người lính trở về với đất mẹ và  làn gió còn mang  theo những lời thì thầm của người lính mà ta còn chưa  biết - chỉ có thể  suy ngẫm mà thôi.
                                                                         
                                                                                           -----  5/ 2011 -----
                
*Tăng : Tấm ni lông dày trang bị cho từng người lính làm mái che, khoác che mưa hoặc làm phao  để vượt sông v.v…. 





                                                                     

TRI ÂN ANH HÙNG - LIỆT SỸ

     Những người lính trong trận chiến tại Quảng trị 1972 đã nghe, đã nhìn, đã chứng kiến những con người, những hành động anh hùng  diễn ra thầm lặng và nghĩ rằng đó là điều rất bình thường. Nhiều người trong số họ đã nằm lại trên mảnh đất này và đã chôn sâu những điều mình đã thấy. Với số mệnh hay là sự may mắn tôi còn có mặt ở đây để nói lại, viết lại sự kiện về người anh hùng đó từ  ký ức. 


NGƯỜI LÍNH Ở CHỐT BÃI MÍT – TÍCH TƯỜNG

                                                                                                     NGUYỄN HỮU LUÂN

      Bến vượt Tích tường mở đầu cho đợt tham chiến thứ 2 của tiểu đội tôi  tại mặt trận Quảng trị ( các nhiệm vụ phối thuộc thực hiện ở cứ trung đoàn, tôi không  cho là tham chiến). Không có những trận đánh lớn như chiến dịch bảo vệ thành cổ nhưng những trận chiến tại các chốt vẫn diễn ra dai dẳng ngày đêm trên toàn tuyến phòng thủ dọc theo sông Thạch hãn.
     Tiểu đội đóng quân gần bến vượt, trên cánh đồng ven sông với những bụi cây mọc lúp súp. Những chiếc hầm chữ  A được nối với nhau bằng đoạn  chiến hào sâu ngang ngực đủ để  che chắn đạn pháo –  dấu máy bay trinh sát và thuận tiện khi chiến đấu. Ở  hầm lâu rồi cũng thấy quen, nó ấm cúng  như ngôi nhà. Tươm hơn nếu hầm nào mà lính kiếm được chiếc chiếu ni lông trải ra thì  vừa chống được ẩm,  nhìn  vào thấy sạch sẽ, tinh tươm như ở nhà vậy .
     Mấy hôm nay mưa rơi rả rích. Những cơn mưa báo cho chúng tôi đợt gió mùi đông Bắc đang tràn về. Lính chiến chỉ có hai bộ quân phục ka ki, rét thì tự khắc phục vậy. Cắt cái tăng rách làm 4 mảnh để lính khoác chống mưa, mới chỉ che được nửa người. Qua sông vài chuyến ai nấy rét run, hai tay cóng co quắp, răng gõ vào nhau lập cập. Rét quá, đêm ở sông về,  rít hơi thuốc lào để xua cái lạnh  đã ngấm vào tận trong ruột. Bắn một hơi dài thuốc lào Độc lập, say đã đời luôn, thấy mình bay lơ lửng đâu đó chứ không phải đang trong hầm. Chẳng còn nghe thấy tiếng bom – pháo và mùi khét của chiến tranh nữa.
Đối diện với bom- pháo như cơm bữa cũng thấy quen rồi, còn mưa rét làm cho trận chiến thêm vị gian khó. Một cậu lính của tiểu đội bị ốm- Sốt nằm liệt ở hầm. Thế cũng chưa là gì so với lính trên chốt bên sông, bất kể là bị thương hay đau ốm thì đến đêm mới chuyển ra cứ được.
     Chiều nay trời đã hửng, mặt trời lấp ló sau đám mây và những tia nắng chiều cũng làm cho không khí ấm áp trở lại. Không như mọi ngày, không thấy bóng dáng chiếc VO10 lượn trinh sát trên sông lúc chiều muộn.
Trời chưa tối, tôi kêu lính tiểu đội đi kiểm tra bến và chuẩn bị xuồng sẵn sàng vượt sông tối nay. Để xuống được sông phải qua một điểm chốt bộ binh đặt sát bờ, nơi con đường mòn nhỏ dẫn ra sông che lấp bởi cỏ gianh cao ngang người. Sau trận tập kích của địch vào Nham biều, việc phòng thủ được tăng cường. Dọc bờ Bắc đối diện làng Tích tường đã chăng dây thép gai và cài mìn chống địch đột kích. Lính được thông báo, chỉ đi lại trong khu vực của mình để tránh dẫm phải mìn.
     Từ cứ tiểu đội, tôi ra thẳng bên vượt. Che người trong đám cỏ gianh ngắm nhìn dòng sông và phía bờ đối diện. Bên kia có doi cát nhô ra đẩy dòng nước xô sang nơi tôi đứng. Mùa này nước sông xanh, chảy chầm chậm, thỉnh thoảng gợn sóng lăn tăn khi gió thổi. Doi cát kéo dài theo dòng chảy từ thôn Thượng phước xuống Nham biều, phía bờ Nam từ làng Như lệ rồi đến Tích tường. Những tên làng đầy gợi cảm – “ Nếu không có chiến tranh, cuộc sống nơi đây thanh bình biết bao”- tôi thầm nghĩ. Cuộc chiến đã tàn phá nhiều ngôi nhà, dân làng đã di tản hết không còn ai ở lại. Doi cát bên sông với hàng mít mọc tự nhiên, những cây mít cổ thụ vươn cao giờ chỉ trơ cành, có cây còn bật cả gốc trìa ra bộ rễ sù sì bởi bom pháo địch.
     Bãi mít do một đơn vị khác chốt giữ, nghe nói được bổ xung từ chiến trường C sang. Từ bên này nhìn sang tôi thấy mờ mờ những cửa hầm nhỏ hướng ra phía sông nhưng không thấy bóng dáng người lính nào.



    
   BÃI  TÍCH TƯỜNG – Nơi trận chiến  ác liệt bên sông Thạch hãn  cuối 1972 – 1973                                             (  Chụp từ bờ Bắc 2011  )

    Tiểu đoàn 6 bộ binh đang chốt giữ bên bờ Bắc , được lệnh chiếm giữ một số điểm chốt bờ nam liên kết với chốt “ bãi mít “ để tăng cường khả năng phòng thủ. Trận chiến  vẫn ác liệt ngày đêm trên dải đất ven sông này.
      Chiều đang xuống trên sông, không gian khá yên ắng. Không nghe thấy tiếng ù-ù quấy rối của máy bay trinh sát, thỉng thoảng mới vọng lại tiếng pháo nổ cầm canh phía xa. Đưa mắt nhìn, quan sát làng Tích tường ở xa đến khi quay lại đoạn bên vượt tôi giật mình khi thấy giữa sông một khối di động tiến về phiá tôi đang đứng. Nhìn kỹ, một cái đầu đội mũ tai bèo đang lại gần.  - Quân ta - nhưng sao lại bơi qua sông lúc này ? ”. Vừa nghĩ  tôi vừa chuyển súng sang tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Chiều chưa tối nên đã nhìn rõ hơn người đang bơi trên sông, một lính  vai trần đang bơi hướng đến bến vượt. Lùi lại theo con đường mòn nằm lọt giữa đám cỏ tranh, tôi chăm chú theo dõi chờ đợi.
  -   “ Đứng lại, giơ tay lên” tôi quát khi người lính vừa đặt chân lên đầu con đường mòn. “ Em là lính F X12 đây, chúng em chốt ở bên kia sông ” – người lính đáp. Hai tay không có súng giơ cao lên khỏi đầu, rồi đứng nép vào bụi cỏ gianh ngay rìa sông.
Những giọt nước vẫn đang chảy dài, nhỏ từ trên vai, ngực  trên làn da đen sạm  của  một người cao, rắn chắc.  Tôi nhìn vào khuôn mặt có phần hốc hác với đôi mắt thiếu ngủ, phờ phạc. Người lính trong lúc nhìn tôi vẫn đảo mắt xung quanh như muốn ghi lạị đoạn đường mòn dẫn lên  điểm chốt chiến đấu phía trên.
-  “ Em vượt sông để xin tiếp tế lương thực cho đơn vị, em sẽ trình bày với các anh.
Tôi kêu lính của tiểu đội ra báo với chốt bộ binh rồi dẫn cậu ta xuống đoạn hào tránh pháo.
-       “ Em là lính chốt ở bãi mít, thuộc đơn vị X12 “ vừa nói cậu vừa chìa ra một băng vải có ghi phiên hiệu đơn vị cho tôi xem, rồi lại nói tiếp. “  Chúng em bị đói vì không nhận được tiếp tế. Đại đôi của em chiến đấu nhiều ngày, hy sinh và bị thương nên quân số hao hụt, hiện chỉ còn 3 lính và 1 chỉ huy mới được đề bạt .    Chúng em vẫn cố thủ ở chốt này, nhưng mấy ngày nay không giao chiến. Ban ngày tất cả phải trực chiến, đêm xuống 3 lính chúng em phải thay nhau trực để có thời gian nghỉ. Đêm qua, khi đi kiểm tra thấy có ca bỏ trực, chỉ huy đã quát chúng em .  Em đề nghị chỉ huy phải cùng chúng em trực đêm thì anh ta đã quát nạt, đe dọa rằng ai bỏ trực sẽ bị bắn.
     Chúng em muốn qua sông  nhờ các anh giúp đỡ nhưng không dám đi đêm vì không biết           đường và sợ dẫm phải mìn. Trưa nay bọn em bàn nhau, cử em vượt sông để xin tiếp tế         mới trụ lại chốt được. Chúng em cần lương thực và vật dụng cần thiết”. Người lính nói với        đôi mắt hoe đỏ.

     Lắng nghe với đôi chút hoài nghi – Sao lại  như thế ? – tôi nghĩ. Đành rằng các chốt bờ Nam phải quyết tử chiến đấu nhưng đêm xuống đều có bộ phận qua sông tiếp vận cho chốt, - có thể  đã bị đứt liên lạc với cứ chăng ? .

                                                                 ( Còn  tiếp  )

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

THÁNG BẢY TRI ÂN ĐỒNG ĐỘI

THÁNG BẢY LÀ THÁNG ĐỒNG ĐỘI

   Vừa rồi là cuộc thăm viếng 4 gia đình Liệt sỹ K6 Cơ Điện hiện ở Hà nội mà chúng tôi biết được.
Ngoài ra Chúng tôi cũng đã tìm đến được nhà của Trần Bá Thách K5-K6B ở Thụy Lương -Thái thụy -Thái Bình .Thách nhập ngũ 1-72 cùng Tôi cùng vòa Quảng trị của E88. Thách hy sinh ngày 8-9 trên đồi La vang hay Gia long , Tôi biết tin này khi ra viện và trở về đơn vị . Hiện mộ của Thách nằm trong khu Thái Bình của nghĩa trang Quốc gia đường Chín  Do cách trở xa xôi nên chúng tôi không về thăm viếng Thách dịp này được.Mà nhờ en ruột Thách là Cảnh thắp nhang giúp.
  Người Liệt sỹ K6 thứ 2 chúng tôi tìm được đến nhà là Nguyễn văn Hóa K6B.Hóa nhập ngũ 9-71 vào Tây nguyên.Anh Thân như Ngôn K4 là người chứng kiến tư thế hy sinh của Hóa khi quân ta đang tấn công căn cứ của địch.Mộ của Hóa hiện trong nghiã trang Gia Lai gần BTL QĐ Ba.Gia đình Hóa cũng chuẩn bị đưa di cốt của hóa về quê xã Đức Lý -Lý Nhân-Hà Nam.Dịp ấy chắc chắn chúng ta phải có mặt ,rất mong các em của Hóa sớm hoàn thành việc này.
 Liệt sỹ K6 còn nhiều lắm như mới đây em gái Tiến Đồng mới cho niết một số thông tin.còn Long-Trung -Thường -Trang ...K6I rồi Đới sỹ Liêu K6A

Đền thờ Liệt sỹ E88 ở tân Cương

NƯỚC MẮT VỊ XUYÊN


                                         NƯỚC MẮT VỊ XUYÊN

 

NgườiHòngai

Xin gửi tới bạn đọc một bài viết trên trang mạng về những người lính đã hy sinh trong chiến đấu chống quân xâm lược Trung quốc cách đây 30 năm.

 

Nước mắt Vị Xuyên      

Vị Xuyên chìm trong mưa, những người lính sư đoàn 356 đứng khóc nhìn về phía đồng đội đang nằm giữa sỏi đá, bom mìn trên đường biên...

Hồi ức trên “đồi thịt băm” 

Những người lính già từng xông pha chiến trận, quân phục sờn vai đứng nhìn núi mà khóc. 30 năm, “đồi thịt băm” mãi mãi như một vết thương không thể liền da, chỉ cần chạm đến là nhức nhối. Đây là cái tên lính đặt cho cao điểm 772, nơi gần 500 người lính của sư đoàn 356 ngã xuống trong trận đánh ngày 12/7/1984.

Đối với cựu quân nhân Trần Quốc Sơn, đây là lần đầu tiên quay lại chiến trường. 30 năm trước, chàng trai Hà Nội này rời ghế nhà trường, trải qua khóa huấn luyện ngắn để lên chiến trường Vị Xuyên. Ít ai nghĩ chiến tranh khốc liệt đến thế, người người cứ ngã xuống trước đạn pháo của quân thù. 

“Tất cả hỏa lực mạnh của địch bắn tới tấp. Chỉ sau một giờ nổ súng, tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó của chúng tôi hi sinh. Người sống dìu người bị thương, người khỏe bê người hi sinh. Chúng tôi rút về phía sau khi chỉ còn rất ít người. Phần lớn anh em nằm lại và chẳng bao giờ có thể về nhà được nữa” - cựu quân nhân Trần Quốc Sơn khóc nấc.

Không phải lính sư đoàn 356, ông Phạm Văn Gia là cựu chiến binh ở Tây Trường Sơn. Nhưng nỗi ám ảnh của quá khứ khiến người lính già cầm máy ảnh đi chụp các nghĩa trang dọc đất nước. “Mình có con rồi mới thấy tiếc xương máu. Những người nằm lại ở đây mới mười tám, đôi mươi thôi” - ông Gia không giấu nổi giọt nước mắt. 

Những người lính sư đoàn 356 bên cạnh bổ sung: “Có cậu hi sinh lúc mới 17 tuổi thôi”. Rồi tất cả níu vai nhau khóc. Không một người lính nào biết sư đoàn 356 cho đến ngày giải thể còn bao nhiêu người còn sống. “Lính hi sinh trên mặt trận thì ở dưới lại bổ sung lên. Chúng tôi đếm được người chết chứ cũng không thể đếm được người sống” - cựu quân nhân Nguyễn Văn Kim nói.

“Không chỉ ở các cao điểm, những đồng đội hi sinh nằm bên đất Trung Quốc còn rất nhiều. Sau trận chiến ngày 12/7, Trung Quốc không cho mình sang mang thi thể đồng đội về. Sau 3-4 ngày, họ dùng xe ben chất đầy thi thể rồi đổ xuống hố đốt cháy và lấp lại. Phần hố chôn lính Việt Nam họ đổ bêtông lên và san phẳng. 

Bao nhiêu năm nay, chúng tôi chỉ mong bằng cách này hay cách khác, có thể mang cả xương cốt hay đất đá nơi lính Việt Nam nằm để chôn bên cạnh đồng đội” - cựu quân nhân Đỗ Quang Huy rưng rưng. “Người lính chiến đấu dẫu có trận thất bại, cũng có trận lập chiến công. Chỉ mong Tổ quốc một lần nhắc tên họ công khai” - ông Huy bày tỏ.

Về đây đồng đội ơi!
 30 năm mong mỏi đưa đồng đội về nhưng ước vọng vẫn chỉ là ước vọng. Hàng trăm liệt sĩ vẫn nằm lại rải rác trên các chóp núi, sườn đồi. Để an ủi linh hồn những đồng đội không thể trở về, những người lính sư đoàn 356 tự đóng góp để xây một đài hương tưởng niệm trên cao điểm 468. Họ mang những gói thuốc lào Hàng Gà, những bộ quân phục giấy xanh màu lá... lên cho đồng đội. Họ gửi gắm những người dân địa phương mỗi lần đi ngang qua đốt cho đồng đội vài điếu thuốc. 

Trước ngày kỷ niệm 12/7, họ đến đó, ôm đàn guitar hát cho đồng đội nghe: “Hãy về đồng đội ơi, còn nằm khe đá hay thung sâu/ Về đây có nhau như nguyện ước chiến hào, được hòa cùng bầy trẻ thơ bên sông Lo hát yên bình, quân dân nồng ấm nghĩa tình/ Hãy về đồng đội ơi, người lính chiến mãi đôi mươi/ Về đây điếu thuốc lào, ấm chè chốt, hồn nhiên nụ cười/ Bạn bè, đồng đội, người thân ôm nhau nước mắt chan hòa/ Biên cương hình bóng quênhà”.

Những người lính già khóc theo từng lời hát. Cô văn công sư đoàn Kim Thanh, giờ là bà ngoại, cũng khóc, kể cả vào buổi tập bài hát. “Ngày đó các anh trẻ lắm, ngây thơ, trong sáng. Có ai ngờ buổi sáng vừa hát cho họ nghe, buổi chiều họ đã nằm xuống” - bà Kim Thanh chia sẻ.

Buổi trưa trước ngày giỗ, trên cao điểm 468, những lời hát với tro tàn cứ vấn vít trên những cành cây và bay về phía núi. Phía bên kia là “đồi thịt băm” 772, là cao điểm 685 và xa hơn là 1509. “Đồng đội đã nghe thấy và đã về đấy” - nhạc sĩ Trương Quý Hải, một người lính của sư đoàn 356, nói. Và sau câu hát, sau đám tro tàn bay là cơn mưa ngút trời Vị Xuyên. 30 năm nay, cứ tháng 7 trời Vị Xuyên luôn tầm tã như thế...
            

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

CHIẾC CUP CUỘC ĐỜI

Trần Thanh Tuân
(tiếp theo)
    II. Trận chiến thành Nam và nỗi lòng người con gái Huế
                                                                                                         Trần Thanh Tuân
Vòng vo mãi mới thoát ra được xa lộ, điện thoại í ới làm Quang sốt ruột nhấn ga.Chiếc Honda CIVIC còn mới nên lướt êm như ru.Có lúc mình thấy đồng hồ nhảy 120km/h. Lão ông 60 phi như bay.Cũng thấy phê phê! Kinh nghiệm đầy mình rồi, nên không đề nghị giảm tốc độ, vì càng bảo giảm nó sẽ càng tăng cho mà run. Chỉ vu vơ đọc mấy cái biển báo và chê đường xuống cấp nhanh. Quang tủm tỉm cười, cho xe chạy từ từ lại để cho thằng ngồi bên bớt sợ còn ngắm vờ những địa danh thân quen ngày xưa.

Một rừng cây bạn bè.

NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27-7 SẮP ĐẾN

Mỗi năm một lần, cái ngày 27/7 lại ồn ào những kỉ niệm những cảm súc về một thời bom đạn, một thời khổ đau, một thời hào hùng. Với rất nhiều người mỗi năm không chỉ một ngày. Bởi lẽ cái khổ đau, cái hào hùng ấy là quá lớn. Quá lớn cho một đời người và quá lớn cho cả một đân tộc.
Xin được đăng lên đây những hình ảnh về Nghĩa Trang Liệt Sỹ trên mọi vùng đất nước để cùng nhau tưởng nhớ đến các Anh Linh các anh hùng đã ngã xuống vì Dân Tộc.
BBT có một đề nghị:
- Ai có được những bức ảnh về nghĩa trang liệt sỹ xin gửi qua Email của Quang (phungvanquang.epu@gmail.com) để BBT đăng tiếp. Hoặc đăng trực tiếp được càng tốt. Chỗ anh Đào Việt Dũng có rất nhiều.
- Hãy tích cực viết bài "còm" với tình cảm chân thật của mình nhé.

Đài tưởng niệm các anh hùng Liệt Sĩ Tình Nam Định

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

CÔ GIÁO PHƯỚC

  V.Sinh   
    Này, ra đây anh bảo, em cứu thằng Khánh (K10I), nếu không nó tăng ka mất. Tối nay em phải vào nhà CÔ GIÁO PHƯỚC xin cô nâng điểm môn sức bền cho thằng Khánh, nửa môn sức bền nó cũng đi đứt.
     Một hôm, trong giờ nghỉ giữa tiết học của môn sức bền, hôm nay bị kéo dài nhiều hơn, cô Phước hỏi chuyên tôi, Em quê ở đâu nhỉ, dạ em quê ở Kim Thành, Hải Dương . Thế là cô và em cùng đồng hương Hải Dương . Nhà cô ở khu tập thể gia đình giáo viên  trên đường vào khu địa đạo, hôm nào chủ nhật em vào chơi nhé . Bây giờ ta vào học thôi.

Thấp thoáng những dãy nhà A ba tầng ngày ấy

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

TRI ÂN LIỆT SỸ CƠ ĐIỆN

THÁNG BẢY LÀ THÁNG ĐỒNG ĐỘI P1

 LIỆT SỸ K6MA ĐẶNG VĂN KHANH

 Trong một lần tôi cùng H Tú  đi thăm các nhà liệt sỹ ở Hà nội mtus bảo có một liệt sỹ K7 ở Thịnh Liệt.tôi nói luôn với Tú đến luôn xem là ai .Khi vào nhà cậu em của Khanh đang thờ cúng tôi vẫn chưa nhận ra .Khi tôi hỏi chú Dung là em liền kề thì chú Dung nói : Anh Khanh em học K6MA còn hòm thư vẫn giữ đây . Tôi giật mình sao lại thế nhỉ ?.
 Hỏi tiếp hóa ra Khanh với Tôi học cung khối 10 của Phổ thông Việt Ba B..Khanh là dân Thịnh Liệt gốc học 10A.Còn tôi -H Tú -T Quang và bạn Dư nữ học 10B..Năm đó thi vào đại học Cơ Điện  Lớp A có mỗi Khanh còn lớp B cả Tôi -Tú- Quang và Dư nữ đều đỗ .Nhưng Dư là gái nên xin chuyển về ĐH Ngoại ngữ khoa Pháp.
Tháng 8-1971,Khoá 6 có đợt nhập ngũ đầu tiên .Tôi cũng lên tập trung nhưng được hoãn. Khanh về nghỉ phép thì ở nhà đón tin dữ là anh trai cả nhập ngũ 1969 báo tẻ hy sinh tại Laqof trong chiến dich đường 9 -Nam Lào.Vậy mà Khanh vẫn dấu gia đình lên trường dấu luôn cả nhà trường nhập ngũ đi trả thù cho anh trai.
Sau mấy tháng huấn luyện ở D46  Khanh đi B vào E 52  của QK5 chiến đấu ở Quảng ngãi cùng H Thắng ,Văn Toàn ,Trọng Hoạch v ,v .Đầu năm 1972 Khanh đã hy sinh trước cả Toàn lớp B.Ngày giỗ của Khanh là 20-4 âm .Thế là gần 10 năm nay chúng tôi mới biết là Khanh K6MA hy sinh .Cũng từ đó năm nào dịp 27-7 chúng tôi cũng cử người đến nhà Khanh thăm viếng và hương khói cho đồng đội,Cũng từ đó địa chỉ 254 ngách 171 đường Giap Nhị -P Thịnh Liệt- Q Hoàng Mai thân thuộc với K6.Các chú em của Khanh vẫn mời chúng tôi về dự ngày giỗ của Khanh.Chú Dung mới lấy vợ (muộn lắm ) 4 năm trước Tôi ,anh Quỳ và Liệu có về dự.nay chú Dung đã có 2 cháu trai rồi .Thế là hai ông anh Liệt sỹ mất sớm đã phù hộ cho chú Dung  có 2 con trái trở thành đích tôn của dòng họ.



Hội trưởng Thanh đặt lẽ và thắp hương


Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

TRIẾT LÝ TỪ MỘT VỤ CƯỚP

Quang K8 (Sưu tầm)
Nhân thể xin các bạn đọc mẩu chuyện sưu tầm này, nó không chỉ để thư giãn mà nó còn làm sáng tỏ cho mấy bài viết vừa rồi - BBT.
- Trong vụ cướp nhà băng được cho là ở Quảng Châu - Trung Quốc, một tên cướp hét lên: 
"Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về Nhà nước, còn mạng sống thuộc về các người". 
Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống.
Điều này được gọi là: "Cách thức khai tâm - Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn".



Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

CAY ĐẮNG

      V. Sinh
-    Cháu chào cô!
-     Vào trong nhà đi cháu, trời mưa to thế này cháu cũng đi cơ à.
-     Vâng, nghe tin chú ốm cháu lên thăm chú.
-     Chú đỡ rồi, bệnh tiểu đường lâu năm như vậy đó cháu ơi. Thế nào, vợ con cháu có khỏe không?
-     Cảm ơn cô cả nhà cháu bình thường .
-     Thế thằng cháu ngoai nó mấy tuổi rồi ?
-      Dạ, cháu năm nay lên lớp hai.

Đâu là thiện, đâu là ác???

ĐÔI ĐIỀU VỀ SỐNG HAI MẶT

                                     ĐÔI ĐIỀU VỀ SỐNG HAI MẶT

NgườiHòngai
Ai là người không sống hai mặt? Nhiều lắm, chỉ là mức độ đến đâu và mục đích sống hai mặt là gì? Vì quyền lợi ích kỷ của một cá nhân hay một nhóm người? Vì sự tồn tại của một gia đình hay xa hơn là một quốc gia? 

Mình nhớ cuối những năm 80 tràn trên các mặt báo những bức xúc về chính sách nhà ở, người có đóng góp như đại tá gia đình 5 người con ở gian 16m2 trong khi đại úy trẻ hậu cần ở nhà rộng mấy chục m2, người dăm ba nhà đóng cửa để không trong khi hai vợ chồng không kiếm đâu ra nơi ở…Rồi một chính sách thanh lý nhà ở xóa sạch mọi ý kiến, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động làm họ an tâm, ổn định với gian nhà gia đình mình sống gắn bó đã mấy chục năm…nhưng cũng đã hợp thức hóa cho một số cán bộ  chuyển đổi cơ quan mà mỗi nơi là một căn hộ đẹp. Một quyết định cấm…đã biến những lô hàng riêng của một nhóm thành hàng độc, một vốn bốn lời…


Sự biến màu của một chùm hoa, tùy thuộc vào ánh sáng mặt trời!?



Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

CHIẾC CUP CUỘC ĐỜI


TrầnThanhTuân

Mượn tạm World Cup 2014 cuả nhà Trời làm lí do,
Quàng tay vào blog lấy thêm sức để quậy cho náo loạn “ sântrường“.
Thế là đi.
Bóng lăn con tim thổn thức,
Mình về với bạn thổn thức nhiều hơn.
Here we go! Ale, ale, ale !Go gogo ! Ale, ale, ale
Và đây, chuyện chiếc cup cuộc đời của TV. Lăn theo trái bóng, lăn theo thời gian những ngày hè sôi động và lăn theo tình bạn Cơ Điện

                                                              ***
 I.Chuyện Thành Vinh
Dắt xe bị xịt lốpvào bên đường để nhờ bác thợ ngồi góc ngã tư bơm. Thắng K14MA  giật nảy mình khi nhìn thấy bác thợ vá xe.
-  Em chào thầy !
Bác thợ kéo cái khẩu trang ra
- Ơ, chào anh !
- Em là Thắng  K14 đây ạ, thầy quên em rồi à ?
- Ờ, ờ quên làm sao được.
Thắng gặp Trần Văn Em giữa tp Vinh như vậy. Ngỡ ngàng, mừng tủi tình thầy trò.
Thắng lúc đó là Giám đốc Nhà máy cơ khí Vinh. Còn Trần Văn Em thì sau khi tốt nghiệp cùng  K9  đã ở lại trường dạy học hơn chục năm rồi chuyển về quê, cơ quan đó vừa giải thể vì làm ăn thua lỗ. Thời buổi khó khăn, doanh nghiệp rã đám nhiều quá, xin việc là cả một vấn đề nan giải. Mấy tháng nay Em liều mình đi vá lốp sửa xe cứu vớt bữa cơm cho vợ con.
Một tuần sau giữa phòng Kĩ thuật Nhà máy Cơ khí Vinh. Giám đốc Thắng: Trân trọng giới thiệu với toàn thể anh chị em - Trưởng phòng Kĩ thuật mới của nhà máy ta là anh Trần Văn Em, thầy dạy tôi ở Đại học. Mọi người ầm ầm vỗ tay với ánh mắt kính nể.
***

Mở đầu cho chuyến du đấu World cup 2014 của tôi về Vinh là chuyện vui như vậy. Thành phố miền trung đang mùa gió chướng, thế mà tình người còn nóng hơn cả trời đất.



Hàng đứng (trái qua) : Thắng K14; Thăng K16; Tuấn K10IB; Ninh K17; Cương K16; Cách K9IB.
Hàng ngồi (trái qua): Cảnh K5-K9IB; Hùng K15MA; Khang con; TV;  NhiễuK19MB; Em k9MB.
Ảnh chụp không nét vì chụp bằng đt của TV.

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

ẢNH HOA Ở LÀNG PHÚ GIA -PHÚ THƯƠNG.



Hôm thứ hai lại lên Phú gia đón cháu đưa đu học .Tôi lại có dịp ea sân dình ngắm hoa .Ở đây có hồ sen có hoa đất khoe sắc ,Rồi đi đến đình Nhật tân thấy cây đại đỏ thắm mà mê,tiếc rằng cuối mùa nên chưa hài lòng lắm . tôi  chụp lại cũng góp vui với mọi người




Thêm chú thích



MÙA SEN

Quang K8
Mặc dù mùa sen đã đi qua, nhưng cái thoang thoảng thơm hương của những li trà sen, và cái mát bổ của những bát chè sen vẫn gợi cho ta nhớ về sen. Sen đâm búp, sen ra nụ, sen xòe hoa rồi sen kết đài, kết trái. Khi tươi xanh, khi phớt hồng, khi thắm đậm, ngay cả khi nhạt tàn, dáng sen lúc nào cũng đẹp cũng xuân cũng tình tứ. Sen không chỉ mang đẹp cho đời mà sen còn là niềm khao khát chay tịnh để cuộc đời hướng tới.
Một số ảnh về sen được chụp vào đầu tháng 7 tại đầm sen Xuân Đỉnh Từ Liêm Hà Nôi. Lúc ấy mùa sen cũng đã đi về cuối.

Although the lotus season has passed, but the slight scent of lotus tea cup and the cooling, the nutritious soup reminder us of the lotus flower. Lotus sprouting the bud, budding flower, blooming flower and take fruit. When fresh green, when pink, even if blighted, but Lotus always has beautiful form, spring color and also romantic. Sen not only giving the beauty to life that lotus is also a icon  longing toward the fasted life.


Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

HAI BỘ MẶT

V. Sinh   
Hắn chậm chạp bước vào nhà, vợ hắn hỏi, hắn không trả lời . Hắn ngồi phịch xuống ghế, hắn thở dài não nuột, tái tê!
 Mình ơi vào ăn cơm đi, mình về muộn các con ăn xong đi học bài cả rồi . Chỉ còn em chờ mình thôi, ăn đi mình kẻo nguội hết thức ăn. Hắn ăn, hắn không nói năng gì cả, Mọi ngày hắn ăn cơm nói chuyện rất vui cùng cả nhà . Hắn đang nghĩ, đầu hắn đang đảo lộn lên tất cả, hắn cố quên đi nhưng ngay lúc này đây, trong đầu hắn vẫn văng vẳng tiếng nói của sếp: ”Anh nói cho chú mày biết, cấp trên đang xem xét cái BỘ MẶT của chú . Chú chưa thể làm lãnh đạo được. Làm lãnh đạo phải có HAI BỘ MẶT! Một BỘ MẶT thật, một BỘ MẶT giả. Ở cơ quan đã đành, về nhà chú mày cũng phải có HAI BỘ MẶT.  Chú mày không biết nói dối vợ con, lừa gạt vợ con, kích bác sỏ xiên vợ con. Ngay cả với bạn chú mày cũng phải biết nói đểu, phải biết dựng chuyện. Bao giờ làm được như thế, chú mày mới làm được lãnh đạo…”


Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

BỐ MẸ PHU HỒ, CON ĐOẠT HCV OLIMPIC TOÁN QUỐC TẾ.

TUÂN VỊT
Mình vừa đọc bài này xúc động quá share lên các bạn cùng đọc nhé.
Ngày đưa con vào lớp 10 chuyên Khoa học tự nhiên ở Hà Nội, vợ chồng anh Hòa cũng khăn gói rời làng quê, lang bạt thủ đô làm thuê nuôi con.
5h sáng 14/7, gia đình của Nguyễn Thế Hoàn (lớp 11, THPT chuyên Khoa học tự nhiên, ĐH Khoa học tự nhiên) háo hức bắt xe lên sân bay đón nam sinh trở về sau kỳ thi Olympic Toán quốc tế (IMO) 2014. Người mẹ mặc chiếc sơ mi trắng cổ bèo, quần jean, dép quai hậu, tay cầm bó hoa, mắt không thôi hướng về cửa làm thủ tục. Gặp được con trai, chị Thạch ôm chầm lấy, mắt rớm lệ. "Con cái chăm ngoan, học giỏi là tài sản quý giá nhất của gia đình em...", người mẹ nói.
Hoàn sinh ra trong một gia đình thuần nông ở xã Hòa Bình, huyện Hưng Hà (Thái Bình). Ba sào ruộng cấy lúa quanh năm của cha mẹ chẳng đủ nuôi 4 miệng ăn chứ chưa nói đến việc đóng học phí, mua sắm đồ cho hai cậu con trai đang tuổi lớn.
Nguyễn Thế Hoàn (lớp 11, THPT chuyên Khoa học tự nhiên, ĐH QGHN) là một trong ba thí sinh của đoàn Việt Nam đoạt HCV Olympic Toán quốc tế 2014.
Thi vào THPT, Hoàn đỗ liền ba trường chuyên Sư phạm Hà Nội, Khoa học tự nhiên và chuyên Thái Bình. Ước mơ là được học tại ngôi trường của nhiều anh chị đạt giải cao thi Olympic quốc tế như Lê Hùng Việt Bảo, Ngô Đăng Tuấn…, Hoàn xin bố mẹ cho lên Hà Nội học.
"Lúc đó con bảo, lên Hà Nội học cũng chỉ ăn từng ấy gạo thôi. THPT chuyên Khoa học tự nhiên lại là ước mơ từ lâu của cháu, thương Hoàn và mong con được học hành tiến tới, tôi cùng chồng quyết định lên Hà Nội làm thuê", chị Nguyễn Thị Thạch (38 tuổi), mẹ em Hoàn nói.


họ vẫn ra công trường luôn chân luôn tay đảo vữa, bê đồ

VẪN LÀ THÁI BÌNH


Tuy không phải là nơi "sinh nhau cắt rốn" nhưng Thái Bình với Quang cũng là vùng đất thân thương với nhiều kỉ niệm thời thơ trẻ, đặc biết trong cái tuổi đang yêu (Sweet love). Tuân biết rồi, trong lúc đi hay ngồi chơi tại đất Thái Bình, Quang đã nói với Tuân nhiều về điều này..
Hai tấm ảnh "Thái Bình toàn cảnh" Quang trèo lên nóc Hotel chụp lúc 6h sáng, khi ấy Tuân còn đang ngủ.
Còn đây tấm ảnh Tòa Giám Mục rất lớn đang được xây dựng đây,. Thú thật hôm qua đang làm thấy người mệt mệt nên phải cắt xén cho nhanh, có tuổi rồi, không phải cái gì cũng cố được đâu, ha, ha...



Và đây nữa, cũng là một kỉ niệm về Thái Bình đấy Tuân ơi!

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

THÁI BÌNH QUÊ HƯƠNG TUÂN VỊT HÔM NAY

Quang K8.
Cùng Tuân đạo chơi mấy tỉnh đồng bằng Bắc bộ, qua đất Thái Bình vừa quen, vừa lạ. Quen vì đây là quê hương của Tuân. Quen vì TP Thái Bình chỉ cách TP Nam Định có 17km, thời thanh niên tuần nào mình chẳng sang, khi thì công việc khi thì đi theo một bóng hồng huyền ảo nào đó. Ngày xưa có bài thơ về Thái Bình
Thái Bình có cái cầu Bo
Có nhà máy cháo, có lò đúc môi
Thái Bình là đất ăn chơi
Tay bị, tay gậy, khắp nơi tung hoành.
Đấy là ngày xưa, còn bây giờ thì sao. Thú thật đã nhiều năm không qua Thái Bình. Ngày trước phải đi phà, còn bây giờ, cây cầu Tân Đệ vừa to vừa đẹp, con đường 10 nối Thái Bình, Nam Định được nâng cấp, rộng thênh thang đã giúp cho việc đi lại quá thuận lợi. Và có lẽ cũng vì thế mà Thái bình đã thay đổi nhiều lắm.

Biểu tượng của cây cầu Tân Đệ dẫn từ Nam Định đi Thái Bình.
Hôm nay về lại Thái Bình
Dòng sông Trà Lý uốn mình thành thơ
Cầu Bo có tự bao giờ
Phố phường bừng sáng giấc mơ ngày nào
Tôi đi lòng thấy nao nao
Thái Bình ơi, vẫn dạt dào tình xưa

Thay đổi nhiều lắm, mời các bạn cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh ghi được trong chuyến đi vừa rồi về Thái Bình

TP Thái Bình trong sương sớm